Căn cước công dân gắn chip bị lỗi, phải làm gì?

bởi VanAnh
Căn cước công dân gắn chip bị lỗi, phải làm gì

Hiện nay, vấn đề về căn cước công dân gắn chip vẫn luôn được rất nhiều người quan tâm đến. Trong một số trường hợp, căn cước công dân gắn chip được cấp mới cho người dân bị sai thông tin hoặc bị lỗi. Vậy Căn cước công dân gắn chip bị lỗi, phải làm gì? Làm thế nào để điều chỉnh thông tin bị sai trên CCCD gắn chip? Hãy cùng LSX tìm hiểu nhé

Căn cứ pháp lý

Căn cước công dân gắn chip bị lỗi, phải làm gì?

Có hai trường hợp dẫn đến tình trạng căn cước công dân gắn chip bị lỗi chính tả, sai sót thông tin như sau:

– Trường hợp thứ nhất, sai thông tin, sai chính tả trên thẻ căn cước do người dân kê khai thông tin chưa chính xác.

Người dân cần mang căn cước công dân gắn chip đến cơ quan công an nơi tiếp nhận hồ sơ để làm thủ tục thu hồi và cấp đổi. Trong trường hợp này, người dân sẽ phải chịu lệ phí cấp đổi căn cước công dân theo Luật định.

 Trường hợp thứ hai, sai chính tả, in xấu, nhòe, không rõ nét do cơ quan công an.

Người dân mang căn cước công dân gắn chip đến cơ quan công an nơi tiếp nhận hồ sơ để làm thủ tục thu hồi và cấp đổi.

Trường hợp này, người dân sẽ được cấp đổi hoàn toàn miễn phí.

Trình tự cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân gắn chip như thế nào?

Theo Điều 11 Thông tư 59/2021/TT-BCA hướng dẫn về trình tự cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân như sau:

Điều 11. Trình tự cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân

  1. Công dân đến cơ quan Công an có thẩm quyền tiếp nhận đề nghị cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân nơi công dân thường trú, tạm trú để yêu cầu được cấp thẻ Căn cước công dân.
  2. Cán bộ Công an nơi tiếp nhận đề nghị cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân thu nhận thông tin công dân: Tìm kiếm thông tin công dân trong cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; lựa chọn loại cấp và mô tả đặc điểm nhân dạng; thu nhận vân tay; chụp ảnh chân dung; in phiếu thu nhận thông tin căn cước công dân, Phiếu thu thập thông tin dân cư (nếu có), Phiếu cập nhật, chỉnh sửa thông tin dân cư (nếu có) cho công dân kiểm tra, ký và ghi rõ họ tên; thu lệ phí theo quy định; cấp giấy hẹn trả kết quả giải quyết.
  3. Thu lại Chứng minh nhân dân, thẻ Căn cước công dân đang sử dụng trong trường hợp công dân làm thủ tục chuyển từ Chứng minh nhân dân sang thẻ Căn cước công dân, đổi thẻ Căn cước công dân.
  4. Tra cứu tàng thư căn cước công dân để xác minh thông tin công dân (nếu có).
  5. Xử lý, phê duyệt hồ sơ cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân.
  6. Trả thẻ Căn cước công dân và kết quả giải quyết cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân. Trường hợp công dân đăng ký trả thẻ Căn cước công dân đến địa chỉ theo yêu cầu thì cơ quan Công an lập danh sách, phối hợp với đơn vị thực hiện dịch vụ chuyển phát để thực hiện và công dân phải trả phí theo quy định.”
Căn cước công dân gắn chip bị lỗi, phải làm gì
Căn cước công dân gắn chip bị lỗi, phải làm gì?

Quét mã QR Căn cước công dân bị sai số CMND phải làm thế nào?

Trong trường hợp quét mã QR của thẻ Căn cước công dân nhưng không ra số Chứng minh nhân dân hoặc số Chứng minh nhân dân bị sai, người dân không cần thiết phải đi làm lại Căn cước mà có thể nhanh chóng khắc phục bằng cách:

  • Liên hệ với cơ quan Công an có thẩm quyền cấp Căn cước công dân để bổ sung, cập nhật thông tin.
  • Hoặc sử dụng giấy xác nhận số Chứng minh nhân dân:

Việc cấp giấy xác nhận số Chứng minh nhân dân được quy định tại khoản 4 Điều 15 Thông tư 07/2016/TT-BCA, sửa đổi bởi Thông tư 40/2019/TT-BCA như sau:

a) Khi công dân làm thủ tục cấp, đổi, cấp lại thẻ CCCD thì cơ quan quản lý CCCD nơi tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm cấp Giấy xác nhận số Chứng minh nhân dân đối với tất cả các trường hợp chuyển từ Chứng minh nhân dân 9 số sang thẻ CCCD.

Trường hợp cơ quan quản lý CCCD của Bộ Công an, cơ quan quản lý CCCD của Công an cấp huyện tiếp nhận hồ sơ thì đề nghị cơ quan quản lý CCCD của Công an cấp tỉnh nơi công dân đăng ký thường trú xác minh. Sau khi có kết quả xác minh thì cơ quan quản lý CCCD nơi tiếp nhận hồ sơ tiến hành kiểm tra, đối chiếu thông tin, nếu thông tin hợp lệ thì cán bộ tiếp nhận hồ sơ trình thủ trưởng đơn vị ký Giấy xác nhận số Chứng minh nhân dân và trả cho công dân cùng với thẻ CCCD; trường hợp hồ sơ không hợp lệ thì trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

b) Trường hợp công dân đã được cấp thẻ CCCD nhưng chưa được cấp Giấy xác nhận số Chứng minh nhân dân hoặc bị mất Giấy xác nhận số Chứng minh nhân dân thì thực hiện như sau:

Công dân có văn bản đề nghị cấp Giấy xác nhận số Chứng minh nhân dân, xuất trình bản chính và nộp bản sao thẻ CCCD, bản sao Chứng minh nhân dân 9 số (nếu có) cho cán bộ tiếp nhận hồ sơ tại cơ quan quản lý CCCD nơi đã làm thủ tục cấp, đổi, cấp lại thẻ CCCD. Cán bộ tiếp nhận hồ sơ kiểm tra thông tin của công dân, trường hợp thông tin hợp lệ thì tiếp nhận hồ sơ và viết giấy hẹn trả kết quả cho công dân; trường hợp hồ sơ không hợp lệ thì trả lời công dân bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Thời hạn cấp Giấy xác nhận số Chứng minh nhân dân là 7 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

Căn cước công dân có thời hạn bao lâu?

Điều 21 của Luật Căn cước công dân 2014 chỉ rõ:

1. Thẻ Căn cước công dân phải được đổi khi công dân đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi.

2. Trường hợp thẻ Căn cước công dân được cấp, đổi, cấp lại trong thời hạn 2 năm trước tuổi quy định tại khoản 1 Điều này thì vẫn có giá trị sử dụng đến tuổi đổi thẻ tiếp theo.

Quy định nêu trên cho thấy, căn cước công dân dù là mã vạch hay gắn chip đều có thời hạn sử dụng căn cước công dân đến khi người được cấp đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi. Nhưng nếu đã được cấp trong 02 năm trước các mốc tuổi này, thì vẫn được sử dụng đến mốc tuổi tiếp theo.

Trước đây, Chứng minh nhân dân được quy định có thời hạn sử dụng chỉ trong vòng 15 năm, kể từ ngày cấp mà không phụ thuộc vào độ tuổi của người được cấp (Theo Điều 2 Nghị định 05/1999/NĐ-CP, sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 170/2007/NĐ-CP). 

Thông tin liên hệ

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về; “Căn cước công dân gắn chip bị lỗi, phải làm gì?” Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo hồ sơ ngừng kinh doanh; giấy xác nhận tình trạng hôn nhân, tìm hiểu về thủ tục thành lập công ty ở việt nam; tra số mã số thuế cá nhân, xin đổi tên trong giấy khai sinh, tra cứu thông tin quy hoạch, giấy cam đoan đăng ký lại khai sinh, mã số thuế cá nhân, thay đổi họ tên cha trong giấy khai sinh; dịch vụ hợp pháp hóa lãnh sự Hà Nội của chúng tôi; LSX là đơn vị dịch vụ luật uy tín, tư vấn các vấn đề về luật trong và ngoài nước thông qua web luatsux, lsx, web nước ngoài Lsxlawfirm. Mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.

Liên hệ hotline: 0833.102.102.

Mời bạn xem thêm

Câu hỏi thường gặp

Căn cước công dân bị sai quê quán làm lại thế nào?

Có sai sót về thông tin trên thẻ Căn cước công dân là một trong những trường hợp người dân được yêu cầu đổi thẻ Căn cước công dân. Cụ thể, khoản 1 Điều 23 Luật căn cước công dân năm 2014 quy định:
1. Thẻ Căn cước công dân được đổi trong các trường hợp sau đây:
a) Các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 21 của Luật này;
b) Thẻ bị hư hỏng không sử dụng được;
c) Thay đổi thông tin về họ, chữ đệm, tên; đặc điểm nhân dạng;
d) Xác định lại giới tính, quê quán;
đ) Có sai sót về thông tin trên thẻ Căn cước công dân;
e) Khi công dân có yêu cầu.
Như vậy, khi phát hiện ra thông tin về quê quán trên thẻ Căn cước công dân có sai sót, để không ảnh hưởng tới các giao dịch, thủ tục phải dùng đến thẻ Căn cước, người dân phải đi đổi thẻ Căn cước mới.

CMND còn hạn có được dùng song song với CCCD không?

Khoản 3 Điều 11 Thông tư 59/2021/TT-BCA nêu rõ:
Thu lại Chứng minh nhân dân, thẻ Căn cước công dân đang sử dụng trong trường hợp công dân làm thủ tục chuyển từ Chứng minh nhân dân sang thẻ Căn cước công dân, đổi thẻ Căn cước công dân.
Đồng thời, khoản 8 Điều 5 Thông tư 60/2021/TT-BCA cũng quy định:
Thu hồi Chứng minh nhân dân, Căn cước công dân cũ đối với trường hợp công dân làm thủ tục đổi từ Chứng minh nhân dân sang thẻ Căn cước công dân, đổi thẻ Căn cước công dân.
Như vậy, theo quy định này, khi đổi từ CMND sang CCCD thì người dân sẽ bị thu hồi thẻ CMND cũ nên sẽ không thể sử dụng song song cả CMND và CCCD gắn chip mới.
Do hai Thông tư này được áp dụng từ ngày 01/7/2021 nhưng trước đó, Bộ Công an đã triển khai cấp CCCD gắn chip cho công dân. Do đó, thời điểm trước, vẫn rất nhiều người khi đổi sang CCCD gắn chip thì chỉ bị cắt góc CMND cũ mà không bị thu hồi lại hoặc thậm chí còn bị “bỏ sót” không cắt góc.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm