Xin chào Luật sư X. Tôi là Châu, đến từ Bình Dương, tôi đang có thắc mắc liên quan đến bảo hiểm xã hội, mong được Luật sư hỗ trợ. Tôi có thắc mắc rằng bảo hiểm xã hội Việt Nam là cơ quan thuộc Chính phủ hay của Quốc Hội? Pháp luật quy định chức năng nhiệm vụ của bảo hiểm xã hội huyện như thế nào? Có được tổ chức đơn vị Bảo hiểm xã hội huyện tại đơn vị hành chính là thành phố không? Mong được Luật sư giải đáp, tôi xin chân thành cảm ơn!
Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Luật sư X. Tại bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc cho bạn. Hi vọng bài viết mang lại nhiều điều bổ ích đến bạn đọc.
Căn cứ pháp lý
Bảo hiểm xã hội Việt Nam là cơ quan thuộc Chính phủ hay của Quốc Hội?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 1 Nghị định 89/2020/NĐ-CP quy định vị trí và chức năng bảo hiểm xã hội như sau:
Vị trí và chức năng
1. Bảo hiểm xã hội Việt Nam là cơ quan thuộc Chính phủ có chức năng tổ chức thực hiện các chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế; tổ chức thu, chi chế độ bảo hiểm thất nghiệp; quản lý và sử dụng các quỹ: bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế; thanh tra chuyên ngành việc đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật.
2. Bảo hiểm xã hội Việt Nam có tên giao dịch quốc tế tiếng Anh là Viet Nam Social Security, viết tắt là VSS.
3. Bảo hiểm xã hội Việt Nam chịu sự quản lý nhà nước của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp; của Bộ Y tế về bảo hiểm y tế; của Bộ Tài chính về chế độ tài chính đối với các quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế.
Theo quy định nêu trên, Bảo hiểm xã hội Việt Nam là cơ quan thuộc Chính phủ có chức năng tổ chức thực hiện các chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế; tổ chức thu, chi chế độ bảo hiểm thất nghiệp; quản lý và sử dụng các quỹ: bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế; thanh tra chuyên ngành việc đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật.
Chức năng nhiệm vụ của bảo hiểm xã hội huyện là gì?
Quyết định 969/QĐ-BHXH năm 2019 đã quy định cụ thể về chức năng của Bảo hiểm xã hội huyện tại Điều 5 của Quyết định này, như sau:
“Điều 5. Vị trí, chức năng của Bảo hiểm xã hội huyện
1. Bảo hiểm xã hội huyện là cơ quan trực thuộc Bảo hiểm xã hội tỉnh đặt tại huyện, có chức năng giúp Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh tổ chức thực hiện chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế; quản lý thu, chi bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế trên địa bàn huyện theo quy định.
2. Bảo hiểm xã hội huyện chịu sự quản lý trực tiếp, toàn diện của Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh và chịu sự quản lý hành chính nhà nước trên địa bàn của Ủy ban nhân dân huyện.
3. Bảo hiểm xã hội huyện có tư cách pháp nhân, có con dấu, tài khoản và trụ sở riêng.
4. Không tổ chức đơn vị Bảo hiểm xã hội thành phố, thị xã tại các đơn vị hành chính cấp thành phố, thị xã nơi có trụ sở Bảo hiểm xã hội cấp tỉnh đóng trên địa bàn (có phụ lục kèm theo); việc tổ chức thực hiện chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế; quản lý thu, chi bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế trên địa bàn các đơn vị hành chính trên do Bảo hiểm xã hội tỉnh trực tiếp thực hiện”.
Theo quy định đó, Bảo hiểm xã hội huyện là cơ quan trực thuộc Bảo hiểm xã hội tỉnh đặt tại huyện có chức năng giúp Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh tổ chức thực hiện chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế; quản lý thu, chi chế độ bảo hiểm thất nghiệp… Bảo hiểm xã hội huyện chịu sự quản lý trực tiếp, toàn diện của Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh và chịu sự quản lý hành chính nhà nước trên địa bàn của Ủy ban nhân dân huyện.
Như vậy, có thể thấy rằng, pháp luật về Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã quy định rất rõ về vị trí và chức năng của Bảo hiểm xã hội huyện để giúp cho cơ quan này thực hiện công việc của mình một cách chính xác nhất trong việc thực hiện các chế độ bảo hiểm đối với người dân tham gia vào bảo hiểm này. Trong qúa trình thực hiện chức năng của mình thì bảo hiểm xã hội huyện cần nhân thức về việc thực hiện các chế độ bảo hiệm nào là tự nguyện, bảo hiểm nào là bảo hiểm bắt buộc dựa trên việc tuân thủ các quy định đó để có thể thực hiện đúng chủ trương, chính sách mà nhà nước đã đặt ra về việc áp dụng bảo hiểm xã hội trên phạm vi toan quốc.
Trên cơ sở quy định của Quyết định 969/QĐ-BHXH năm 2019 để thực hiện việc quản lý hiệu quả, chặt chẽ lĩnh vực bảo hiểm xã hội, bên cạnh việc pháp luật quy định vị trí, chức năng cho cơ quan bảo hiểm xã hội cần có quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Bảo hiểm xã hội huyện. Theo đó, nhiệm vụ, quyền hạn của Bảo hiểm xã hội huyện đã được quy định rất cụ thể và chi tiết tại Điều 6 của Quyết định với nội dung như sau:
“1. Xây dựng trình Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh kế hoạch phát triển Bảo hiểm xã hội huyện dài hạn, ngắn hạn và chương trình công tác hàng năm; tổ chức thực hiện kế hoạch, chương trình sau khi được phê duyệt.
2. Thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến các chế độ, chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế.
3. Tổ chức thực hiện các nhiệm vụ theo phân cấp của Bảo hiểm xã hội Việt Nam và Bảo hiểm xã hội tỉnh, cụ thể:
4. Giải quyết các kiến nghị, khiếu nại về việc thực hiện chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế đối với các tổ chức, cá nhân tham gia và các cơ sở khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế theo quy định.
5. Thực hiện chương trình, kế hoạch cải cách hành chính theo chỉ đạo, hướng dẫn của Bảo hiểm xã hội tỉnh. Tổ chức triển khai hệ thống quản lý chất lượng theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO vào hoạt động của Bảo hiểm xã hội huyện.
6. Tổ chức thực hiện giao dịch điện tử trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế theo quy định.
7. Quản lý, lưu trữ hồ sơ nghiệp vụ, tài liệu hành chính và hồ sơ hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế.
8. Hướng dẫn nghiệp vụ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế cho các tổ chức, cá nhân tham gia.
9. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan nhà nước, các tổ chức chính trị – xã hội trên địa bàn, với các tổ chức, cá nhân tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế để giải quyết các vấn đề có liên quan đến việc thực hiện các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế theo quy định.
10. Đề xuất, kiến nghị, phối hợp với cơ quan nhà nước có thẩm quyền thanh tra, kiểm tra các tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế.
11. Có quyền khởi kiện vụ án dân sự để yêu cầu tòa án bảo vệ lợi ích công cộng, lợi ích nhà nước trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế trên địa bàn.
12. Định kỳ cung cấp đầy đủ và kịp thời thông tin về việc đóng, quyền được hưởng các chế độ, thủ tục thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế cho người lao động, người sử dụng lao động hoặc khi người lao động, người sử dụng lao động, tổ chức công đoàn yêu cầu; Cung cấp đầy đủ và kịp thời tài liệu, thông tin liên quan theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
13. Thường xuyên phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước về lao động ở địa phương cập nhật thông tin về tình hình sử dụng lao động trên địa bàn. Phối hợp cơ quan thuế cập nhật mã số thuế của tổ chức, cá nhân; định kỳ hàng năm, cập nhật thông tin do cơ quan thuế cung cấp về chi phí tiền lương để tính thuế của doanh nghiệp hoặc tổ chức.
14. Quản lý viên chức, người lao động của Bảo hiểm xã hội huyện.
15. Tham gia nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ thông tin, khai thác và bảo mật dữ liệu công nghệ thông tin; thực hiện chế độ thông tin, thống kê, báo cáo, thi đua – khen thưởng theo phân cấp của Bảo hiểm xã hội tỉnh.
16. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh giao”.
Bên cạnh đó, cần phải thực hiện việc giải quyết các khiếu nại chi tra về việc khám chữa bên của người tham gia bảo hiểm tại các có sở y tế. Không những thế mà Bảo hiểm xã hội huyện cần phải thực hiện việc cung cấp các thông tin về việc đóng, quyền được hưởng các chế độ, thủ tục thực hiện chính sách bảo hiểm một cách đầy đủ và kịp thời đến với những người tham gia vào bảo hiểm ở cấp huyện.
Ngoài những quy định về nghĩa vụ thì tại Điều này, cũng đã có quy định về quyền hạn của Bảo hiểm xã hội huyện đó là các quyền đề xuất, kiến nghị, phối hợp với cơ quan nhà nước có thẩm quyền thanh tra, kiểm tra các tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế. Không những thế mà pháp luật hiện hành cũng đã có các quy định về quyền khởi kiện vụ án dân sự để yêu cầu tòa án bảo vệ lợi ích công cộng. Và Bảo hiểm xã hội huyện còn có quyền tham gia nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ thông tin, khai thác và bảo mật dữ liệu công nghệ thông tin.
Có được tổ chức đơn vị Bảo hiểm xã hội huyện tại đơn vị hành chính là thành phố không?
Căn cứ theo khoản 4 Điều 3 Nghị định 89/2020/NĐ-CP quy định hệ thống tổ chức của Bảo hiểm xã hội Việt Nam như sau:
Hệ thống tổ chức
Bảo hiểm xã hội Việt Nam được tổ chức và quản lý theo hệ thống dọc, tập trung, thống nhất từ trung ương đến địa phương, gồm có:
1. Ở trung ương là Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
2. Ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương là Bảo hiểm xã hội tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Bảo hiểm xã hội tỉnh) trực thuộc Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
3. Ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương là Bảo hiểm xã hội huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Bảo hiểm xã hội huyện) trực thuộc Bảo hiểm xã hội tỉnh.
4. Không tổ chức đơn vị Bảo hiểm xã hội huyện tại đơn vị hành chính là thành phố, thị xã trực thuộc tỉnh, nơi có trụ sở Bảo hiểm xã hội cấp tỉnh đóng trên địa bàn.
Theo quy định nêu trên, không được tổ chức đơn vị Bảo hiểm xã hội huyện tại đơn vị hành chính là thành phố, thị xã trực thuộc tỉnh, nơi có trụ sở Bảo hiểm xã hội cấp tỉnh đóng trên địa bàn.
Mời bạn xem thêm bài viết:
- Tạm dừng đóng bảo hiểm xã hội có ảnh hưởng gì không?
- Bảo hiểm xã hội có cần đóng liên tục không?
- Bảo hiểm xã hội để lâu có lấy được không?
Thông tin liên hệ:
Trên đây là những vấn đề liên quan đến “Chức năng, nhiệm vụ của bảo hiểm xã hội huyện là gì?” Luật sư X tự hào sẽ là đơn vị hàng đầu hỗ trợ mọi vấn đề cho khách hàng liên quan đến tư vấn pháp lý, thủ tục giấy tờ liên quan đến việc quy hoạch đất hay sử dụng dịch vụ tra cứu thông tin quy hoạch nhanh chóng, uy tín của chúng tôi. Nếu quý khách hàng còn phân vân, hãy đặt câu hỏi cho Luật sư X thông qua số hotline 0833102102 chúng tôi sẽ tiếp nhận thông tin và phản hồi nhanh chóng.
Câu hỏi thường gặp:
Bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội.
Tại Điều 3 Luật bảo hiểm xã hội 2018 cũng có quiy định về các loại bảo hiểm xã hội như sau:
– Bảo hiểm xã hội bắt buộc là loại hình bảo hiểm xã hội do Nhà nước tổ chức mà người lao động và người sử dụng lao động phải tham gia.
– Bảo hiểm xã hội tự nguyện là loại hình bảo hiểm xã hội do Nhà nước tổ chức mà người tham gia được lựa chọn mức đóng, phương thức đóng phù hợp với thu nhập của mình và Nhà nước có chính sách hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm xã hội để người tham gia hưởng chế độ hưu trí và tử tuất.
Người tham gia BHXH sẽ được hưởng các quyền lợi về tiền trợ cấp nhằm bảo đảm thay thế, bù đắp sự thiếu hụt về mặt tài chính cho người tham và gia đình của họ khi gặp phải những rủi ro trong cuộc sống. Trong trường hợp người tham gia không muốn tiếp tục tham gia BHXH thì có thể rút BHXH 1 lần khi có yêu cầu. Mức hưởng sẽ căn cứ theo mức tiền lương đóng vào Quỹ hàng tháng và thời gian tham gia theo quy định.