Bảo hiểm y tế có vai trò đặc biệt quan trọng, góp phần hỗ trợ đời sống sức khỏe của mọi người dân. Trong đó đối với nhóm đối tượng thuộc diện hộ nghèo luôn được Nhà nước quan tâm thông qua việc ban hành các chiến lược, chính sách hỗ trợ cho người nghèo đảm bảo về mức sống tinh thần, sức khỏe nhằm góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống. Vậy cơ quan Nhà nước nói chung và Bộ Y Tế nói riêng thực thi chính sách khám chữa bệnh cho người nghèo hiện nay ra sao? Câu trả lời sẽ được LSX làm sáng tỏ thông qua bài viết dưới đây. Mời quý đọc giả cùng đón xem!
Căn cứ pháp lý
- Luật Bảo hiểm 2008, (sửa đổi, bổ sung 2014)
- Nghị định 07/2021/NĐ-CP
- Nghị định 146/2018/NĐ-CP
- Quyết định 14/2012/QĐ-TTg
Tiêu chí xác định hộ nghèo ở khu vực nông thôn để áp dụng chính sách ưu đãi khám chữa bệnh
Theo thống kê về mức sống dân cư, khu vực nông thôn do tình hình kinh tế phát triển còn hạn chế, chưa tạo được nhiều cơ hội làm việc, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân. Do đó, tỷ trọng hộ nghèo ở khu vực nông thôn luôn ở mức báo động. Nhằm đảm bảo cân bằng xã hội, an sinh quốc gia, Nhà nước ban hành chủ trương, chính sách hỗ trợ hộ nghèo nói chung và cụ thể là chính sách ưu đãi khám chữa bệnh cho đối tượng là hộ nghèo ở khu vực nông thôn nói riêng. Dưới đây là thông tin về tiêu chí xác định hộ nghèo ở khu vực nông thôn để áp dụng chính sách ưu đãi khám chữa bệnh, cụ thể như sau:
Căn cứ theo quy định tại Điều 3 Nghị định 07/2021/NĐ-CP, tiêu chí xác định hộ nghèo ở khu vực nông thôn được quy định như sau:
* Các tiêu chí đo lường nghèo đa chiều giai đoạn 2022 – 2025:
– Tiêu chí thu nhập khu vực nông thôn: 1.500.000 đồng/người/tháng.
– Tiêu chí mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản
+ Các dịch vụ xã hội cơ bản (06 dịch vụ), gồm: việc làm; y tế; giáo dục; nhà ở; nước sinh hoạt và vệ sinh; thông tin.
+ Các chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản (12 chỉ số), gồm: việc làm; người phụ thuộc trong hộ gia đình; dinh dưỡng; bảo hiểm y tế; trình độ giáo dục của người lớn; tình trạng đi học của trẻ em; chất lượng nhà ở; diện tích nhà ở bình quân đầu người; nguồn nước sinh hoạt; nhà tiêu hợp vệ sinh; sử dụng dịch vụ viễn thông; phương tiện phục vụ tiếp cận thông tin.
+ Dịch vụ xã hội cơ bản, chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản và ngưỡng thiếu hụt quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 07/2021/NĐ-CP.
* Chuẩn hộ nghèo khu vực nông thôn: Là hộ gia đình có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ 1.500.000 đồng trở xuống và thiếu hụt từ 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản trở lên.
Như vậy, tiêu chí xác định hộ nghèo ở khu vực nông thôn để áp dụng chính sách ưu đãi khám chữa bệnh được xác định theo các tiêu chí nêu trên.
Chính sách khám chữa bệnh cho người nghèo hiện nay ra sao?
Tiêu chí xác định hộ nghèo ở khu vực thành thị để áp dụng chính sách ưu đãi khám chữa bệnh
Tuy khu vực thành thị về tỷ trọng hộ nghèo không cao nhưng không phải là không có, nhằm đảm bảo tính công bằng, đáp ứng kịp thời các phương pháp hỗ trợ dân nghèo, cơ quan Bộ Y Tế cũng có những quy định cụ thể áp dụng chính sách khám chữa bệnh cho hộ nghèo ở khu vực thành thị. Vậy có những tiêu chí nào xác định hộ nghèo ở khu vực thành thị áp dụng được chính sách ưu đãi về khám chữa bệnh của cơ quan Nhà nước? Mời quý đọc giả xem ngay thông tin quy định bên dưới!
Căn cứ theo quy định tại Điều 3 Nghị định 07/2021/NĐ-CP, tiêu chí xác định hộ nghèo ở khu vực nông thôn được quy định như sau:
* Các tiêu chí đo lường nghèo đa chiều giai đoạn 2022 – 2025:
– Tiêu chí thu nhập khu vực thành thị: 2.000.000 đồng/người/tháng.
– Tiêu chí mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản
+ Các dịch vụ xã hội cơ bản (06 dịch vụ), gồm: việc làm; y tế; giáo dục; nhà ở; nước sinh hoạt và vệ sinh; thông tin.
+ Các chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản (12 chỉ số), gồm: việc làm; người phụ thuộc trong hộ gia đình; dinh dưỡng; bảo hiểm y tế; trình độ giáo dục của người lớn; tình trạng đi học của trẻ em; chất lượng nhà ở; diện tích nhà ở bình quân đầu người; nguồn nước sinh hoạt; nhà tiêu hợp vệ sinh; sử dụng dịch vụ viễn thông; phương tiện phục vụ tiếp cận thông tin.
– Dịch vụ xã hội cơ bản, chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản và ngưỡng thiếu hụt quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 07/2021/NĐ-CP.
* Chuẩn hộ nghèo khu vực thành thị: Là hộ gia đình có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ 2.000.000 đồng trở xuống và thiếu hụt từ 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản trở lên.
Như vậy, tiêu chí xác định chuẩn hộ nghèo ở khu vực thành thị áp dụng chính sách ưu đãi khám chữa bệnh được xác định theo quy định nêu trên.
Chính sách khám chữa bệnh cho người nghèo hiện nay ra sao?
Theo như quy định trên, khi đáp ứng các tiêu chí để xác định hộ nghèo ở các khu vực nông thôn lẫn thành thị để có thể áp dụng các chính sách ưu đãi trong công tác chăm khám chữa bệnh. Là cơ sở căn cứ để Nhà nước thực thi các chính sách khám chữa bệnh đối với những đối tượng thuộc diện nghèo, cụ thể bao gồm những quyền lợi ưu đãi như sau:
Được cấp thẻ bảo hiểm y tế miễn phí
Căn cứ khoản 9 Điều 3 Nghị định 146/2018/NĐ-CP quy định:
Người thuộc hộ gia đình nghèo; người dân tộc thiểu số đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn; người đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn; người đang sinh sống tại xã đảo, huyện đảo và một số đối tượng khác, cụ thể:
a) Người thuộc hộ gia đình nghèo theo tiêu chí về thu nhập, người thuộc hộ nghèo đa chiều có thiếu hụt về bảo hiểm y tế quy định tại Quyết định số 59/2015/QĐ-TTg ngày 19 tháng 11 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ ban hành chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016 – 2020 và các quyết định khác của cơ quan có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế chuẩn nghèo áp dụng cho từng giai đoạn;
Theo đó, người thuộc hộ nghèo không phải mất tiền mua BHYT mà sẽ được cấp thẻ miễn phí để hưởng các quyền lợi về BHYT.
Ưu đãi về mức hưởng BHYT
– Khám chữa bệnh đúng tuyến:
Tại điểm a khoản 1 Điều 14 Nghị định 146/2018/NĐ-CP như sau:
Người tham gia bảo hiểm y tế khi đi khám bệnh, chữa bệnh theo quy định tại các Điều 26, 27 và 28 của Luật bảo hiểm y tế; khoản 4 và 5 Điều 22 của Luật bảo hiểm y tế thì được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong phạm vi được hưởng với mức hưởng như sau:
a) 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với đối tượng quy định tại các khoản 3, 4, 8, 9, 11 và 17 Điều 3 Nghị định này
Như vậy, người thuộc hộ gia đình nghèo khi đi khám chữa bệnh đúng tuyến sẽ được Quỹ BHYT thanh toán chi phí trong phạm vi được hưởng với mức hưởng 100% chi phí khám chữa bệnh.
– Khám chữa bệnh trái tuyến:
+ Đang sống ở vùng có điều kiện khó khăn, đặc biệt khó khăn:
Căn cứ khoản 5 Điều 22 Luật Bảo hiểm y tế 2008 (được sửa đổi bởi khoản 15 Điều 1 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi 2014) như sau:
Khám chữa bệnh đối với bệnh viện tuyến huyện, điều trị nội trú đối với bệnh viện tuyến tỉnh, tuyến trung ương: mức hưởng BHYT là 100%.
+ Không sống ở vùng có điều kiện khó khăn, đặc biệt khó khăn:
Theo khoản 3 Điều 22 Luật Bảo hiểm y tế 2008 (được sửa đổi bởi khoản 15 Điều 1 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi 2014), người thuộc hộ gia đình nghèo thông thường đi khám chữa bệnh trái tuyến được hưởng BHYT với tỷ lệ như sau:
Tại bệnh viện tuyến trung ương là 40% chi phí điều trị nội trú;
Tại bệnh viện tuyến tỉnh là 100% chi phí điều trị nội trú;
Tại bệnh viện tuyến huyện là 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh.
Hỗ trợ tiền ăn cho bệnh nhân nghèo nằm viện
Theo khoản 3 Điều 1 Quyết định 14/2012/QĐ-TTg, người thuộc hộ nghèo khi điều trị nội trú các cơ sở y tế của Nhà nước từ tuyến huyện trở lên được hỗ trợ tiền ăn với mức tối thiểu 3% mức lương tối thiểu chung/người bệnh/ngày.
Mức lương cơ sở áp dụng năm 2021 là 1,49 triệu đồng.
Mức hỗ trợ chi phí đi lại, chuyển viện
Đồng thời, cũng tại khoản 3 Điều 1 Quyết định 14/2012/QĐ-TTg, ngoài việc được hỗ trợ tiền ăn, bệnh nhân nghèo còn được hỗ trợ tiền đi lại từ nhà đến bệnh viện, từ bệnh viện về nhà và chuyển bệnh viện trong các trường hợp:
– Khi điều trị nội trú tuyến huyện trở lên;
– Cấp cứu;
– Tử vong;
– Bệnh quá nặng và và người nhà có nguyện vọng đưa về nhà nhưng không được bảo hiểm y tế hỗ trợ.
Khuyến nghị
Đội ngũ luật sư, luật gia cùng chuyên viên, chuyên gia tư vấn pháp lý với kinh nghiệm nhiều năm trong nghề, chúng tôi có cung cấp dịch vụ tư vấn luật dân sự Luật sư X với phương châm “Đưa luật sư đến ngay tầm tay bạn” chúng tôi đảm bảo với quý khách hàng sự UY TÍN – CHẤT LƯỢNG – CHUYÊN NGHIỆP.
Thông tin liên hệ:
Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Chính sách khám chữa bệnh cho người nghèo hiện nay ra sao?“. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, LSX với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ pháp lý như soạn thảo mẫu đơn sang tên sổ đỏ. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833102102
Mời bạn xem thêm bài viết:
- Bệnh nhân ung thư có được hưởng trợ cấp xã hội không?
- Ưu đãi giáo dục đối với con thương binh là bao nhiêu?
- Nghỉ ngang công ty giữ sổ bảo hiểm không chốt sổ có bị phạt?
Câu hỏi thường gặp
Các trường hợp không được bảo hiểm y tế thanh toán được liệt kê cụ thể tại Điều 23 Luật Bảo hiểm y tế bao gồm:
(1) Chi phí khám, chữa bệnh, phục hồi chức năng, khám thai định kỳ, sinh con; cho phí vận chuyển từ tuyến huyện lên tuyến trên mà đã được ngân sách nhà nước chi trả.
(2) Chi phí điều dưỡng, an dưỡng tại cơ sở điều dưỡng, an dưỡng.
(3) Chi phí khám sức khỏe.
(4) Chi phí xét nghiệm, chẩn đoán thai không nhằm mục đích điều trị.
(5) Chi phí sử dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, dịch vụ kế hoạch hóa gia đình, nạo hút thai, phá thai, trừ trường hợp phải đình chỉ thai nghén do nguyên nhân bệnh lý của thai nhi hay của sản phụ.
(6) Chi phí sử dụng dịch vụ thẩm mỹ.
(7) Chi phí điều trị lác, cận thị và tật khúc xạ của mắt, trừ trường hợp trẻ em dưới 06 tuổi.
(8) Chí phí sử dụng vật tư y tế thay thế bao gồm chân tay giả, mắt giả, răng giả, kính mắt, máy trợ thính, phương tiện trợ giúp vận động trong khám bệnh, chữa bệnh và phục hồi chức năng.
(9) Cho phí Khám, chữa bệnh, phục hồi chức năng trong trường hợp thảm họa.
(10) Chi phí khám, chữa bệnh nghiện ma túy, nghiện rượu hoặc chất gây nghiện khác.
(11) Chi phí giám định y khoa, giám định pháp y, giám định pháp y tâm thần.
(12) Chi phí tham gia thử nghiệm lâm sàng, nghiên cứu khoa học.
Theo khoản 1 Điều 22 Luật Bảo hiểm y tế hiện hành, mức hưởng bảo hiểm y tế đúng tuyến dành cho người bệnh tham gia bảo hiểm y tế được quy định như sau:
100% chi phí khám, chữa bệnh: Bộ đội, công an; người có công với cách mạng, cựu chiến binh; trẻ em dưới 06 tuổi; người thuộc hộ gia đình nghèo; người có thời gian tham gia BHYT 5 năm liên tục và có số tiền cùng chi trả chi phí khám, chữa bệnh trong năm lớn hơn 6 tháng lương cơ sở…
95% chi phí khám, chữa bệnh: Người hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hàng tháng; người thuộc hộ gia đình cận nghèo…
80% chi phí khám, chữa bệnh: Đối tượng khác.
Căn cứ Điều 12 Luật Bảo hiểm y tế 2008 (được sửa đổi bởi khoản 6 Điều 1 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi 2014) quy định đối tượng tham gia bảo hiểm y tế như sau:
Học sinh là đối tượng tham gia bảo hiểm y tế bắt buộc, thuộc nhóm được ngân sách nhà nước hỗ trợ mức đóng. Do đó, nếu học sinh chỉ thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm y tế học sinh được ngân sách nhà nước hỗ trợ mức đóng thì bắt buộc phải mua bảo hiểm y tế theo trường.
Tuy nhiên, nếu học sinh thuộc nhóm đối tượng tham gia bảo hiểm y tế do ngân sách nhà nước đóng như người thuộc hộ gia đình nghèo; người dân tộc thiểu số đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế-xã hội khó khăn, thân nhân chiến sĩ quân đội nhân dân; người đang sinh sống tại xã đảo, huyện đảo… sẽ không phải mua bảo hiểm y tế theo trường.
Như vậy, nếu loại bảo hiểm mà người dân mua ở công ty bảo hiểm theo dạng cá nhân bên ngoài không nằm trong Luật Bảo hiểm y tế thì học sinh đó phải tham gia bảo hiểm y tế theo trường.