Chế độ bảo hiểm y tế cho bộ đội xuất ngũ

bởi Hữu Duy
Chế độ bảo hiểm y tế cho bộ đội xuất ngũ

Công dân nam đủ 18 tuổi phải thực hiện nghĩ vụ quân sự, tham gia phục vụ trong quân ngũ, trở thành bộ đội trong quân đội nhân dân. Bộ đội sẽ được hưởng nhiều chế độ kể cả sau khi xuất ngũ, không còn phục vụ trong quân đội nhân dân nữa. Sau đây, hãy cùng Luật sư X tìm hiểu về vấn đề “Chế độ bảo hiểm y tế cho bộ đội xuất ngũ” qua bài viết sau đây nhé!

Các chế độ của bộ đội sau khi xuất ngũ được quy định như thế nào?

Chế độ trợ cấp một lần

Theo quy định của hạ sỹ quan, binh sĩ hoàn thành nghĩa vụ quân sự và xuất ngũ được hưởng các khoản trợ cấp, phụ cấp theo quy định tại Nghị định 27/2016/NĐ-CP và Thông tư 96/2016/TT-BQP. Ngoài ra, còn được ưu tiên tạo công ăn việc làm và được hỗ trợ đào tạo nghề.

Theo quy định tại Thông tư 95/2016/TT-BQP Hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 27/2016/NĐ-CP ngày 06 tháng 4 năm 2016 của chính phủ quy định một số chế độ, chính sách đối với hạ sĩ quan, binh sĩ phục vụ tại ngũ, xuất ngũ và thân nhân của hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ, hạ sĩ quan, binh sĩ xuất ngũ được hưởng mức trợ cấp xuất ngũ một lần, cứ mỗi năm phục vụ trong Quân đội (đủ 12 tháng) được trợ cấp bằng 02 tháng tiền lương cơ sở theo quy định của Chính phủ tại thời Điểm xuất ngũ. Cụ thể:

Trợ cấp xuất ngũ một lần=Số năm phục vụ tại ngũx02 tháng tiền lương cơ sở

Đối với trường hợp có tháng lẻ tính như sau: Nếu dưới 01 tháng không được hưởng trợ cấp xuất ngũ; Nếu từ đủ 01 tháng đến đủ 06 tháng được hưởng trợ cấp bằng 01 tháng tiền lương cơ sở; Và nếu từ trên 06 tháng đến 12 tháng được hưởng trợ cấp bằng 02 tháng tiền lương cơ sở.

Được cấp tiền tàu xe, phụ cấp đi đường từ đơn vị về nơi cư trú

Khi xuất ngũ bạn được đơn vị trực tiếp quản lý tổ chức buổi gặp mặt chia tay trước khi xuất ngũ, mức chi 50.000 đồng/người. Ngoài ra bạn còn được đơn vị tiễn và đưa về địa phương nơi cư trú theo quy định hoặc cấp tiền tàu, xe (loại phổ thông) và phụ cấp đi đường từ đơn vị về nơi cư trú.

Được hưởng trợ cấp tạo việc làm

Khi xuất ngũ thì hạ sĩ quan, binh sĩ được hưởng mức trợ cấp tạo việc làm bằng 6 tháng tiền lương cơ sở theo quy định của Chính phủ tại thời Điểm xuất ngũ.

Được hưởng chế độ đào tạo, học nghề, giải quyết việc làm khi xuất ngũ

Đối với trường hợp khi bạn nhập ngũ mà đang học tập hoặc có giấy gọi vào học tại các trường thuộc cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở giáo dục đại học thì được bảo lưu kết quả, được tiếp nhận vào học tại các trường đó. Ngoài ra khi xuất ngũ nếu bạn có nhu cầu đào tạo nghề và đủ Điều kiện được hỗ trợ đào tạo nghề thì được hỗ trợ đào tạo nghề theo quy định tại Nghị định số 61/2015/NĐ-CP ngày 09 tháng 7 năm 2015 của Chính phủ quy định về chính sách hỗ trợ tạo việc làm và Quỹ quốc gia về việc làm.

Quy định đối với trường hợp khi nhập ngũ mà đang làm việc tại cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội thì khi xuất ngũ cơ quan, tổ chức đó phải có trách nhiệm tiếp nhận lại, bố trí việc làm và bảo đảm thu nhập không thấp hơn trước khi nhập ngũ. Nếu cơ quan, tổ chức đó mà đã bị giải thể thì cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp có trách nhiệm bố trí việc làm phù hợp. Nếu không có cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp thì Sở Lao động – Thương binh và Xã hội có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các cơ quan nhà nước có liên quan cùng cấp để giải quyết việc làm.

Nếu trước khi nhập ngũ bạn đang làm việc tại tổ chức kinh tế thì khi xuất ngũ tổ chức đó phải có trách nhiệm tiếp nhận lại, bố trí việc làm và bảo đảm tiền lương, tiền công tương xứng với vị trí việc làm và tiền lương, tiền công trước khi nhập ngũ. Nếu trường hợp tổ chức kinh tế đã chấm dứt hoạt động, giải thể hoặc phá sản thì việc giải quyết chế độ, chính sách đối với hạ sĩ quan, binh sĩ xuất ngũ được thực hiện như đối với người lao động của tổ chức kinh tế đó theo quy định của pháp luật về HXH hiện hành.

Được hưởng 100% mức lương và phụ cấp trong giai đoạn làm việc tập sự

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 43 và Khoản 1 Điều 48 Luật Nghĩa vụ quân sự năm 2015 thì khi hạ sĩ quan, binh sĩ khi về địa phương được chính quyền các cấp, cơ quan, tổ chức ưu tiên sắp xếp việc làm và cộng Điểm trong tuyển sinh, tuyển dụng công chức, viên chức; trong thời gian tập sự được hưởng 100% mức lương và phụ cấp của ngạch tuyển dụng tương ứng với trình độ đào tạo.

Chế độ bảo hiểm y tế cho bộ đội xuất ngũ
Chế độ bảo hiểm y tế cho bộ đội xuất ngũ

Quyền lợi của bộ đội xuất ngũ khi có thẻ học nghề

Một trong những quyền lợi được hưởng của công dân sau khi xuất ngũ chính là được trợ cấp tạo việc làm. Quy định này được hướng dẫn bởi Điều 8 Nghị định 27/2016/NĐ-CP, trong đó khoản 3 Điều này đề cập:

Trường hợp hạ sĩ quan, binh sĩ hoàn thành nghĩa vụ phục vụ tại ngũ, khi xuất ngũ nếu có nhu cầu đào tạo nghề và đủ Điều kiện được hỗ trợ đào tạo nghề thì được hỗ trợ đào tạo nghề theo quy định tại Nghị định số 61/2015/NĐ-CP ngày 09 tháng 7 năm 2015 của Chính phủ quy định về chính sách hỗ trợ tạo việc làm và Quỹ quốc gia về việc làm”.

Điều 16 Nghị định 61/2015/NĐ-CP quy định về nội dung và mức hỗ trợ đào tạo nghề như sau:

– Được hỗ trợ đào tạo quy định tại Điều 10 Thông tư số 152/2016/TT-BTC quy định quản lý và sử dụng kinh phí hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp và đào tạo dưới 3 tháng;

– Được hỗ trợ tiền ăn là 30.000 đồng/người/ngày thực học;

– Được hỗ trợ tiền đi lại 200.000 đồng/người/khóa học nếu địa điểm đào tạo ở xa nơi cư trú từ 15km trở lên. Riêng đối với người khuyết tật và người học cư trú ở xã, thôn, bản thuộc vùng khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn theo quy định của Thủ tướng Chính phủ: mức hỗ trợ tiền đi lại 300.000 đồng/người/khóa học nếu địa điểm đào tạo ở xa nơi cư trú từ 5 km trở lên.

Ưu tiên các nội dung chi hỗ trợ đào tạo trong giá trị tối đa của thẻ đào tạo nghề, giá trị còn lại của thẻ đào tạo nghề (nếu có) chi hỗ trợ tiền ăn, tiền đi lại. Trường hợp tổng chi hỗ trợ đào tạo và chi hỗ trợ tiền ăn, tiền đi lại vượt quá giá trị tối đa của thẻ đào tạo nghề thì người học tự chi trả phần kinh phí chênh lệch cho cơ sở giáo dục nghề nghiệp. Trường hợp tổng chi hỗ trợ đào tạo và chi hỗ trợ tiền ăn, tiền đi lại thấp hơn giá trị tối đa của Thẻ thì ngân sách nhà nước quyết toán số chi thực tế.

Theo như thông tin bạn cung cấp thì khi bạn đi học tại trường, bạn được miễn học phí, miễn chỗ ở trong ký túc xá nhưng tiền ăn thì vẫn phải đóng cho nhà trường. Bạn cần xem xét trong trường hợp này, thẻ đào tạo nghề có một giá trị chi trả nhất định, Thẻ ưu tiên các nội dung chi hỗ trợ đào tạo, giá trị còn lại của Thẻ nếu có mới dùng được chi hỗ trợ tiền ăn, tiền đi lại. Do đó, trường hợp của bạn vẫn có thể phải chi trả tiền ăn vì thẻ đào tạo nghề đã chi trả hết các nội dung về hỗ trợ đào tạo.

Chế độ bảo hiểm y tế cho bộ đội xuất ngũ

Điều 4 và 5 Nghị định số 70/2015/NĐ-CP ngày 1-9-2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật BHYT đối với Quân đội nhân dân, Công an nhân dân và người làm công tác cơ yếu quy định:

1. Ngân sách nhà nước bảo đảm toàn bộ phần kinh phí đóng BHYT cho quân nhân.

2. Mức đóng BHYT hằng tháng (kể từ ngày 1-1-2016) như sau:

– Đối với sĩ quan, QNCN: Bằng 4,5% tiền lương tháng theo ngạch bậc, cấp quân hàm và các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên khung, phụ cấp thâm niên nghề (nếu có);

– Đối với hạ sĩ quan, binh sĩ: Bằng 4,5% mức lương cơ sở;

– Căn cứ vào tình hình thực tế, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng chủ trì, phối hợp với Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Y tế, Bộ trưởng Bộ Tài chính và thủ trưởng cơ quan có liên quan trình Chính phủ điều chỉnh mức đóng BHYT phù hợp.

3. Khoản 2 Điều 7 Thông tư số 143/2020/TT-BQP ngày 8-12-2020 của Bộ Quốc phòng hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 146/2018/NĐ-CP ngày 17-10-2018 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn biện pháp thi hành một số điều của Luật BHYT đối với các đối tượng thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng quy định thời hạn sử dụng thẻ BHYT đối với thân nhân của hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ tương ứng thời hạn phục vụ tại ngũ của hạ sĩ quan, binh sĩ thực hiện Luật Nghĩa vụ quân sự.

Điều 19 Nghị định số 70/2015/NĐ-CP ngày 1-9-2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật BHYT đối với Quân đội nhân dân, Công an nhân dân và người làm công tác cơ yếu quy định, trong các trường hợp như sau, thì quân nhân được thanh toán chi phí KCB trực tiếp:

1. KCB tại cơ sở KCB không ký hợp đồng KCB BHYT;

2. KCB không đúng nơi đăng ký KCB ban đầu, không đủ thủ tục hoặc chuyển tuyến điều trị không đúng quy định;

3. Vì điều kiện khách quan, bất khả kháng cơ sở KCB không đảm bảo quyền lợi KCB BHYT.

Mời bạn xem thêm bài viết

Thông tin liên hệ

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật sư X về chủ đề “Chế độ bảo hiểm y tế cho bộ đội xuất ngũ”. Chúng tôi hi vọng rằng bài viết có giúp ích được cho bạn.

Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của Luật sư X dịch vụ đăng ký bảo hộ thương hiệu, về thay đổi họ tên cha trong giấy khai sinh, thủ tục đăng ký bảo hộ logo, coi mã số thuế cá nhân, cấp phép bay flycam, tra cứu quy hoạch xây dựng, xin xác nhận độc thân, dịch vụ hợp thức hóa lãnh sự, đơn xin xác nhận tình trạng hôn nhân, tạm dừng công ty, trích lục khai tử, các quy định pháp luật về điều kiện thành lập;… Hãy liên hệ qua số điện thoại: 0833.102.102

Câu hỏi thường gặp

Xuất ngũ là gì?

Hạ sĩ quan, chiến sĩ đã hết thời hạn phục vụ tại ngũ quy định tại Khoản 3 Điều 4 Nghị định này thì được xuất ngũ. Trong trường hợp không đủ điều kiện để tiếp tục thực hiện nghĩa vụ, hạ sĩ quan, chiến sĩ có thể được giải quyết xuất ngũ trước thời hạn. Điều kiện và thủ tục xuất ngũ trước thời hạn do Bộ trưởng Bộ Công an quy định.
2Hạ sĩ quan, chiến sĩ hoàn thành nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân khi về nơi cư trú, nơi làm việc hoặc học tập trong thời hạn mười lăm ngày làm việc, phải đến cơ quan đăng ký nghĩa vụ quân sự để đăng ký vào ngạch dự bị.

Điều kiện để sau khi xuất ngũ được ở lại phục vụ quân đội lâu dài là gì?

Việc sau khi hết thời gian thực hiện nghĩa vụ quân sự, bạn muốn được phục vụ lâu dài trong Quân đội là vấn đề không nói trước được, bởi phụ thuộc vào 2 yếu tố:
– Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ kỹ thuật của bạn.
– Nhu cầu của quân đội nhân dân.

Điều kiện được xuất ngũ trước hạn đối với chiến sĩ công an nhân dân là gì?

Theo quy định thì nếu bạn thuộc một trong những trường hợp không đủ điều kiện sức khỏe; là lao động chính trong gia đình hoặc thuộc trường hợp gia đình thương binh, liệt sĩ… thì có thể được xem xét để được xuất ngũ trước thời hạn.  

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm