Cho người khác sử dụng thẻ hướng dẫn viên du lịch để hành nghề có bị xử lý?

bởi Đinh Tùng
Cho người khác sử dụng thẻ hướng dẫn viên du lịch để hành nghề có bị xử lý?

Xin chào luật sư X. Tôi là Hoàng Việt A, một người mới làm hướng dẫn viên du lịch và tôi có một thắc mắc về việc Cho người khác sử dụng thẻ hướng dẫn viên du lịch để hành nghề có bị xử lý?. Mong luật sư giải đáp giúp tôi. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho Luật Sư X. Để giải đáp thắc mắc “Cho người khác sử dụng thẻ hướng dẫn viên du lịch để hành nghề có bị xử lý?” và cũng như nắm rõ một số vấn đề xoay quanh câu hỏi này. Mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi như sau:

Căn cứ pháp lý

Cho người khác sử dụng thẻ hướng dẫn viên du lịch để hành nghề có bị xử lý hay không?

Căn cứ Khoản 6 Điều 9 Nghị định 45/2019/NĐ-CP (có hiệu lực từ ngày 01/08/2019) xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch quy định về các hành vi Vi phạm hướng dẫn du lịch theo đó :

Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

– Kê khai không trung thực hồ sơ đề nghị cấp, cấp đổi, cấp lại thẻ hướng dẫn viên du lịch;

– Thuê, cho thuê, mượn, cho mượn thẻ hướng dẫn viên du lịch;

– Hoạt động hướng dẫn du lịch không đúng phạm vi hành nghề của hướng dẫn viên du lịch theo quy định.

Như vậy kể từ ngày 01/08/2019 đối với hành vi hướng dẫn viên du lịch cho người khác mượn thẻ hành nghề sẽ bị xử phạt nặng tối đa lên đến 15.000.000 đồng

Hướng dẫn viên du lịch không có thẻ hành nghề bị xử lý như thế nào?

Căn cứ điểm a Khoản 7 Điều 9 Nghị định 45/2019/NĐ-CP (có hiệu lực từ ngày 01/08/2019) xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch quy định về các hành vi Vi phạm quy định về hướng dẫn du lịch cụ thể như sau:

Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Không có thẻ hướng dẫn viên du lịch khi hành nghề

Như vậy kể từ ngày 01/08/2019 đối với hành vi hướng dẫn viên du lịch không có thẻ hướng dẫn viên khi hành nghề sẽ bị xử phạt nặng tối đa có thể lên đến 20.000.000 đồng

Hồ sơ xin cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch có cần lý lịch tư pháp không?

Theo Khoản 1 Điều 60 Luật Du lịch 2017 quy định về hồ sơ đề nghị cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch quốc tế, thẻ hướng dẫn viên du lịch nội địa bao gồm:

– Đơn đề nghị cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định;

Sơ yếu lý lịch có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú;

– Bản sao có chứng thực các văn bằng, chứng chỉ tương ứng với điều kiện quy định tại điểm d khoản 1 hoặc điểm b và điểm c khoản 2 Điều 59 của Luật này;

– Giấy chứng nhận sức khỏe do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền cấp trong thời hạn không quá 06 tháng tính đến thời điểm nộp hồ sơ;

– 02 ảnh chân dung màu cỡ 3cm x 4cm.

Như vậy, hồ sơ đề nghị cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch nội địa không cần phải có phiếu lý lịch tư pháp. Do đó, chị chỉ cần chuẩn bị những giấy tờ theo quy định trên.

Cho người khác sử dụng thẻ hướng dẫn viên du lịch để hành nghề có bị xử lý không?
Cho người khác sử dụng thẻ hướng dẫn viên du lịch để hành nghề có bị xử lý không?

Điều kiện cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch nội địa

Theo Khoản 1 Điều 59 Luật Du lịch 2017 quy định điều kiện cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch nội địa cụ thể như sau:

– Có quốc tịch Việt Nam, thường trú tại Việt Nam;

– Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;

– Không mắc bệnh truyền nhiễm, không sử dụng chất ma túy;

– Tốt nghiệp trung cấp trở lên chuyên ngành hướng dẫn du lịch; trường hợp tốt nghiệp trung cấp trở lên chuyên ngành khác phải có chứng chỉ nghiệp vụ hướng dẫn du lịch nội địa.

Như vậy, bạn cần tốt nghiệp trung cấp trở lên chuyên ngành hướng dẫn du lịch hoặc tốt nghiệp trung cấp trở lên chuyên ngành khác phải có chứng chỉ nghiệp vụ hướng dẫn du lịch nội địa (không yêu cầu về trung cấp 02 năm) và đáp ứng các điều kiện trên sẽ được cấp thẻ hướng dẫn viên nội địa.

Thu hồi thẻ hướng dẫn viên du lịch trong trường hợp nào?

Căn cứ Khoản 1 Điều 64 Luật Du lịch 2017 quy định:

Thẻ hướng dẫn viên du lịch bị thu hồi trong trường hợp hướng dẫn viên du lịch có một trong các hành vi sau đây:

– Làm phương hại đến chủ quyền, lợi ích quốc gia, quốc phòng, an ninh;

– Cho cá nhân khác sử dụng thẻ hướng dẫn viên du lịch để hành nghề;

– Không bảo đảm điều kiện hành nghề, điều kiện cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch theo quy định của Luật này;

– Giả mạo hồ sơ cấp, cấp đổi, cấp lại thẻ hướng dẫn viên du lịch.

Hướng dẫn viên du lịch hoạt động sai phạm vi hành nghề bị xử lý như thế nào?

Căn cứ Khoản 6 Điều 9 Nghị định 45/2019/NĐ-CP (có hiệu lực từ ngày 01/08/2019) xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch quy định về các hành vi vi phạm hướng dẫn du lịch theo đó Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

– Kê khai không trung thực hồ sơ đề nghị cấp, cấp đổi, cấp lại thẻ hướng dẫn viên du lịch;

– Thuê, cho thuê, mượn, cho mượn thẻ hướng dẫn viên du lịch;

– Hoạt động hướng dẫn du lịch không đúng phạm vi hành nghề của hướng dẫn viên du lịch theo quy định.

Như vậy, kể từ ngày 01/08/2019 đối với hành vi hướng dẫn viên du lịch hướng dẫn không đúng phạm vi hành nghề sẽ bị xử phạt nặng tối đa lên đến 15.000.000 đồng

Hồ sơ đổi thẻ hướng dẫn viên du lịch gồm những gì?

Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).

– Đơn đề nghị cấp đổi thẻ hướng dẫn viên du lịch (Mẫu số 12 Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư số 06/2017/TT-BVHTTDL ngày 15 tháng 12 năm 2017);

– Sơ yếu lý lịch có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú;

– Giấy chứng nhận sức khỏe do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền cấp trong thời hạn không quá 06 tháng tính đến thời điểm nộp hồ sơ;

– 02 ảnh chân dung màu cỡ 3 cm x 4 cm.

– Bản sao có chứng thực giấy chứng nhận đã qua khóa cập nhật kiến thức cho hướng dẫn viên du lịch do Sở Du lịch/Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch cấp;

– Thẻ hướng dẫn viên du lịch đã được cấp.

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề Cho người khác sử dụng thẻ hướng dẫn viên du lịch để hành nghề có bị xử lý?”. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan như điều kiện cấp phép bay flycam, đăng ký tạo chữ ký số, token, chữ ký điện tử, tìm hiểu về hợp thức hóa lãnh sự tại Việt Nam,  xin hợp pháp hóa lãnh sự ở Hà Nội, dịch vụ công chứng tại nhà của chúng tôi… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp. 

Để được tư vấn cũng như trả lời những thắc mắc của khách hàng trong và ngoài nước thông qua web Luatsux.vn, lsx.vn, web nước ngoài Lsxlawfirm,…

Hãy liên hệ: 0833.102.102.

Mời bạn xem thêm

Câu hỏi thường gặp

Điều kiện cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch quốc tế bao gồm những gì?

a) Điều kiện quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều này;
b) Tốt nghiệp cao đẳng trở lên chuyên ngành hướng dẫn du lịch; trường hợp tốt nghiệp cao đẳng trở lên chuyên ngành khác phải có chứng chỉ nghiệp vụ hướng dẫn du lịch quốc tế;
c) Sử dụng thành thạo ngoại ngữ đăng ký hành nghề.

Sử dụng thẻ hướng dẫn viên du lịch giả có bị tịch thu khoản lợi thu được không?

Câu trả lời là có. Việc sử dụng thẻ hướng dẫn viên du lịch giả để hành nghề là hành vi phạm pháp, do đó nguồn lợi thu được từ hành vi đó cũng là bất chính. Do đó, khoản lợi đó sẽ bị tịch thu.

Cho mượn thẻ hướng dẫn viên du lịch giả có bị phạt không?

Trên thực tế, việc cho mượn thẻ hướng dẫn viên du lịch để hành nghề đã là một hành vi vi phạm pháp luật. Việc cho mượn thẻ hướng dẫn viên du lịch giả hoàn toàn có thể bị xử phạt theo hành vi sử dụng thẻ giả để hành nghề.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm