Chậm đóng tiền điện bao lâu thì bị cắt theo quy định 2023?

bởi MinhThu
Chậm đóng tiền điện bao lâu thì bị cắt

Điện hiện nay vẫn được nhà nước nắm giữ, giá điện vẫn theo khung nhà nước quy định. Nên dù giá điện tăng hay giảm, cao hay thấp thì việc đóng tiền điện theo số lượng điện đã tiêu là nghĩa vụ tất yếu. Và việc thanh toán tiền điện, đóng tiền điện cần phải được thực hiện đúng thời gian, đúng số tiền quy định. Để giúp việc vận hành điện của nhà nước thuận lợi . Việc đóng chậm một, hai người thì không sao nhưng nếu số lượng nhiều sẽ dẫn đến việc tổn hại của tổng công ty điện lực, ảnh hưởng đến việc vận hành điện quốc gia. Nên nhà nước đã có những chế tài để hạn chế việc chậm trễ đóng tiền điện và hành động cụ thể nhất là cắt điện. Vậy Chậm đóng tiền điện bao lâu thì bị cắt?

LSX sẽ mang lại những thông tin hữu ích liên quan đến vấn đề này trong bài viết sau.

Căn cứ pháp lý

Luật Điện lực sửa đổi 2012

Thanh toán tiền điện là nghĩa vụ của bên nào?

Đối với quy định về thanh toán tiền điện thì tại Điều 23 Luật Điện lực 2004 (khoản 6 Điều này được sửa đổi bởi khoản 9 Điều 1 Luật điện lực sửa đổi 2012) quy định cụ thể như sau:

  • Bên mua điện phải thanh toán đủ và đúng thời hạn số tiền điện ghi trong hóa đơn cho bên bán điện theo biểu giá điện đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. Tiền điện được thanh toán tại trụ sở, nơi ở của bên mua điện hoặc tại địa điểm thuận lợi do hai bên thoả thuận trong hợp đồng mua bán điện.
  • Bên mua điện chậm trả tiền điện phải trả cả tiền lãi của khoản tiền chậm trả cho bên bán điện.
  • Bên bán điện thu thừa tiền điện phải hoàn trả cho bên mua điện, kể cả tiền lãi của khoản tiền thu thừa.
  • Lãi suất của số tiền chậm trả hoặc thu thừa do các bên thoả thuận trong hợp đồng nhưng không vượt quá mức lãi suất cho vay cao nhất của ngân hàng mà bên bán điện có tài khoản ghi trong hợp đồng tại thời điểm thanh toán.
  • Bên mua điện có quyền yêu cầu bên bán điện xem xét lại số tiền điện phải thanh toán. Khi nhận được yêu cầu của bên mua điện, bên bán điện có trách nhiệm giải quyết trong thời hạn mười lăm ngày.

Trường hợp không đồng ý với cách giải quyết của bên bán điện, bên mua điện có thể đề nghị cơ quan, tổ chức có thẩm quyền tổ chức việc hoà giải. Trong trường hợp không đề nghị hoà giải hoặc hoà giải không thành, bên mua điện có quyền khởi kiện tại Toà án theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.

Trong thời gian chờ giải quyết, bên mua điện vẫn phải thanh toán tiền điện và bên bán điện không được ngừng cấp điện.

  • Trong trường hợp bên mua điện không trả tiền điện và đã được bên bán điện thông báo hai lần thì sau mười lăm ngày, kể từ ngày thông báo lần đầu tiên, bên bán điện có quyền ngừng cấp điện. Bên bán điện phải thông báo thời điểm ngừng cấp điện cho bên mua điện trước 24 giờ và không chịu trách nhiệm về thiệt hại do việc ngừng cấp điện gây ra

Theo đó, việc thanh toán tiền điện là nghĩa vụ mà bên mua phải làm theo quy định trên.

Chậm đóng tiền điện bao lâu thì bị cắt
Chậm đóng tiền điện bao lâu thì bị cắt

Chậm đóng tiền điện bao lâu thì bị cắt?

Luật Điện lực sửa đổi năm 2012 quy định: “Trong trường hợp bên mua điện không trả tiền điện và đã được bên bán điện thông báo 02 lần thì sau 15 ngày, kể từ ngày thông báo lần đầu tiên, bên bán điện có quyền ngừng cung cấp điện. Bên bán điện phải thông báo thời điểm ngừng cấp điện cho bên mua điện trước 24 giờ và không chịu trách nhiệm về thiệt hại do việc ngừng cấp điện gây ra”.

Để được cấp điện trở lại, hộ gia đình, cá nhân cần nhanh chóng đóng tiền điện tại công ty điện lực phụ trách nơi mình ở, qua hệ thống ngân hàng, qua kênh thanh toán online hoặc bất cứ địa điểm nào được ủy quyền thu tiền điện.

Ngoài số tiền điện phát sinh trong tháng, hộ gia đình, cá nhân còn phải đóng thêm phí cấp điện trở lại. Theo Quyết định 8474/QĐ-BCT năm 2014, mức phí này được quy định như sau:

  • Từ 0,4kV trở xuống: 81.000 đồng
  • Trên 0,4kV đến 35kV: 222.000 đồng
  • Trên 35kV: 344.000 đồng.

Các hành vi bị cấm trong hoạt động điện lực và sử dụng điện

  • Phá hoại các trang thiết bị điện, thiết bị đo đếm điện và công trình điện lực.
  • Hoạt động điện lực không có giấy phép theo quy định của Luật này.
  • Đóng, cắt điện trái quy định của pháp luật.
  • Vi phạm các quy định về an toàn trong phát điện, truyền tải điện, phân phối điện và sử dụng điện.
  • Cản trở việc kiểm tra hoạt động điện lực và sử dụng điện.
  • Trộm cắp điện.
  • Sử dụng điện để bẫy, bắt động vật hoặc làm phương tiện bảo vệ, trừ trường hợp được quy định tại Điều 59 của Luật Điện lực
  • Vi phạm các quy định về bảo vệ hành lang an toàn lưới điện; khoảng cách an toàn của đường dây và trạm điện.
  • Cung cấp thông tin không trung thực làm; tổn hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân hoạt động điện lực và sử dụng điện.
  • Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để gây sách nhiễu, phiền hà; thu lợi bất chính trong hoạt động điện lực và sử dụng điện.
  • Các hành vi khác vi phạm quy định của pháp luật về điện lực.

Cách khắc phục chậm đóng tiền điện

Theo như luật định ở trên, nếu bạn chậm đóng tiền điện thì bên bán điện có quyền ngừng cấp điện cho bạn. Việc cấp điện trở lại chỉ tiến hành sau bạn đã trả đầy đủ tiền điện đã nợ, tiền lãi do chậm trả và chi phí ngừng và cấp điện trở lại (các điều này có trong hợp đồng mà bạn đã ký với công ty điện lực).

Bên cạnh đó, lãi suất của số tiền chậm trả hoặc thu thừa do các bên thoả thuận trong hợp đồng nhưng không vượt quá mức lãi suất cho vay cao nhất của ngân hàng của công ty điện lực.

Một số trường hợp bị phạt tiền do vi phạm các quy định về sử dụng điện

Căn cứ theo khoản 15 Điều 2 Nghị định 17/2022/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Điều 12 của Nghị định số 134/2013/NĐ-CP quy định về việc xử phạt vi phạm các quy định về sử dụng điện như sau:

– Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi cản trở người có thẩm quyền kiểm tra việc sử dụng điện.

– Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi vô ý gây sự cố hệ thống điện của bên bán điện hoặc tự ý cấp điện cho tổ chức, cá nhân khác.

– Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với hành vi tự ý lắp đặt, đóng, cắt, sửa chữa, di chuyển, thay thế các thiết bị điện và công trình điện của bên bán điện.

– Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi tự ý đóng điện dùng khi công trình sử dụng điện của bên mua điện chưa nghiệm thu; khi đang trong thời gian bị ngừng cấp điện do vi phạm quy định của pháp luật.

– Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 14.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

Gây hư hại, tự ý di chuyển hệ thống đo đếm điện (kể cả tủ bảo vệ công tơ, các niêm phong và sơ đồ đấu dây);
Sử dụng các thiết bị với mục đích gây nhiễu làm hư hại thiết bị truyền số liệu, đo lường, bảo vệ của hệ thống điện.
– Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với người cho thuê nhà thu tiền điện của người thuê nhà cao hơn giá quy định trong trường hợp mua điện theo giá bán lẻ điện để phục vụ mục đích sinh hoạt, sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.

– Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm của khách hàng sử dụng điện lớn sau đây:

Không thực hiện chế độ sử dụng điện theo đúng mức yêu cầu của Đơn vị điều độ hệ thống điện quốc gia trong trường hợp hệ thống bị hạn chế công suất; không có biện pháp đảm bảo tiêu chuẩn điện áp đã được thỏa thuận trong hợp đồng mua bán điện;
Sử dụng trang thiết bị sử dụng điện, trang thiết bị đấu nối không đáp ứng các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành để đấu nối vào lưới điện quốc gia;
Không thực hiện các lệnh thao tác của Đơn vị điều độ hệ thống điện quốc gia;
Không thực hiện cắt điện, giảm mức tiêu thụ điện khi có yêu cầu của bên bán điện do sự cố bất khả kháng;
Không thực hiện đầu tư hệ thống thông tin liên lạc, SCADA/EMS/ DMS, đo đếm điện năng theo quy định;
Không duy trì hoạt động bình thường của hệ thống thông tin liên lạc, SCADA/EMS/DMS, đo đếm điện năng đã đầu tư theo quy định.
– Đối với hành vi trộm cắp điện dưới mọi hình thức thì mức phạt tiền cụ thể như sau:

  • Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi trộm cắp điện với số lượng dưới 1.000kWh;
  • Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi trộm cắp điện với số lượng từ 1.000kWh đến dưới 2.000kWh;
  • Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi trộm cắp điện với số lượng từ 2.000kWh đến dưới 4.500kWh;
  • Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi trộm cắp điện với số lượng từ 4.500kWh đến dưới 6.000kWh;
  • Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với hành vi trộm cắp điện với số lượng từ 6.000kWh đến dưới 8.500kWh;
  • Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi trộm cắp điện với số lượng từ 8.500kWh đến dưới 11.000kWh;
  • Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 35.000.000 đồng đối với hành vi trộm cắp điện với số lượng từ 11.000kWh đến dưới 13.500kWh;
  • Phạt tiền từ 35.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi trộm cắp điện với số lượng từ 13.500kWh đến dưới 16.000kWh;
  • Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 45.000.000 đồng đối với hành vi trộm cắp điện với số lượng từ 16.000kWh đến dưới 18.000kWh;
  • Phạt tiền từ 45.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi trộm cắp điện với số lượng từ 18.000kWh đến dưới 20.000kWh.
    Ngoài phạt tiền thì người vi phạm còn bị tịch thu tang vật và buộc phải khắc phục hậu quả do hành vi vi phạm mà mình gây ra trong trường hợp nếu có

Mời bạn xem thêm bài viết

Thông tin liên hệ

Luật sư X đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Chậm đóng tiền điện bao lâu thì bị cắt” Ngoài ra, chúng tôi  có hỗ trợ dịch vụ pháp lý khác liên quan đến đổi tên khai sinh Bắc Giang. Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.

Câu hỏi thường gặp

Quy định về giá bán điện

Giá bán lẻ điện sinh hoạt đối với hộ gia đình được theo định mức (theo thông tư 16/2014/NĐ – CP), cụ thể như sau:
Điều 10. Giá bán lẻ điện sinh hoạt
Bên mua điện sử dụng vào mục đích sinh hoạt của người thuê nhà để ở áp dụng như sau:
b) Đối với trường hợp cho hộ gia đình thuê: Chủ nhà trực tiếp ký hợp đồng mua bán điện hoặc ủy quyền cho hộ gia đình thuê nhà ký hợp đồng mua bán điện (có cam kết thanh toán tiền điện), mỗi hộ gia đình thuê nhà được tính một định mức;
Còn đối với sinh viên và người lao động thuê nhà thì tùy từng trường hợp mà chủ nhà sẽ ký hợp đồng mua điện hoặc người thuê nhà tự mình ký hợp đồng.
c) Trường hợp cho sinh viên và người lao động thuê nhà (bên thuê nhà không phải là một hộ gia đình):
– Bên bán điện có trách nhiệm thông báo công khai và cấp định mức cho chủ nhà căn cứ vào sổ tạm trú hoặc chứng từ xác nhận tạm trú của cơ quan Công an quản lý địa bàn. Cứ 4 người được tính là một hộ sử dụng điện để tính số định mức áp dụng giá bán lẻ điện sinh hoạt, cụ thể: 1 người được tính là 1/4 định mức, 2 người được tính là 1/2 định mức, 3 người được tính là 3/4 định mức, 4 người được tính là 1 định mức;
– Đối với trường hợp cho sinh viên và người lao động thuê nhà đăng ký tạm trú từ 12 tháng trở lên thì chủ nhà trực tiếp ký hợp đồng mua bán điện hoặc đại diện người lao động hoặc sinh viên thuê nhà ký kết hợp đồng mua bán điện (có cam kết thanh toán tiền điện của chủ nhà). Trường hợp thời hạn thuê nhà dưới 12 tháng thì chủ nhà phải trực tiếp ký hợp đồng mua bán điện;
– Trường hợp người thuê nhà không ký hợp đồng trực tiếp với bên bán điện thì chủ nhà cho thuê có trách nhiệm thu tiền điện của người thuê nhà theo đúng giá bán lẻ điện trong hoá đơn tiền điện hàng tháng do đơn vị bán lẻ điện phát hành cộng thêm 10% cho tổn thất điện năng, chi phí chiếu sáng và bơm nước dùng chung;
Như vậy, trong bất kì trường hợp nào thì chủ nhà cũng không có quyền thu tiền điện vượt quá giá bán lẻ trong hóa đơn tiền điện hàng tháng. Chủ nhà chỉ được thu thêm không quá 10% cho tổn thất điện và chi phí điện cho các thiết bị chung.

Chậm đóng tiền điện bị cắt điện mấy ngày?

Theo quy định của Luật điện lực năm 2004 sửa đổi, bổ sung năm 2012 thì trong trường hợp bên mua điện không trả tiền điện và đã được bên bán điện thông báo hai lần thì sau mười lăm ngày, kể từ ngày thông báo lần đầu tiên, bên bán điện có quyền ngừng cấp điện. Số ngày bị cắt điện sẽ phụ thuộc vào số ngày mà bạn chưa trả số tiền điện chậm đóng của mình kể từ ngày nhận được thông báo ngừng cung cấp điện.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm