Chào Luật sư X, tôi có một dãy nhà lớn ở quận Tân Bình, nay muốn kinh doanh nhà trọ để kiếm thêm thu nhập và đối tượng khách hàng tôi nhấm đến là người Trung Quốc sang Việt Nam sinh sống và làm việc. Vậy cho người nước ngoài thuê nhà thì có phải đăng ký kinh doanh không? Xin được tư vấn.
Chào bạn, hiện nay, các dịch vụ kinh doanh cho thuê nhà cho người nước ngoài ngày càng phổ biến. Vậy cho người nước ngoài thuê nhà thì có phải đăng ký kinh doanh không? Nếu có thì thủ tục như thế nào? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu nhé.
Căn cứ pháp lý
Khái niệm người nước ngoài
Người nước ngoài là người có quốc tịch của một quốc gia khác đang lao động, học tập, công tác, sinh sống trên lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Người không quốc tịch là người không có quốc tịch của một nước nào cư trú trên lãnh thổ Việt Nam.
Do chính sách mở cửa của Nhà nước ta hiện nay số lượng người nước ngoài vào nước ta có nhiều loại với những mục đích khác nhau nhưng nhìn chung có thể phân thành:
- Người nước ngoài thường trú tức là người nước ngoài cư trú, làm ăn sinh sống lâu dài ở Việt Nam.
Tại Việt Nam đều bình đẳng về năng lực pháp luật hành chính, không phân biệt màu da, tôn giáo, nghề nghiệp;
- Quy chế pháp lí hành chính của người nước ngoài có hạn chế nhất định so với công dân Việt Nam, xuất phát từ nguyên tắc quốc tịch được quy định trong Luật quốc tịch của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Nói cách khác, phạm vi quyền và nghĩa vụ của họ hẹp hơn phạm vi quyền và nghĩa vụ của công dân Việt Nam.
Quy chế pháp lí hành chính của người nước ngoài, người không quốc tịch được quy định chủ yếu trong những văn bản sau đây:
- Hiến pháp năm 2013 (Điều 48, Điều 49);
- Pháp lệnh nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam ngày 28/4/2000;
- Pháp lệnh ưu đãi miễn trừ ngoại giao năm 1993 dành cho cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự và cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế tại Việt Nam…
Người nước ngoài, người không quốc tịch sống trên lãnh thổ Việt Nam được hưởng các quyền và nghĩa vụ nhất định trong lĩnh vực hành chính-chính trị; kinh tế-xã hội; văn hoá-xã hội do pháp luật Việt Nam quy định.
Cho người nước ngoài thuê nhà có phải đăng ký kinh doanh không?
Theo quy định tại Điều 119 Luật nhà ở năm 2014, người cho thuê nhà và người thuê nhà cần đáp ứng các điều kiện sau:
Bên cho thuê
Phải là chủ sở hữu nhà ở hoặc được chủ sở hữu ủy quyền thực hiện giao dịch theo quy định của pháp luật và phải có đủ năng lực hành vi dân sự. Với trường hợp bên cho thuê nhà là tổ chức thì tổ chức đó phải có tư cách pháp nhân và có giấy phép hoạt động, trừ trường hợp nhà tình nghĩa, tình thương được tổ chức tặng.
Điều 1 Nghị định 56-CP quy chế cho người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuê Nhà tại Việt Nam quy định điều kiện của bên cho thuê khi cho người nước ngoài thuê nhà ở tại Việt Nam là:
- Các doanh nghiệp chuyên kinh doanh nhà được thành lập và hoạt động theo pháp luật, kể cả các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
- Các doanh nghiệp khác và các tổ chức được thành lập và hoạt động theo pháp luật, có nhà thuộc sở hữu của mình và có quyền sử dụng đất hợp pháp.
- Công dân Việt Nam có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, có nhà thuộc sở hữu của mình và có quyền sử dụng đất hợp pháp.
Như vậy, điều kiện của bên cho thuê khi cho người nước ngoài thuê nhà ở Việt Nam phải đáp ứng các điều kiện trên như: đối với tổ chức thì phải là tổ chức có đăng ký ngành nghề kinh doanh bất động sản được thành lập hợp pháp hoặc tổ chức có nhà ở thuộc sở hữu của mình; đối với cá nhân thì phải có năng lực hành vi dân sự và có nhà ở thuộc sở hữu của mình.
Bên thuê nhà
Phải là cá nhân người nước ngoài có đủ năng lực hành vi dân sự để thực hiện giao dịch và đối tượng phải thuộc diện sở hữu nhà ở tại Việt Nam, tuy nhiên không bắt buộc phải có giấy đăng ký tạm trú hoặc thường trú trực tiếp tại nơi diễn ra giao dịch.
Theo điều 118 Luật nhà ở năm 2014, nhà cho người nước ngoài thuê phải đáp ứng đủ các tiêu chí sau đây:
- Có Giấy chứng nhận được pháp luật công nhận.
- Nhà cho thuê không thuộc diện đang có tranh chấp, khiếu nại hoặc đang trong thời gian sở hữu nhà ở đối với trường hợp sở hữu nhà ở có thời hạn.
- Không thuộc diện bị kê biên để thi hành án hoặc không bị kê biên để chấp hành quyết định hành chính đã có hiệu lực pháp luật của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
- Không thuộc diện bị thu hồi đất, có thông báo giải tỏa hay phá dỡ nhà ở của cơ quan có thẩm quyền.
- Bảo đảm chất lượng nhà thuê với đầy đủ hệ thống điện, nước, bảo đảm vệ sinh môi trường và an toàn cho người thuê phòng.
Thủ tục đăng ký cho người nước ngoài thuê nhà
Để tiến hành thủ tục đăng ký cho người nước ngoài thuê nhà, bên cho thuê nhà cần thực hiện các bước sau:
Bước 1: Đăng ký kinh doanh (hoạt động cho thuê nhà)
Hoạt động kinh doanh cho thuê nhà là hoạt động kinh doanh có điều kiện. Để thực hiện việc đăng ký kinh doanh bạn phải lên UBND Quận nơi bạn có nhà cho thuê để đăng ký, khi đăng ký bạn cần các giấy tờ sau:
- Giấy tờ chứng minh chủ sở hữu nhà cho thuê ( Sổ đỏ hoặc HĐMB nhà)
- Giấy chứng minh nhân dân
Bước 2: Nộp thuế môn bài và kê khai mã số thuế căn hộ
Nộp thuế môn bài và Kê khai mã số thuế giúp cơ quan thuế kiểm soát được hoạt động kinh doanh của bạn. Việc đóng thuế đầy đủ trong hoạt động kinh doanh vừa là trách nhiệm và nghĩa vụ giúp phát triển đất nước.
Hồ sơ và các công việc gồm:
- Giấy đăng ký kinh doanh ở bước 1
- Tờ khai MST căn hộ (Chi cục thuế quận)
- Tờ khai thuế Môn bài
Bước 3: Đăng ký an ninh trật tự tại công an quận
Việc đăng ký an ninh trật tự giúp cơ quan quản lý kiểm soát được việc cư trú, lưu trú của người nước ngoài tại Việt Nam. Nếu bạn bỏ qua bước này mà cho người nước ngoài thuê khi bị phát hiện bạn đã vô tình vi phạm pháp luật và bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền phạt hành chính.
Hồ sơ gồm có:
- Bản khai lý lịch chủ hộ
- Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện về ANTT để làm ngành nghề kinh doanh có điều kiện
- Giấy đăng ký kinh doanh
- Giấy đăng ký đủ điều kiện phòng cháy chữa cháy (theo yêu cầu của từng dự án)
Bước 4: Khai báo tạm trú cho khách thuê tại công an phường
Khách thuê nhà trong trường hợp này được hiểu là người nước ngoài. Sau khi bạn hoàn thiện đầy đủ 3 bước trên khi đó bạn đã chắc chắn đủ điều kiện cho thuê nhà theo pháp luật qui định. Trường hợp khách thuê nhà là người nước ngoài thì hồ sơ và thủ tục sẽ gồm những giấy tờ sau:
- Phiếu khai báo tạm trú cho người nước ngoài
- Hợp đồng thuê nhà
- Past Post (Còn thời hạn lưu trú tại Việt Nam và Visa phải là Visa lao động)
- Giấy đăng ký an ninh trật tự do CA quận cấp
- Giấy phép đăng ký kinh doanh
- Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà thuê (Sổ đỏ hoặc HĐMB nhà)
- Chứng minh thư của chủ nhà (Công chứng)
Bước 5: Nộp thuế thu nhập cá nhân
Việc nộp thuế TNCN là bước cuối cùng để hoàn thiện quá trình thuê cho khách nếu bạn phải đóng thuế TNCN theo yêu cầu của pháp luật thì bạn phải hoàn thiện bước này bằng cách lên chi cục thuế quận để khai thuế, hồ sơ gồm có:
- Hợp đồng cho thuê nhà
- Kê khai thuế phải nộp với cơ quan thuế
Sau khi nhận được bản xác nhận số thuế bạn phải nộp bạn sẽ mang tờ Xác nhận kê khai thuế TNCN lên kho bạc để nộp vào ngân sách nhà nước.
Có thể bạn quan tâm
- Mẫu đơn xin giảm trừ gia cảnh 2022
- Mẫu đơn xin phép xây dựng công trình tôn giáo mới 2022
- Mẫu đơn xin xây dựng nhà kho mới 2022
- Mẫu đơn xin cấp lại sổ bảo trợ xã hội mới 2022
- Xin cấp lại bìa sổ BHXH ở đâu nhanh, uy tín 2022?
Thông tin liên hệ Luật Sư X
Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề “Cho người nước ngoài thuê nhà có phải đăng ký kinh doanh không? “. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến quy định Giấy phép sàn thương mại điện tử; tạm ngưng công ty; thành lập công ty mới…. của Luật Sư X, hãy liên hệ: 0833.102.102.
Hoặc qua các kênh sau:
FaceBook: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Tên và địa chỉ của chủ thể các bên;
Mô tả đặc điểm của nhà ở như: Diện tích, số phòng, số vật dụng và nội thất…;
Giá và phương thức thanh toán nếu trong hợp đồng có thỏa thuận về giá;
Thời gian giao nhận nhà ở;
Thời gian bảo hành (nếu có); thời hạn cho thuê; cho mượn, cho ở nhờ; ủy quyền quản lý;
Quyền và nghĩa vụ của các bên;
Cam kết của các bên;
Các thỏa thuận khác: Ngày, tháng, năm ký kết hợp đồng hoặc ký văn bản;
Chữ ký của các bên (nếu là tổ chức thì phải đóng dấu và ghi rõ chức vụ của người ký).
Sử dụng nhà ở trái với mục đích như đã thỏa thuận trong hợp đồng thuê nhà;
Trả tiền thuê nhà không đúng như thỏa thuận trong hợp đồng liên tiếp trong 03 tháng trở lên mà không có lý do chính đáng;
Sửa chữa, cải tạo, đổi nhà ở đang thuê hoặc cho người khác thuê lại nhà ở đang thuê mà không có sự đồng ý của bên cho thuê nhà ở;
Cố ý làm hư hỏng nhà ở hoặc nội thất nhà cho thuê;
Làm mất trật tự, vệ sinh môi trường, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt của những người xung quanh đã được bên cho thuê nhà ở hoặc tổ trưởng tổ dân phố, trưởng thôn/bản lập biên bản đến lần thứ ba mà vẫn không khắc phục.
Sau khi đã ký kết hợp đồng thuê nhà, chủ nhà có trách nhiệm khai báo tạm trú, tạm vắng cho người nước ngoài. Các bước tiến hành như sau:
Xuất trình hộ chiếu, tờ khai xuất nhập cảnh, chứng nhận tạm trú và thị thực (nếu có)
Khai vào bản khai tạm trú theo mẫu
Lập danh sách người nước ngoài khai báo tạm trú và nộp tại công an xã, phường
Lưu giữ phiếu khai báo tạm trú cùng danh sách người nước ngoài tạm trú để xuất trình khi được yêu cầu