Mua bán hàng hóa là một hoạt động thương mại đa dạng từ chủ thể tham gia, cách thức mua bán đến nội dung mua bán,…Trong đó mua bán hàng hóa qua sở giao dịch hàng hóa là một hoạt động thương mại được pháp luật quy định cụ thể. Vậy khi thực hiện các hoạt động này cần lưu ý những gì về mặt pháp lý? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu thông qua tình huống sau đây:“Chào Luật sư, gần đây tôi mới được biết đến hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa, tôi thấy rất mới lạ vì thường chỉ thấy việc mua bán giữa các doanh nghiệp với nhau hoặc với người mua nhỏ lẻ. Vậy Sở giao dịch hàng hóa ở đây là cơ quan nào? Tôi có thể tự tổ chức một sở giao dịch riêng không? Việc mua bán hàng hóa qua sở giao dịch hàng hóa là như thế nào và có gì cần chú ý không? Mong Luật sư giải đáp để giúp tôi hiểu rõ hơn. Cảm ơn luật sư rất nhiều!”
Căn cứ pháp lý
Mua bán hàng hóa qua sở giao dịch hàng hóa là gì?
Mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa là hoạt động thương mại, theo đó các bên thỏa thuận thực hiện việc mua bán một lượng nhất định của một loại hàng hóa nhất định qua Sở giao dịch hàng hoá theo những tiêu chuẩn của Sở giao dịch hàng hoá với giá được thỏa thuận tại thời điểm giao kết hợp đồng và thời gian giao hàng được xác định tại một thời điểm trong tương lai.
Hàng hoá được phép mua bán qua Sở Giao dịch hàng hóa được quy định tại danh mục hàng hoá cụ thể được phép giao dịch mua bán qua Sở Giao dịch hàng hóa trong từng thời kỳ do Bộ trưởng Bộ Công thương quy định. Sở Giao dịch hàng hóa chỉ được tổ chức thực hiện hoạt động mua bán các loại hàng hoá thuộc danh mục này. Chất lượng, đơn vị đo lường và các tiêu chuẩn khác của hàng hoá do Sở Giao dịch hàng hóa công bố phù hợp với pháp luật về tiêu chuẩn, đo lường hiện hành.
Địa vị pháp lý của Sở giao dịch hàng hóa
Sở giao dịch hàng hoá là doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo quy định của Luật doanh nghiệp và quy định của Nghị định 158/2006/NĐ-CP. Bộ trưởng Bộ Công thương có thẩm quyền trong việc quyết định cấp, cấp lại, sửa đổi, bổ sung Giấy phép thành lập Sở Giao dịch hàng hóa; phê chuẩn Điều lệ hoạt động của Sở Giao dịch hàng hóa.
Sở giao dịch hàng hoá có các chức năng sau đây:
– Cung cấp các điều kiện vật chất – kỹ thuật cần thiết để giao dịch mua bán hàng hoá;
– Điều hành các hoạt động giao dịch;
– Niêm yết các mức giá cụ thể hình thành trên thị trường giao dịch tại từng thời điểm.
Sở Giao dịch hàng hóa được thành lập nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
– Vốn điều lệ từ một trăm năm mươi (150) tỷ đồng trở lên;
– Có hệ thống công nghệ thông tin đáp ứng các yêu cầu về giải pháp công nghệ và kỹ thuật trong hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở Giao dịch hàng hóa, cụ thể:
+ Hệ thống máy chủ hoạt động ổn định và có tối thiểu một máy chủ dự phòng luôn ở trạng thái sẵn sàng trong trường hợp hệ thống chính xảy ra sự cố;
+ Hệ thống máy chủ đảm bảo sao lưu dữ liệu của các ứng dụng nghiệp vụ, dữ liệu giao dịch, đảm bảo khôi phục thông tin dữ liệu trong trường hợp phát sinh sự cố;
+ Phần mềm ứng dụng phải thực hiện các yêu cầu về quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của pháp luật;
+ Hệ thống phần mềm phải có chức năng nhật ký thao tác để lưu vết mọi giao dịch hàng hóa, thanh toán, giao nhận trong quy trình nghiệp vụ tối thiểu trong thời gian 05 năm;
+ Hệ thống công nghệ thông tin đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật về an toàn thông tin mạng, nếu có.
– Điều lệ hoạt động không trái với các quy định pháp luật, đặc biệt là quy định tại Nghị định 158/2006/NĐ-CP
Quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hoá
Các loại hợp đồng mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa
Hợp đồng mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hoá bao gồm:
– Hợp đồng kỳ hạn là thỏa thuận, theo đó bên bán cam kết giao và bên mua cam kết nhận hàng hoá tại một thời điểm trong tương lai theo hợp đồng.
– Hợp đồng về quyền chọn mua hoặc quyền chọn bán là thỏa thuận, theo đó bên mua quyền có quyền được mua hoặc được bán một hàng hóa xác định với mức giá định trước (gọi là giá giao kết) và phải trả một khoản tiền nhất định để mua quyền này (gọi là tiền mua quyền). Bên mua quyền có quyền chọn thực hiện hoặc không thực hiện việc mua hoặc bán hàng hóa đó.
Quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng kỳ hạn
– Trường hợp người bán thực hiện việc giao hàng theo hợp đồng thì bên mua có nghĩa vụ nhận hàng và thanh toán.
– Trường hợp các bên có thoả thuận về việc bên mua có thể thanh toán bằng tiền và không nhận hàng thì bên mua phải thanh toán cho bên bán một khoản tiền bằng mức chênh lệch giữa giá thoả thuận trong hợp đồng và giá thị trường do Sở giao dịch hàng hoá công bố tại thời điểm hợp đồng được thực hiện.
– Trường hợp các bên có thoả thuận về việc bên bán có thể thanh toán bằng tiền và không giao hàng thì bên bán phải thanh toán cho bên mua một khoản tiền bằng mức chênh lệch giữa giá thị trường do Sở giao dịch hàng hoá công bố tại thời điểm hợp đồng được thực hiện và giá thoả thuận trong hợp đồng.
Quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng quyền chọn
– Bên mua quyền chọn mua hoặc quyền chọn bán phải trả tiền mua quyền chọn để được trở thành bên giữ quyền chọn mua hoặc giữ quyền chọn bán. Số tiền phải trả cho việc mua quyền chọn do các bên thoả thuận.
– Bên giữ quyền chọn mua có quyền mua nhưng không có nghĩa vụ phải mua hàng hoá đã giao kết trong hợp đồng. Trường hợp bên giữ quyền chọn mua quyết định thực hiện hợp đồng thì bên bán có nghĩa vụ phải bán hàng hoá cho bên giữ quyền chọn mua. Trường hợp bên bán không có hàng hoá để giao thì phải thanh toán cho bên giữ quyền chọn mua một khoản tiền bằng mức chênh lệch giữa giá thoả thuận trong hợp đồng và giá thị trường do Sở giao dịch hàng hoá công bố tại thời điểm hợp đồng được thực hiện.
– Bên giữ quyền chọn bán có quyền bán nhưng không có nghĩa vụ phải bán hàng hoá đã giao kết trong hợp đồng. Trường hợp bên giữ quyền chọn bán quyết định thực hiện hợp đồng thì bên mua có nghĩa vụ phải mua hàng hoá của bên giữ quyền chọn bán. Trường hợp bên mua không mua hàng thì phải thanh toán cho bên giữ quyền chọn bán một khoản tiền bằng mức chênh lệch giữa giá thị trường do Sở giao dịch hàng hoá công bố tại thời điểm hợp đồng được thực hiện và giá thoả thuận trong hợp đồng.
– Trường hợp bên giữ quyền chọn mua hoặc giữ quyền chọn bán quyết định không thực hiện hợp đồng trong thời hạn hợp đồng có hiệu lực thì hợp đồng đương nhiên hết hiệu lực.
Thương nhân môi giới mua bán hàng hoá qua Sở Giao dịch hàng hoá
– Thương nhân môi giới mua bán hàng hoá qua Sở giao dịch hàng hoá chỉ được phép hoạt động tại Sở Giao dịch hàng hoá khi đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật. Chính phủ quy định chi tiết điều kiện hoạt động của thương nhân môi giới mua bán hàng hoá qua Sở giao dịch hàng hoá.
– Thương nhân môi giới mua bán hàng hoá qua Sở giao dịch hàng hoá chỉ được phép thực hiện các hoạt động môi giới mua bán hàng hoá qua Sở giao dịch hàng hoá và không được phép là một bên của hợp đồng mua bán hàng hoá qua Sở giao dịch hàng hoá.
– Thương nhân môi giới mua bán hàng hoá qua Sở giao dịch hàng hoá có nghĩa vụ đóng tiền ký quỹ tại Sở giao dịch hàng hoá để bảo đảm thực hiện các nghĩa vụ phát sinh trong quá trình hoạt động môi giới mua bán hàng hoá. Mức tiền ký quỹ do Sở giao dịch hàng hoá quy định.
Các hành vi bị cấm đối với thương nhân môi giới hàng hoá qua Sở giao dịch hàng hoá:
– Lôi kéo khách hàng ký kết hợp đồng bằng cách hứa bồi thường toàn bộ hoặc một phần thiệt hại phát sinh hoặc bảo đảm lợi nhuận cho khách hàng.
– Chào hàng hoặc môi giới mà không có hợp đồng với khách hàng.
– Sử dụng giá giả tạo hoặc các biện pháp gian lận khác khi môi giới cho khách hàng.
– Từ chối hoặc tiến hành chậm trễ một cách bất hợp lý việc môi giới hợp đồng theo các nội dung đã thoả thuận với khách hàng.
– Các hành vi bị cấm khác quy định tại khoản 2 Điều 71 của Luật thương mại
Các hành vi bị cấm trong hoạt động mua bán hàng hoá qua Sở giao dịch hàng hóa
-Nhân viên của Sở giao dịch hàng hoá không được phép môi giới, mua bán hàng hoá qua Sở giao dịch hàng hoá.
– Các bên liên quan đến hoạt động mua bán hàng hoá qua Sở giao dịch hàng hoá không được thực hiện các hành vi sau đây:
+ Gian lận, lừa dối về khối lượng hàng hóa trong các hợp đồng kỳ hạn hoặc hợp đồng quyền chọn được giao dịch hoặc có thể được giao dịch và gian lận, lừa dối về giá thực tế của loại hàng hoá trong các hợp đồng kỳ hạn hoặc hợp đồng quyền chọn;
+ Đưa tin sai lệch về các giao dịch, thị trường hoặc giá hàng hoá mua bán qua Sở giao dịch hàng hóa;
+ Dùng các biện pháp bất hợp pháp để gây rối loạn thị trường hàng hóa tại Sở giao dịch hàng hoá;
+ Các hành vi bị cấm khác theo quy định của pháp luật.
Quyền hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa ở nước ngoài
– Thương nhân Việt Nam có quyền tham gia hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở Giao dịch hàng hóa ở nước ngoài thông qua các Sở Giao dịch hàng hóa tại Việt Nam có liên thông với Sở giao dịch hàng hóa ở nước ngoài.
– Sở Giao dịch hàng hóa có trách nhiệm ban hành và công bố quy chế giao dịch mua bán hàng hóa qua Sở Giao dịch hàng hóa ở nước ngoài.
– Việc thanh toán đối với các giao dịch mua bán hàng hóa qua Sở Giao dịch hàng hóa ở nước ngoài được thực hiện thông qua tổ chức tín dụng được phép thực hiện hoạt động thanh toán quốc tế trên cơ sở tuân thủ các quy định về quản lý ngoại hối có liên quan.
– Việc xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa để thực hiện các giao dịch mua bán hàng hóa qua Sở Giao dịch hàng hóa ở nước ngoài thực hiện theo quy định về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài và các quy định pháp luật khác có liên quan.” quy định về xuất khẩu, nhập khẩu, thanh toán quốc tế và các quy định liên quan khác của pháp luật Việt Nam.
Mời bạn tham khảo
- Những điều cần biết về tài sản sau ly hôn
- Giải quyết khi mua đất dính quy hoạch
- Thủ tục người nước ngoài nhận nuôi con tại việt nam
Thông tin liên hệ
Với dịch vụ chuyên nghiệp, uy tín; đúng thời hạn; đảm bảo chi phí phù hợp, tiết kiệm; cam kết bảo mật thông tin khách hàng 100%, Luật sư X là sự lựa chọn hàng đầu trong dịch vụ thành lập công ty. Mọi thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ: 0833102102 để được giải đáp! Hoặc thông qua các kênh sau:
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Daihats
Câu hỏi thường gặp
Có 2 loại hợp đồng mua bán hàng hóa qua sở giao dịch hàng hóa: Hợp đồng kỳ hạn và hợp đồng quyền chọn
Trường hợp bên bán không có hàng hoá để giao thì phải thanh toán cho bên giữ quyền chọn mua một khoản tiền bằng mức chênh lệch giữa giá thoả thuận trong hợp đồng và giá thị trường do Sở giao dịch hàng hoá công bố tại thời điểm hợp đồng được thực hiện.