Chào Luật sư, em trai tôi có lục đục với vợ và chuẩn bị ly hôn sau đó vợ nó đem con về bên ngoại và không cho em tôi gặp con. Luật sư cho tôi hỏi Chưa ly hôn ai được quyền nuôi con? Tôi xin chân thành cảm ơn luật sư rất nhiều vì đã trả lời câu hỏi của tôi.
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Để có thể cung cấp cho bạn thông tin về Chưa ly hôn ai được quyền nuôi con? Luật sư X mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi.
Căn cứ pháp lý
Luật hôn nhân và gia đình năm 2014
Chưa ly hôn ai được quyền nuôi con?
Khi hai vợ chồng chưa có quyết định hoặc bản án ly hôn của Toà án có hiệu lực pháp luật thì quan hệ vợ chồng vẫn tồn tại bởi theo khoản 14 Điều 3 Luật Hôn nhân và Gia đình nêu rõ:
14. Ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án.
Theo đó, khi hai người vẫn là vợ chồng thì vẫn vẫn có quyền, nghĩa vụ ngang nhau, phải cùng nhau chăm sóc, nuôi dưỡng con chưa thành niên, con đã thành niên nhưng không có khả năng lao động, không có tài sản để tự nuôi sống mình và mất năng lực hành vi dân sự.
Thậm chí, cho dù có ly hôn, người vợ được Toà án giao nuôi dưỡng con thì vợ cũng không được cấm chồng gặp con theo quy định tại khoản 3 Điều 82 Luật Hôn nhân và Gia đình:
Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở.
Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó.
Do đó, khi chưa ly hôn, dù hai vợ chồng đã ly thân, mỗi người ở một địa điểm khác nhau thì không ai có quyền ngăn cấm quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng con của người còn lại. Đồng nghĩa, hành vi cấm chồng gặp con khi chưa ly hôn của người vợ là hành vi vi phạm pháp luật.
Nếu vi phạm, theo Điều 56 Nghị định 144/2021/NĐ-CP, nếu ngăn cản quyền thăm nom, chăm sóc giữa cha mẹ và con thì người vi phạm sẽ bị phạt tiền từ 05 – 10 triệu đồng.
Phải làm sao khi vợ không cho gặp con dù chưa ly hôn?
Như phân tích ở trên, việc cấm chồng gặp con là hành vi bị cấm. Đồng thời, theo quy định hiện nay, Luật Hôn nhân và Gia đình mới chỉ quy định về việc giành quyền nuôi con khi ly hôn mà khi hai vợ chồng chưa ly hôn thì Luật chỉ quy định hai người có quyền ngang nhau trong việc nuôi dưỡng, chăm sóc con.
Do đó, nếu chồng bị vợ cấm gặp con thì trước hết nên thoả thuận lại với người vợ bởi hiện nay chưa có quy định về việc giành quyền nuôi con khi chưa ly hôn.
Nếu thoả thuận không được, người chồng có thể yêu cầu các cơ quan liên quan đến hôn nhân gia đình như cơ quan quản lý nhà nước về gia đình, trẻ em, hội liên hiệp phụ nữ… để các cơ quan này thực hiện hoà giải cũng như yêu cầu người vợ phải cho chồng thăm nom con cái.
Nếu cả hai biện pháp này đều không thực hiện được, người chồng có thể làm đơn yêu cầu Toà án giải quyết vụ việc theo thủ tục sau đây:
Hồ sơ
– Đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự.
– Giấy tờ nhân thân: Chứng minh nhân dân hoặc Căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn hạn, sổ hộ khẩu.
– Giấy khai sinh của con.
– Giấy tờ, chứng cứ chứng minh đã hoà giải nhưng không thành, người vợ vẫn ngăn cấm không cho chồng gặp con.
Toà án có thẩm quyền
Căn cứ điểm a khoản 2 Điều 40 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 quy định, Toà án nhân dân cấp huyện nơi người yêu cầu Toà án cư trú, làm việc có quyền yêu cầu Toà án giải quyết yêu cầu khác liên quan đến hôn nhân và gia đình.
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề Chưa ly hôn ai được quyền nuôi con? Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu; về các vấn đề liên quan đến Đăng ký bảo vệ thương hiệu; giấy chứng nhận độc thân; mua giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm, Đổi tên giấy khai sinh Hồ Chí Minh, Đổi tên căn cước công dân Trích lục hồ sơ địa chính; Ngừng kinh doanh; thành lập công ty ở Việt Nam; mẫu đơn xin giải thể công ty; Cấp phép bay flycam; xác nhận độc thân, đăng ký nhãn hiệu,Trích lục ghi chú ly hôn, Thủ tục cấp hộ chiếu tại Việt Nam… của Luật sư X. Hãy liên hệ hotline: 0833.102.102.
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: youtube.com/Luatsux
Có thể bạn quan tâm
- Thủ tục thi tuyển công chức mới nhất 2022
- Chủ doanh nghiệp có tham gia công đoàn không?
- Công an có tham gia Công đoàn không?
Câu hỏi thường gặp
Chứng minh thu nhập thực tế của bạn.
Có công việc ổn định, môi trường sinh hoạt, điều kiện học tập cho con, có nhà ở hợp pháp.
Để có thể chứng minh được điều kiện vật chất của mình, cần có mức thu nhập cao hơn người kia để đảm bảo nuôi dưỡng tốt cho con. Ngoài ra, để giành quyền nuôi con cần cung cấp các giấy tờ chứng thực đi kèm như: hợp đồng lao động, sổ đỏ…
Đối với hình thức Ly hôn theo yêu cầu của một bên thì mẫu đơn ly hôn chỉ cần có chữ ký của bên yêu cầu ly hôn, không yêu cầu chữ ký của hai bên.
Luật hôn nhân và gia đình 2014 cũng quy định về việc cha mẹ có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong việc chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục con cái. Vì vậy, trong trường hợp này, kể cả khi ly hôn hay ly thân như hiện tại thì chị đều có quyền và nghĩa vụ chăm sóc con mà chồng chị không được phép ngăn cấm.
Bạn có thể làm thủ tục ly hôn với chồng và thỏa thuận về việc chăm con cũng như chia tài sản. Theo quy định của pháp luật, nếu vợ chồng không thể thỏa thuận được về việc phân chia quyền nuôi con thì sẽ căn cứ vào các điều kiện sau để quyết định:
Căn cứ vào điều kiện kinh tế, hoàn cảnh sống, chỗ ở, đạo đức của cha mẹ. Xem xét về vấn đề cha mẹ có vi phạm pháp luật, có vướng tệ nạn xã hội hay không hay có các hành vi ảnh hưởng tới việc giáo dục con,…
Con dưới 03 tuổi thì giao cho mẹ trực tiếp nuôi dưỡng, con trên 07 tuổi thì phải hỏi ý kiến của con.
Trong trường hợp của bạn, hai bé đều trên 07 tuổi nên ý kiến của hai bé sẽ được xem xét quyền nuôi con khi ly hôn thuộc về ai.
Vì vậy, quyền nuôi con khi chưa ly hôn thuộc về cả hai người. Vợ chồng đều có quyền và nghĩa vụ chăm sóc con cái.