Đối với những nhà kinh doanh hẳn không còn xa lạ với thuế thu nhập doanh nghiệp. Con số thuế mà mỗi doanh nghiệp phải trả là khác nhau, với cùng một công thức tính, những còn dựa vào thu nhập của doanh nghiệp đó mỗi năm, và chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp không phải là một con số cụ thể. Vậy chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp là bao nhiêu? Xác định số chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp như thế nào?
Bài viết sau sẽ giải đáp những thắc mắc quanh vấn đề này. LSX hi vọng sẽ mang lại những thông tin hữu ích đến với các bạn.
Căn cứ pháp lý
Luật thuế thu nhập doanh nghiệp
Thông tư 78/2014/TT-BTC
Thuế thu nhập doanh nghiệp là gì?
Thuế thu nhập doanh nghiệp (Profit tax) là loại thuế trực thu, đánh vào thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp bao gồm thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ và thu nhập khác theo quy định của pháp luật.
Đối tượng phải đóng thuế thu nhập doanh nghiệp?
Theo quy định của Thông tư 78/2014/TT-BTC, hướng dẫn thi hành nghị định số 218/2013/NĐ-CP ngày 26/12/2013 của chính phủ quy định và hướng dẫn thi hành luật thuế thu nhập doanh nghiệp thì các đối tượng phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp bao gồm:
- Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam
- Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật nước ngoài (sau đây gọi là doanh nghiệp nước ngoài) có cơ sở thường trú hoặc không có cơ sở thường trú tại Việt Nam;
- Tổ chức được thành lập theo Luật hợp tác xã;
- Đơn vị sự nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam;
- Tổ chức khác có hoạt động sản xuất kinh doanh có thu nhập chịu thuế.
Khoản thu nhập nào được miễn thuế TNDN?
Ngoài thu nhập chịu thuế TNDN, kế toán doanh nghiệp cũng cần lưu ý những quy định về khoản thu nhập được miễn thuế TNDN dưới đây:
Điều 4 Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp 2008, khoản 3 Điều 1 Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi 2013, khoản 2 Điều 1 Luật sửa đổi các Luật về thuế 2014 quy định chi tiết các khoản thu nhập của doanh nghiệp được miễn thuế gồm:
(1) Thu nhập từ lĩnh vực nông nghiệp, thủy sản và diêm nghiệp:
- Thu nhập của hợp tác xã từ hoạt động trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng, chế biến nông sản, thủy sản, sản xuất muối;
- Thu nhập của hợp tác xã hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp trong điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn & đặc biệt khó khăn;
- Thu nhập của doanh nghiệp từ hoạt động trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng, chế biến nông sản, thủy sản với điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn;
- Thu nhập từ hoạt động đánh bắt hải sản;
(2) Thu nhập từ việc thực hiện dịch vụ kỹ thuật trực tiếp phục vụ nông nghiệp theo quy định;
(3) Thu nhập từ việc thực hiện hợp đồng nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, sản phẩm đang trong thời kỳ sản xuất thử nghiệm, sản phẩm làm ra từ công nghệ mới lần đầu áp dụng tại Việt Nam;
(4) Thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp đáp ứng cùng lúc 3 điều kiện như sau:
Có từ trên 30% số lao động bình quân trong năm thuộc diện người khuyết tật, người sau cai nghiện, người nhiễm HIV/AIDS;
Trong năm có số lao động trung bình từ trên 20 người;
Không kể doanh nghiệp đang hoạt động trong các lĩnh vực: tài chính, bất động sản…
(5) Thu nhập có từ hoạt động dạy nghề dành cho đối tượng dân tộc thiểu số, người khuyết tật, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn/đối tượng có tệ nạn xã hội;
(6) Thu nhập phát sinh từ hoạt động góp vốn, liên doanh, liên kết với doanh nghiệp trong nước, sau khi đã nộp thuế TNDN;
(7) Khoản tài trợ thu được sử dụng cho mục đích giáo dục, nghiên cứu khoa học, văn hoá, nghệ thuật, từ thiện, hoạt động nhân đạo, xã hội khác tại Việt Nam;
(8) Thu nhập từ chuyển nhượng chứng chỉ giảm phát thải (CERs) của doanh nghiệp được cấp chứng chỉ giảm phát thải… ;
Xác định chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp
Số tiền thuế TNDN = Thu nhập tính thuế – Phần trích lập quỹ KH&CN (nếu có) x Thuế suất
Trong đó:
– Thu nhập tính thuế được xác định ở mục dưới
– Phần trích lập quỹ khoa học và công nghệ: Theo đó, doanh nghiệp tự quyết định mức trích lập hằng năm nhưng không được vượt quá 10% thu nhập tính thuế (theo khoản 1 Điều 18 Nghị định 218/2013/NĐ-CP).
– Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp thông thường là 20%, trừ trường hợp:
- Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp đối với hoạt động tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu, khí và tài nguyên quý hiếm khác tại Việt Nam từ 32% đến 50% phù hợp với từng dự án, từng cơ sở kinh doanh.
Đặc biệt, đối với lĩnh vực dầu khí (khai thác, thăm dò, tìm kiếm), thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp 2023 áp dụng đối với các doanh nghiệp này có sự thay đổi từ 32%- 50% thành 25%-50% từ 1/7/2023.
- Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp đối với doanh nghiệp được hưởng ưu đãi về thuế suất với mức 10%, 17%
Các khoản thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp
Theo Thông tư 78/2014/TT-BTC, Thu nhập chịu thuế TNDN là khoản thu từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá dịch vụ và các loại thu nhập khác bao gồm:
- Thu nhập từ việc chuyển giao vốn, chuyển nhượng BĐS;
- Thu nhập từ quyền sở hữu sử dụng tài sản, cho thuê hay thanh lý tài sản;
- Thu nhập từ lãi tiền gửi ngân hàng, cho vay, bán ngoại tệ, các khoản dự phòng;
- Thu khoản nợ khó đòi đã xóa nay đòi được; khoản nợ phải trả không xác định được chủ;
- Khoản thu nhập có được từ những năm trước bị sót hay những hoạt động sản xuất kinh doanh không nằm trên lãnh thổ Việt Nam…
Thu nhập chịu thuế = Doanh thu – Chi phí được trừ + Các khoản thu nhập khác
Hướng dẫn tính chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp
Bước 1: Tập hợp doanh thu – chi phí để xác định thu nhập chịu thuế trong quý
Nguồn số liệu để tổng hợp doanh thu và chi phí sẽ được lấy từ sổ sách sách kế toán, trên các TK đã hạch toán ở các Bút toán kết chuyển cuối quý.
Gồm có:
a) Doanh thu: (đầu 5 và đầu 7)
- Kết chuyển doanh thu: Nợ 511 – Có 911
- Kết chuyển doanh thu tài chính: Nợ 515 – Có 911
- Kết chuyển thu nhập khác: Nợ 711 – có 911
b) Chi phí: (đầu 6 và đầu 8)
- Kết chuyển chi phí giá vốn: Nợ 911 – Có 632
- Kết chuyển chi phí tài chính: Nợ 911 – có 635
- Kết chuyển chi phí quản lý doanh nghiệp: Nợ 911 – có 642
- Kết chuyển chi phí bán hàng: Nợ 911 – Có 6421 (Thông tư 200 là 641)
- Kết chuyển chi phí khác: Nợ 911 – Có 811.
(Lưu ý: Theo luật thuế TNDN thì chỉ có chi phí được trừ mới được đưa vào khi tính thuế TNDN nên sẽ phải loại các chi phí không được trừ ra nhé)
Tổng hợp số liệu xong, lấy: (TK đầu 5 + TK đầu 7) – (TK đầu 6 + TK đầu 8)
Nếu kết quả nhỏ hơn 0 => quý tạm tính này không phải nộp thuế.
(Việc tạm tính thuế TNDN quý dừng lại tại đây, không phải làm gì nữa)
Nếu kết quả lớn hơn 0 => Thực hiện tiếp bước 2
Bước 2: Xác định thu nhập tính thuế:
Tổng hợp thu nhập được miễn thuế đã phát sinh trong kỳ: Các doanh nghiệp thông thường sẽ không có các khoản thu nhập miễn thuế. Nếu công ty có thì cần có phương pháp để tổng hợp các khoản này ngay khi hạch toán ghi sổ (Ví dụ như nếu sử dụng phần mềm kế toán thì có thể dùng mã thống kê, nếu làm sổ sách bằng excel thì có thể theo dõi trên 1 file riêng cho các khoản này, để đến khi cần thông tin chỉ cần lọc hoặc mở file là có, tránh bị sót)
Xác định các khoản lỗ được kết chuyển theo quy định: khi thu nhập chịu thuế > 0, chúng ta sẽ xem xét thêm kỳ trước có khoản lỗ còn được chuyển kỳ này hay không. Nếu có thì chuyển để giảm hoặc không phải nộp thuế.
=> Sau khi xác định được thêm 2 khoản 2 là có thể tính được thu nhập tính thuế rồi:
Thu nhập tính thuế = Thu nhập chịu thuế – Thu nhập được miễn thuế – Các khoản lỗ
Nếu thu nhập tính thuế < 0 => quý tạm tính này không phải nộp thuế.
(Việc tạm tính thuế TNDN quý dừng lại tại đây, không phải làm gì nữa)
Nếu Thu nhập tính thuế > 0 => Thực hiện tiếp bước 3
Bước 3: Xác định Phần trích lập quỹ KH&CN (nếu có)
Nếu công ty không có phần trích này thì bỏ qua bước 3 => Chuyển sang bước 4
Bước 4: Xác định số thuế TNDN tạm tính phải nộp
- Nếu công ty có phần trích KH&CN:
Thuế TNDN phải nộp = (Thu nhập tính thuế – Phần trích lập quỹ KH&CN) x Thuế suất - Nếu công ty không có phần trích KH&CN:
Thuế TNDN phải nộp = Thu nhập tính thuế x Thuế suất
Bước 5: Xác định số thuế TNDN được giảm (dành cho DN có tổng doanh thu năm 2022 dưới 200 tỷ và doanh thu trong kỳ tính thuế năm 2022 giảm so với doanh thu trong kỳ tính thuế năm 2019)
Số tiền thuế TNDN được giảm = Số thuế TNDN phải nộp X 30%
Bước 6: Xác định số thuế TNDN tạm tính còn phải nộp (sau giảm)
Số thuế TNDN còn phải nộp = Số thuế TNDN phải nộp (bước 4) – Số thuế TNDN được giảm (Bước 5)
=> Có thể mang số tiền đã tính ra ở bước 6 này đi nộp, hạn nộp tiền: Chậm nhất là ngày thứ 30 tháng đầu quý sau quý tạm tính.
Ví dụ thực hiện tạm tính quý 3/2022 ra số tiền thuế TNDN còn phải nộp là 1tr thì hạn nộp tiền là ngày 30/10/2022
Chú ý khi tính thuế TNDN tạm nộp quý: Căn cứ theo Điều 8 Nghị định 126/2020/NĐ-CP quy định:
Hàng quý doanh nghiệp sẽ tự tính số tiền thuế TNDN tạm nộp quý để nộp cho Cơ quan Thuế -> Chậm nhất là ngày 30 của tháng đầu quý sau.
Tổng số thuế TNDN tạm nộp 3 quý đầu năm Không được thấp hơn 75% số thuế TNDN phải nộp theo quyết toán năm.
Nếu nộp thiếu so với số thuế phải tạm nộp 3 quý đầu năm thì phải nộp tiền chậm nộp tính trên số thuế nộp thiếu kể từ ngày tiếp sau ngày cuối cùng của thời hạn tạm nộp thuế thu nhập doanh nghiệp quý 03 đến ngày nộp số thuế còn thiếu vào ngân sách nhà nước.
Mời bạn xem thêm bài viết
- Thủ tục hoàn thuế gtgt hàng nhập khẩu như thế nào?
- Thủ tục hoàn thuế hiện nay như thế nào?
- Năm 2023 tặng cho nhà đất có phải nộp thuế không?
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp“. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Luật sư X với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ pháp lý như Trích lục khai sinh Bắc Giang. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833102102
Câu hỏi thường gặp
Doanh nghiệp tiến hành nộp hồ sơ khai thuế TNDN tại Cục hoặc Chi cục thuế quản lý trực tiếp.
Nếu DN có cơ sở sản xuất hạch toán phụ thuộc ở địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác với nơi có trụ sở chính thì nộp hồ sơ khai thuế cả cho nơi phát sinh đơn vị phụ thuộc tại Tỉnh, thành phố có trụ sở chính.
Tạm nộp thuế TNDN hàng quý: hạn cuối là ngày 30 tháng đầu quý sau khi phát sinh nghĩa vụ thuế TNDN;
Kê khai thuế TNDN theo từng lần phát sinh: hạn cuối là ngày thứ 10 kể từ khi phát sinh nghĩa vụ thuế TNDN;
Quyết toán thuế TNDN: hạn cuối là ngày cuối cùng của tháng thứ 3 kể từ khi kết thúc năm tài chính hoặc năm dương lịch;
Quyết toán giải thể: hạn cuối là ngày thứ 45 kể từ quyết định giải thể.
Bước 1: Xác định số thuế được giảm khi tạm nộp thuế thu nhập doanh nghiệp hàng quý
Căn cứ doanh thu trong kỳ tính thuế năm 2022 và dự kiến doanh thu trong kỳ tính thuế năm 2023, doanh nghiệp tự xác định số thuế được giảm khi tạm nộp thuế thu nhập doanh nghiệp hàng quý.
Bước 2: Kê khai giảm thuế TNDN
Người nộp thuế kê khai theo mẫu tờ khai ban hành kèm theo Thông tư số 80/2021/TT-BTC.
Bước 3: Xác nhận kết quả
Sau quá trình xét duyệt, cơ quan có thẩm quyền tiến hành xác định doanh nghiệp có thuộc nhóm được giảm thuế theo quy định của Pháp luật không và thông báo cho doanh nghiệp.