Cha mẹ xâm phạm quyền riêng tư của con có vi phạm?

bởi BuiNgan
Cha mẹ xâm phạm quyền riêng tư của con có vi phạm?

Trẻ em có quyền được pháp luật bảo vệ trước sự xâm phạm, can thiệp đối với quyền riêng tư về thông tin, hình ảnh, thư tín cũng như sự công kích đối với danh dự, nhân phẩm, bí mật,.. Không một ai được xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân của trẻ em. Người nào xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp này của trẻ em sẽ đối mặt với các chế tài xử lý. Câu hỏi đặt ra là cha mẹ xâm phạm quyền riêng tư của con có phải là hành vi vi phạm pháp luật không?

Cùng Luật sư X tìm câu trả lời qua bài viết dưới đây.

Cha mẹ xâm phạm quyền riêng tư của con

Theo Điều 21 Hiến pháp 2013 quy định về quyền riêng tư:

1. Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình; có quyền bảo vệ danh dự, uy tín của mình.

Thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình được pháp luật bảo đảm an toàn.

2. Mọi người có quyền bí mật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác.

Không ai được bóc mở, kiểm soát, thu giữ trái luật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư của người khác.

Đồng thời, tại Điều 38 Bộ luật dân sự năm 2015 có quy định về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia định. Mặc dù trên thực tế chưa có một đạo luật cụ thể về quyền riêng tư nhưng lại có các quy định trực tiếp, gián tiếp về quyền riêng tư. Do đó, nếu một người có hành vi xâm phạm quyền riêng tư của người khác thì sẽ phải chịu trách nhiệm hành chính; trách nhiệm hình sự tùy vào mức độ vi phạm.

Quyền riêng tư của trẻ được bảo vệ theo Điều 21 Luật trẻ em năm 2016

“1. Trẻ em có quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình vì lợi ích tốt nhất của trẻ em.

2. Trẻ em được pháp luật bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín, bí mật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác; được bảo vệ và chống lại sự can thiệp trái pháp luật đối với thông tin riêng tư.”

Trên thực tế việc xâm phạm quyền riêng tư của con cái rất khó để giải quyết, bởi vì rất ít trường hợp con cái lại tố cáo bố mẹ về hành vi này. Và trên thực tế thì những hành vi xâm phạm quyền riêng tư của con lại được bố mẹ thực hiện kiểm soát khi các em còn nhỏ.

Hệ lụy khi cha mẹ xâm phạm quyền riêng tư của con

Ranh giới giữa bảo vệ và xâm phạm quyền riêng tư của trẻ là rất mong manh. Vì vậy nếu không hành xử đúng đắn về vấn đề này có thể dẫn đến những hệ quả không tốt.

Trẻ không thể là chính mình

Sự quan tâm và kiểm soát ở mức độ vừa phải là rất cần thiết để cha mẹ xây dựng mối quan hệ tốt với con. Tuy nhiên, khi sự kiểm soát đó đi quá xa và thậm chí cha mẹ ám ảnh với việc phải theo sát mọi hành vi của con, trẻ có thể đánh mất độc lập của mình và trở thành một người khác. 

Trẻ càng che giấu và nói dối

Muốn dạy con về sự cởi mở và trung thực, cha mẹ không nên kiểm soát thái quá vì cách này sẽ phản tác dụng. Phản ứng tự nhiên của trẻ với kiểu nuôi dạy này là che giấu mọi thứ và bắt đầu nói dối ngày càng nhiều, bởi chúng cảm nhận được cha mẹ không tin tưởng mà luôn ngờ vực mình. 

Trẻ gặp vấn đề về sức khỏe tâm thần

Điều tồi tệ nhất xảy ra khi bạn thường xuyên lục lọi đồ đạc và không gian riêng tư của con không phải là chuyện làm hỏng mối quan hệ giữa hai bên, mà là nó có thể tác động tiêu cực đến sức khỏe tinh thần của trẻ, khiến chúng lo lắng và trầm cảm. Trẻ thậm chí không biết trên đời có tồn tại khái niệm về sự riêng tư. 

Trẻ không có cơ hội trải nghiệm 

Không cha mẹ nào muốn trẻ vấp ngã hay mắc phải những sai lầm mà họ từng trải qua. Tuy nhiên, đó là một phần của cuộc sống và không biện pháp bảo vệ thái quá hay xâm phạm quyền riêng tư nào có thể ngăn chặn được. Bạn phải để con cái mắc lỗi và tự rút kinh nghiệm, miễn trang bị cho chúng đủ kiến thức cần thiết để đối mặt với các khó khăn. 

Cách bảo vệ quyền riêng tư của trẻ

Cha mẹ xâm phạm quyền riêng tư của con có vi phạm?
Cha mẹ xâm phạm quyền riêng tư của con có vi phạm?

Một số điều sau đây nên được áp dụng trong gia đình để trẻ hiểu mỗi người đều có quyền riêng tư tối thiểu: 

– Gõ cửa trước khi vào phòng con.

– Không đọc nhật ký của con nếu không được cho phép.

– Không lén xem các tin nhắn riêng tư của con.

– Nếu cần lấy gì đó từ túi hoặc balo của con, hãy hỏi ý con trước.

– Không cố tình nghe trộm cuộc trò chuyện của con với bạn bè.

Xâm phạm quyền riêng tư bị xử lý như thế nào?

Hành vi bố mẹ xâm phạm quyền riêng của con còn có thể dẫn đến việc bố mẹ bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Bộ luật Hình hiện hành không căn cứ vào thiệt hại do hành vi xâm phạm bí mật; an toàn thư tín; điện thoại, … gây ra để truy cứu trách nhiệm hình sự người vi phạm. Mà chỉ cần xác định đủ các yếu tố cấu thành trên là tội phạm đã hoàn thành. Những hậu quả khác do thư tín; điện thoại; điện tín bị lộ; bị chiếm đoạt; bị xâm phạm chỉ có ý nghĩa trong việc xác định mức độ nghiêm trọng; của hành vi phạm tội để quyết định hình phạt.

Tại điều 159 Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung 2017, 2019 quy định về mức phạt tội xâm phạm bí mật hoặc an toàn thư tín, điện thoại, điện tín; hoặc hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác của người khác như sau:

1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, đã bị xử lý kỷ luật; hoặc xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo; phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm:

a) Chiếm đoạt thư tín, điện báo, telex, fax hoặc văn bản khác của người khác; được truyền đưa bằng mạng bưu chính, viễn thông dưới bất kỳ hình thức nào;

b) Cố ý làm hư hỏng, thất lạc hoặc cố ý lấy các thông tin; nội dung của thư tín, điện báo;; telex, fax hoặc văn bản khác của người khác được truyền đưa bằng mạng bưu chính, viễn thông;

c) Nghe, ghi âm cuộc đàm thoại trái pháp luật;

d) Khám xét, thu giữ thư tín, điện tín trái pháp luật;

đ) Hành vi khác xâm phạm bí mật hoặc an toàn thư tín, điện thoại, điện tín; telex, fax hoặc hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác của người khác.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 03 năm:

a) Có tổ chức;

b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

c) Phạm tội 02 lần trở lên;

d) Tiết lộ các thông tin đã chiếm đoạt, làm ảnh hưởng đến danh dự; uy tín, nhân phẩm của người khác;

đ) Làm nạn nhân tự sát.

3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng; cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Mời bạn xem thêm:

Thông tin liên hệ

Trên đây là bài viết Luật sư X tư vấn về “Cha mẹ xâm phạm quyền riêng tư của con có vi phạm?. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả. Đội ngũ luật sư của Công ty Luật sư X luôn sẵn sàng lắng nghe và giải đáp mọi vướng mắc liên quan đến tư vấn pháp lý về vấn đề sổ xác nhận tình trạng hôn nhân … của bạn. Nếu có những vấn đề nào chưa rõ cần được tư vấn thêm quý độc giả hãy liên hệ ngay tới hotline 0833.102.102 … để được các chuyên gia pháp lý của Luật sư X tư vấn trực tiếp.

Câu hỏi thường gặp

Lén đọc tin nhắn của con có phải là xâm phạm quyền riêng tư?

Theo khoản 2 Điều 21 Hiến pháp 2013, khoản 3 Điều 38 Bộ luật Dân sự 2015, lén đọc tin nhắn của con có dấu hiệu vi phạm đối với quyền bí mật, riêng tư của con.

Những thông tin nào là thông tin bí mật đời sống riêng tư, bí mật cá nhân của trẻ em?

Điều 33 Nghị định số 56/2017/NĐ-CP, thông tin bí mật đời sống riêng tư, bí mật cá nhân của trẻ em là các thông tin về: tên, tuổi; đặc điểm nhận dạng cá nhân; thông tin về tình trạng sức khỏe và đời tư được ghi trong bệnh án; hình ảnh cá nhân; thông tin về các thành viên trong gia đình, người chăm sóc trẻ em; tài sản cá nhân; số điện thoại; địa chỉ thư tín cá nhân; địa chỉ, thông tin về nơi ở, quê quán; địa chỉ, thông tin về trường, lớp, kết quả học tập và các mối quan hệ bạn bè của trẻ em; thông tin về dịch vụ cung cấp cho cá nhân trẻ em.

Xử phạt với hành vi vi phạm quyền riêng tư của trẻ em trên môi trường mạng

Theo Nghị định 174/2013/NĐ-CP, sửa đổi, bổ sung theo Nghị định 49/2017/NĐ-CP, đối với vi phạm về trang thông tin điện tử, trang thông tin điện tử tổng hợp liên quan đến hành vi tiết lộ bí mật đời tư hoặc bí mật khác khi chưa được sự đồng ý của cá nhân, tổ chức có liên quan trừ trường hợp pháp luật quy định thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng 

4.4/5 - (5 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm