Nhiều người đóng bảo hiểm xã hội với mục đích để nhận một khoản hưu trí khi về già. Nhưng nhiều trường hợp, người đóng bảo hiểm xã hội mất trước khi đủ thời gian để nhận hưu trí hoặc mới nhận hưu trí nhưng gặp các vấn đề về sức khoẻ. Điều này sẽ khiến nhiều người băn khoăn liệu rằng việc đóng bảo hiểm xã hội có đem lại nguồn lợi ích nào cho những người thân của họ khi họ không còn nữa. Bài viết “Chồng chết, vợ có được hưởng bảo hiểm xã hội không?” hôm nay của Luật sư X sẽ gửi đến bạn những giải đáp liên quan đến vấn đề này.
Căn cứ pháp lý
Bảo hiểm xã hội là gì?
“Bảo hiểm là phương thức bảo vệ trước những tổn thất tài chính. Đó là hình thức quản lý rủi ro, chủ yếu được sử dụng để bảo hiểm cho những rủi ro ngẫu nhiên hoặc tổn thất có thể xảy ra”
Đơn vị cung cấp bảo hiểm có thể là cơ quan Nhà nước hoặc công ty, tổ chức bảo hiểm.
“Xã hội là một nhóm những cá nhân liên quan đến tương tác xã hội một cách thường xuyên, hoặc một nhóm xã hội lớn có chung lãnh thổ không gian hoặc xã hội, thường chịu cùng thẩm quyền chính trị và các kỳ vọng văn hóa chi phối”
Hiện nay, Bảo hiểm xã hội tại Việt Nam là một chính sách an sinh do cơ quan BHXH Việt Nam triển khai tổ chức và thực hiện theo đúng quy định của Pháp luật. Cụ thể:
Giải thích từ ngữ “Bảo hiểm xã hội” được quy định tại Khoản 1 điều 3, Luật Bảo hiểm xã hội số 58/2014/QH13 ban hành ngày 20/11/2014 cụ thể như sau:
Bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội.
Như vậy, có thể thấy BHXH là một trong những chính sách an sinh hữu ích đối với người tham gia, do Nhà nước tổ chức và được bảo đảm thực hiện dựa trên các văn bản pháp lý. Trên cơ sở đóng vào quỹ BHXH, người tham gia sẽ được bù đắp một phần thu nhập khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập chính do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động.
Hiện nay có 2 hình thức để người dân có thể đăng ký tham gia, tùy theo nhóm đối tượng bắt buộc tham gia và tham gia tự nguyện. Với mỗi hình thức, người tham gia sẽ được hưởng những quyền lợi và chế độ khác nhau.
Chồng chết vợ có được hưởng bảo hiểm xã hội không?
Thực tế có nhiều trường hợp Người lao động đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc không may gặp tai nạn hoặc bệnh hiểm nghèo mà chết. Vậy theo quy định, thân nhân của những người này được hưởng các chế độ như thế nào với hình thức tham gia là bảo hiểm xã hội bắt buộc. Trợ cấp mai táng là chế độ đầu tiên mà người vợ có thể được hưởng nếu là người lo mai táng cho chồng. Ngoài ra theo quy định hiện hành, nếu chồng chết, người vợ sẽ có cơ hội được hưởng bảo hiểm xã hội với các quyền lợi của chế độ tử tuất.
Theo mục 5 Chương III và mục 2 Chương IV Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) năm 2014, khi người lao động tham gia BHXH qua đời, thân nhân của người đó sẽ được giải quyết hưởng chế độ tử tuất.
Trong đó, khoản 6 Điều 3 Luật BHXH năm 2014 giải thích về thân nhân của người lao động bao gồm:
– Con đẻ, con nuôi.
– Vợ hoặc chồng.
– Cha, mẹ đẻ; cha, mẹ nuôi; cha vợ hoặc cha chồng, mẹ vợ hoặc mẹ chồng.
– Thành viên khác trong gia đình mà người tham gia bảo hiểm xã hội đang có nghĩa vụ nuôi dưỡng.
Như vậy, khi chồng chết, vợ sẽ được cơ quan BHXH thanh toán chế độ tử tuất.
Lưu ý, chế độ tử tuất đều được áp dụng với thân nhân của người lao động tham gia BHXH, không phân biệt loại hình bảo hiểm mà người đó tham gia là bắt buộc hay tự nguyện.
Do đó, chồng tham gia BHXH bắt buộc hay BHXH tự nguyện thì vợ cũng đều được hưởng chế độ tử tuất khi chồng mất. Tuy nhiên, với mỗi loại hình bảo hiểm, quyền lợi về chế độ tử tuất dành cho người vợ sẽ là khác nhau.
Chồng chết, vợ được bảo hiểm thanh toán quyền lợi gì?
Người đóng bảo hiểm xã hội bị chết thì quyền lợi nào dành cho người thân của người đó? Bên cạnh nỗi mất mát về tinh thần khi mất đi người thân, thân nhân của người lao động cũng đặc biệt quan tâm đến các quyền lợi về bảo hiểm dành cho người ở lại. Chế độ tử tuất và mai táng được giải quyết khi người đóng bảo hiểm xã hội chết. Quyền lợi của chế độ tử tuất được cơ quan BHXH thanh toán cho thân nhân của người lao động đã chết.
Tùy thuộc vào thời gian đã đóng BHXH mà khoản tiền chế độ tử tuất dành cho thân nhân người lao động sẽ có chút khác biệt.
Trường hợp chồng chết, vợ được thanh toán chế độ tử tuất với các quyền lợi sau đây:
Trợ cấp mai táng
Căn cứ Điều 66 và Điều 80 Luật BHXH năm 2014, trợ cấp tuất được chi trả một lần cho người vợ để lo mai táng cho chồng với mức chi trả như sau:
Trợ cấp mai táng = 10 x Mức lương cơ sở tại tháng người chồng chết
Lưu ý, người chồng phải thuộc một trong các trường hợp sau đây thì vợ mới được hưởng trợ cấp mai táng:
Tham gia BHXH bắt buộc | Tham gia BHXH tự nguyện | |
Điều kiện | – Người lao động chết khi đang đóng BHXH hoặc đang bảo lưu thời gian đóng BHXH mà đã có thời gian đóng từ đủ 12 tháng trở lên.- Người lao động chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hoặc chết trong thời gian điều trị do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;- Chết khi đang hưởng lương hưu; hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng đã nghỉ việc. | – Người lao động chết khi đã có thời gian đóng BHXH từ đủ 60 tháng trở lên.- Chết khi đang hưởng lương hưu. |
Trợ cấp tuất
Người chồng tham gia BHXH chết, vợ sẽ được thanh toán trợ cấp tuất 1 lần hoặc trợ cấp tuất hằng tháng. Mức hưởng cụ thể như sau:
* Trợ cấp tuất hằng tháng:
– Không có người trực tiếp nuôi dưỡng:
Trợ cấp tuất hằng tháng = 70% x Mức lương cơ sở
– Trường hợp còn lại:
Trợ cấp tuất hằng tháng = 50% x Mức lương cơ sở
Lưu ý, để được thanh toán trợ cấp tuất hằng tháng, người chồng tham gia BHXH và người vợ hưởng chế độ phải đáp ứng các điều kiện tại Điều 67 Luật BHXH:
Người chồng | Người vợ | |
Điều kiện | Tham gia BHXH bắt buộc và thuộc một trong các trường hợp sau:- Đã đóng BHXH đủ 15 năm trở lên nhưng chưa hưởng BHXH một lần.- Đang hưởng lương hưu.- Chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.- Đang hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng với mức suy giảm từ 61% trở lên. | Thuộc một trong các trường hợp:- Vợ từ đủ 55 tuổi trở lên.- Vợ dưới 55 tuổi bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên. |
Trợ cấp tuất 1 lần:
– Chồng đang hưởng lương hưu chết, trợ cấp tuất 1 lần cho vợ:
Mức trợ cấp tuất 1 lần | = | 48 x Lương hưu | – | 0,5 x (Số tháng đã hưởng lương hưu – 2) x Lương hưu |
– Trường hợp còn lại:
Mức trợ cấp tuất 1 lần | = | (1,5 x Mức bình quân tiền lương/thu nhập tháng đóng BHXH x Số năm đóng BHXH trước 2014) | + | (2 x Mức bình quân tiền lương/thu nhập tháng đóng BHXH x Số năm đóng BHXH từ 2014) |
Người vợ được thanh toán trợ cấp tuất 1 lần nếu thuộc một trường hợp sau:
– Có chồng tham gia BHXH tự nguyện chết.
– Người chồng tham gia BHXH bắt buộc chết không thuộc các trường hợp xét hưởng trợ cấp tuất hằng tháng cho vợ.
– Người vợ từ đủ 55 tuổi trở lên đủ điều kiện hưởng trợ cấp tuất hằng tháng nhưng có nguyện vọng nhận tuất 1 lần (không áp dụng với trường hợp vợ bị suy giảm từ 81%).
Mời bạn xem thêm
- Giá trị sử dụng của Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân
- Thủ tục sang tên xe máy khi chủ xe đã chết năm 2022
- Đòi nợ thuê được quy định như thế nào trong pháp luật hiện hành
Khuyến nghị
Với đội ngũ nhân viên là các luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý của Luật sư X, chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý toàn diện về vấn đề luật dân sự đảm bảo chuyên môn và kinh nghiệm thực tế. Ngoài tư vấn online 24/7, chúng tôi có tư vấn trực tiếp tại các trụ sở Hà Nội, Hồ Chí Minh, Bắc Giang.
Thông tin liên hệ:
Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Chồng chết, vợ có được hưởng bảo hiểm xã hội không?“. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Luật sư X với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ pháp lý như tư vấn pháp lý về giá chuyển đất trồng cây lâu năm sang đất ở. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833102102
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ khoản 2 Điều 66 Luật BHXH năm 2014, người lao động đang đóng bảo hiểm xã hội bị chết, người thân đứng ra lo mai táng sẽ nhận được số tiền sau đây:
Trợ cấp mai táng = 10 x Mức lương cơ sở
Trợ cấp mai táng được trả 1 lần cho thân nhân người lao động. Tuy nhiên, trợ cấp mai táng chỉ được chi trả cho người lao động đã có thời gian đóng BHXH nhất định. Cụ thể:
– BHXH bắt buộc: Người lao động bị chết phải đã đóng BHXH từ đủ 12 tháng trở lên.
– BHXH tự nguyện: Người lao động bị chết phải đã đóng BHXH từ đủ 60 tháng trở lên.
Căn cứ Điều 70 và Điều 81 Luật BHXH năm 2014, người lao động đóng bảo hiểm xã hội bị chết, người thân sẽ được thanh toán tiền trợ cấp tuất 1 lần như sau:
Mức trợ cấp tuất 1 lần = 1,5 x Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH x Số năm đóng BHXH trước 2014 + 2 x Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH x Số năm đóng BHXH từ 2014
Trợ cấp tuất 1 lần được áp dụng với trường hợp không thuộc diện hưởng trợ cấp tuất hằng tháng hoặc trường hợp người lao động tham gia BHXH tự nguyện.
Hồ sơ bao gồm:
– Bản chính Sổ BHXH.
– Bản sao Giấy chứng tử hoặc bản sao Giấy báo tử hoặc trích lục khai tử hoặc bản sao Quyết định tuyên bố là đã chết của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.
– Bản chính Tờ khai của thân nhân (mẫu 09-HSB).
– Bản chính Biên bản giám định mức suy giảm KNLĐ đối với thân nhân bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên hoặc bản sao Giấy xác nhận khuyết tật mức độ đặc biệt nặng (tương đương mức suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên) để hưởng trợ cấp tuất hàng tháng.
– Trường hợp thanh toán phí giám định thì có thêm Hóa đơn, chứng từ kèm theo bảng kê các nội dung giám định của cơ sở giám định.
– Bản chính Bản khai cá nhân về thời gian, địa bàn phục vụ trong Quân đội có hưởng phụ cấp khu vực mà sổ BHXH không thể hiện đầy đủ thông tin