Thuế là một khoản thu bắt buộc vào ngân sách nhà nước, được pháp luật quy định rõ ràng với các tổ chức kinh tế và các thành viên trong xã hội. Nộp thuế là nghĩa vụ phải thực hiện của các chủ thể thuộc đối tượng đóng thuế theo quy định. Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư số 100/2021/TT-BTC sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 40/2021/TT-BTC hướng dẫn thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân và quản lý thuế đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh. Theo đó, cá nhân chỉ có hoạt động cho thuê tài sản và thời gian cho thuê không trọn năm, nếu phát sinh doanh thu cho thuê từ dưới 100 triệu đồng/năm thì thuộc diện không phải nộp thuế giá trị gia tăng (GTGT) và thu nhập cá nhân. Để hiểu rõ hơn về vấn đề: Cho thuê nhà dưới 100 triệu có phải kê khai thuế không, hãy cùng Luật sư X tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Căn cứ pháp lý
Thông tư 100/2021/TT-BTC
Nội dung tư vấn
Thuế giá trị gia tăng là gì?
Điều 2 Luật Thuế giá trị gia tăng 2008 quy định:
“Thuế giá trị gia tăng là thuế tính trên giá trị tăng thêm của hàng hoá, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng.”
Như vậy, thuế giá trị gia tăng là thuế chỉ áp dụng trên phần giá trị tăng thêm mà không phải đối với toàn bộ giá trị hàng hóa, dịch vụ.
Thuế giá trị gia tăng là loại thuế gián thu, được cộng vào giá bán hàng hóa, dịch vụ và do người tiêu dùng trả khi sử dụng sản phẩm đó. Mặc dù người tiêu dùng mới chính là người chi trả thuế giá trị gia tăng, nhưng người trực tiếp thực hiện nghĩa vụ đóng thuế với Nhà nước lại là đơn vị sản xuất, kinh doanh.
Căn cứ Điều 3 Thông tư 219/2013/TT-BTC, người nộp thuế giá trị gia tăng là tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng ở Việt Nam, không phân biệt ngành nghề, hình thức, tổ chức kinh doanh (sau đây gọi là cơ sở kinh doanh) và tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng hóa, mua dịch vụ từ nước ngoài chịu thuế giá trị gia tăng (sau đây gọi là người nhập khẩu) bao gồm:
– Các tổ chức kinh doanh được thành lập và đăng ký kinh doanh theo Luật Doanh nghiệp, Luật Doanh nghiệp Nhà nước (nay là Luật Doanh nghiệp), Luật Hợp tác xã và pháp luật kinh doanh chuyên ngành khác.
– Các tổ chức kinh tế của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức sự nghiệp và các tổ chức khác.
– Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và bên nước ngoài tham gia hợp tác kinh doanh theo Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam (nay là Luật đầu tư); các tổ chức, cá nhân nước ngoài hoạt động kinh doanh ở Việt Nam nhưng không thành lập pháp nhân tại Việt Nam.
– Cá nhân, hộ gia đình, nhóm người kinh doanh độc lập và các đối tượng khác có hoạt động sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu.
– Tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh tại Việt Nam mua dịch vụ (kể cả trường hợp mua dịch vụ gắn với hàng hóa) của tổ chức nước ngoài không có cơ sở thường trú tại Việt Nam, cá nhân ở nước ngoài là đối tượng không cư trú tại Việt Nam thì tổ chức, cá nhân mua dịch vụ là người nộp thuế, trừ trường hợp không phải kê khai, tính nộp thuế giá trị gia tăng.
Quy định về cơ sở thường trú và đối tượng không cư trú thực hiện theo pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp và pháp luật về thuế thu nhập cá nhân.
– Chi nhánh của doanh nghiệp chế xuất được thành lập để hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế.
Thuế thu nhập cá nhân là gì?
Thuế thu nhập cá nhân (Personal income tax) là khoản tiền mà người có thu nhập phải trích nộp trong một phần tiền lương, hoặc từ các nguồn thu khác vào ngân sách nhà nước sau khi đã được giảm trừ. Thuế thu nhập cá nhân không đánh vào những cá nhân có thu nhập thấp, do đó, khoản thu này sẽ công bằng với mọi đối tượng trong, góp phần làm giảm khoảng cách chênh lệch giữa các tầng lớp trong xã hội.
Có 2 đối tượng phải nộp thuế thu nhập cá nhân: Cá nhân cư trú và cá nhân không cư trú tại Việt Nam có thu nhập chịu thuế. Cụ thể:
- Với cá nhân cư trú: Thu nhập chịu thuế là khoản phát sinh trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam (không phân biệt nơi trả thu nhập)
- Với cá nhân không cư trú: Thu nhập chịu thuế là thu nhập phát sinh tại Việt Nam (không phân biệt nơi trả và nhận thu nhập).
Cho thuê nhà dưới 100 triệu có phải kê khai thuế không?
Bộ trưởng Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư 100/2021/TT-BTC sửa đổi Thông tư 40/2021/TT-BTC hướng dẫn về thuế GTGT, thuế TNCN và quản lý thuế đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh.
Theo đó, sửa đổi phương pháp tính thuế đối với cá nhân cho thuê tài sản tại điểm c khoản 1 Điều 9 Thông tư 40/2021/TT-BTC như sau:
– Cá nhân chỉ có hoạt động cho thuê tài sản và thời gian cho thuê không trọn năm, nếu phát sinh doanh thu cho thuê từ 100 triệu đồng/năm trở xuống thì thuộc diện không phải nộp thuế GTGT và thuế TNCN.
– Trường hợp bên thuê trả tiền thuê tài sản trước cho nhiều năm thì mức doanh thu để xác định cá nhân phải nộp thuế hay không phải nộp thuế là doanh thu trả tiền một lần được phân bổ theo năm dương lịch.
Hoạt động cho thuê tài sản theo Thông tư 40/2021/TT-BTC bao gồm:
– Cho thuê nhà, mặt bằng, cửa hàng, nhà xưởng, kho bãi không bao gồm dịch vụ lưu trú;
– Cho thuê phương tiện vận tải, máy móc thiết bị không kèm theo người điều khiển;
– Cho thuê tài sản khác không kèm theo dịch vụ.
(Dịch vụ lưu trú không tính vào hoạt động cho thuê tài sản nêu trên gồm: cung cấp cơ sở lưu trú ngắn hạn cho khách du lịch, khách vãng lai khác; cung cấp cơ sở lưu trú dài hạn không phải là căn hộ cho sinh viên, công nhân và những đối tượng tương tự; cung cấp cơ sở lưu trú cùng dịch vụ ăn uống hoặc các phương tiện giải trí).
Hiện hành Thông tư 40/2021/TT-BTC quy định cá nhân cho thuê tài sản không phát sinh doanh thu đủ 12 tháng trong năm dương lịch (bao gồm cả trường hợp có nhiều hợp đồng cho thuê) thì mức doanh thu từ 100 triệu đồng/năm trở xuống để xác định cá nhân cho thuê tài sản không phải nộp thuế GTGT và thuế TNCN là doanh thu tính thuế TNCN của một năm dương lịch (12 tháng).Doanh thu tính thuế thực tế để xác định số thuế phải nộp trong năm là doanh thu tương ứng với số tháng thực tế phát sinh cho thuê tài sản.
Thông tin liên hệ
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về; “Cho thuê nhà dưới 100 triệu có phải kê khai thuế không?”. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo hồ sơ ngừng kinh doanh; mẫu đơn xin trích lục hồ sơ đất đai tìm hiểu về; thủ tục thành lập công ty ở việt nam; đơn xác nhận tình trạng hôn nhân; đăng ký bảo hộ thương hiệu độc quyền hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh; dịch vụ hợp pháp hóa lãnh sự hà nội của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
Mời bạn xem thêm bài viết:
- Mẫu thông báo xác nhận hoàn thành nghĩa vụ thuế
- Hộ kinh doanh cá thể nợ thuế bị xử lý như thế nào?
- Vai trò của thuế thu nhập cá nhân là gì?
Câu hỏi thường gặp
Theo quy định tại khoản 25, Điều 4 Thông tư 219/2013/TT-BTC ngày 31.12.2013, nếu kinh doanh cho thuê nhà ở, phòng trọ có mức doanh thu hàng năm từ một trăm triệu đồng trở xuống thì không phải nộp thuế. Còn nếu cho thuê nhà trọ, căn hộ có mức doanh thu từ một trăm triệu đồng trở lên thì sẽ phải chịu thuế.
– Thuế môn bài: Đây là loại thuế mà hộ kinh doanh (chủ nhà cho thuê) phải đóng nếu có doanh thu hàng năm đạt trên mức 100 triệu đồng. Mức lệ phí môn bài phải nộp sẽ dựa vào số vốn điều lệ được ghi trên giấy phép kinh doanh và doanh thu bình quân hàng năm của hộ đó.
– Thuế thu nhập cá nhân (TNCN) và thuế giá trị gia tăng (GTGT): Khoản 2 Điều 1 Thông tư 119/2014/TT-BTC quy định “Đối với hộ gia đình, cá nhân có tài sản cho thuê mà tổng số tiền cho thuê trong năm từ 100 triệu đồng trở xuống, hoặc tổng số tiền cho thuê trung bình 1 tháng trong năm từ 8,4 triệu đồng trở xuống thì không phải khai, nộp thuế TNCN, thuế GTGT và cơ quan thuế không thực hiện cấp hóa đơn lẻ đối với trường hợp này”.