Trước giờ, pháp luật đều không có quy quy định bắt buộc công dân phải mặc trang phục hay cấm không được makeup để chụp ảnh Căn cước công dân. Khi đi làm thẻ Căn cước, công dân phải gọn gàng, lịch sự, nghiêm túc; có thể trang điểm nhẹ nhưng không được quá đậm, lòe loẹt, làm mất đi đường nét, đặc điểm riêng nhận dạng trên khuôn mặt. Xin mời các bạn độc giả cùng tìm hiểu qua bài viết của Luật sư X để hiểu và nắm rõ được những quy định về “Chụp thẻ căn cước công dân có được makeup không” có thể giúp các bạn độc giả hiểu sâu hơn về pháp luật.
Căn cứ pháp lý
Quy định về ảnh Căn cước công dân
Theo khoản 1 Điều 3 Luật Căn cước công dân năm 2014, căn cước công dân là thông tin cơ bản về lai lịch, nhân dạng của công dân.
Quy định về chụp ảnh căn cước công dân
Theo Điều 2 Nghị định 05/1999/NĐ-CP và mục II.1.b Thông tư 04/1999/TT-BCA quy định về ảnh chứng minh nhân dân như sau:
“Ảnh do cơ quan công an chụp hoặc thu qua camera để in trên CMND và tờ khai. Ảnh màu, kích thước là 3×4 cm, đầu để trần, chụp chính diện, rõ mặt, rõ hai tai, không đeo kính, trang phục tác phong nghiêm túc, lịch sự.”
Trong quá trình cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân, ảnh chụp chân dung của công dân là ảnh màu, phông nền trắng, chụp chính diện, đầu để trần, rõ mặt, rõ hai tai, không đeo kính. Trang phục, tác phong nghiêm túc, lịch sự.
Đối với trường hợp công dân theo tôn giáo, dân tộc thì được mặc lễ phục tôn giáo, trang phục dân tộc đó. Nếu có khăn đội đầu thì được giữ nguyên nhưng phải đảm bảo rõ mặt, rõ hai tai.
Theo đó, ảnh căn cước công dân có thể:
Kiểu tóc chụp ảnh căn cước
Pháp luật quy định ảnh thẻ phải “rõ mặt, rõ hai tai” nên về cơ bản bạn phải vén tóc ra hai bên (trừ các bạn nam, nữ đã cắt tóc ngắn để lộ rõ 2 tai). Vì vậy hãy thử 1 kiểu tóc phù hợp với kiểu vén tóc ra sau tai từ ở nhà trước khi đến cơ quan chụp ảnh nhé.
Không được đeo kính khi chụp ảnh
Không được đeo kính khi chụp ảnh thẻ nên với những bạn bị cận thị, để có ảnh thẻ đẹp, có thần, có thể đeo kính áp tròng thay cho kính cận bình thường.
Đối với trang phục
Trang phục cần nghiêm túc, lịch sự, nên bạn có thể mặc sơ mi. Ngoài ra, khi chụp hình thẻ căn cước công dân để bức hình tươi tắn, bạn có thể cười mỉm một chút. Đồng thời ngồi thẳng lưng, ưỡn ngực, tạo tư thế thật thoải mái.
Chụp thẻ căn cước công dân có được makeup không?
Trước đây, tại điểm d, khoản 1 Điều 12 Thông tư 07/2016/TT-BCA quy định về ảnh chân dung của công dân trong thẻ Căn cước công dân như sau:
“Điều 12. Trình tự, thủ tục cấp thẻ Căn cước công dân
1. Trình tự, thủ tục cấp thẻ Căn cước công dân như sau:
d) Cán bộ cơ quan quản lý căn cước công dân chụp ảnh, thu thập vân tay, đặc điểm nhận dạng của người đến làm thủ tục cấp thẻ Căn cước công dân để in trên Phiếu thu nhận thông tin căn cước công dân và thẻ Căn cước công dân theo quy định.
Ảnh chân dung của công dân là ảnh chụp chính diện, đầu để trần, rõ mặt, rõ hai tai, không đeo kính; trang phục, tác phong nghiêm túc, lịch sự, không được sử dụng trang phục chuyên ngành khi chụp ảnh thẻ Căn cước công dân; riêng đối với trường hợp công dân theo tôn giáo, dân tộc thì được phép mặc lễ phục tôn giáo, dân tộc đó, nếu có khăn đội đầu thì được giữ nguyên khi chụp ảnh thẻ Căn cước công dân nhưng phải bảo đảm rõ mặt;
Cán bộ cơ quan quản lý căn cước công dân thu nhận vân tay của công dân qua máy thu nhận vân tay; trường hợp ngón tay bị cụt, khèo, dị tật, không lấy được vân tay thì ghi nội dung cụ thể vào vị trí tương ứng của ngón đó.”
Tuy nhiên, các quy định tại Thông tư 07/2016 đã hết hiệu lực từ 01/7/2021 và được thay thế bởi Thông tư 59/2021/TT-BCA.
Tại Thông tư 59 hiện đang có hiệu lực thi hành, các yêu cầu về ảnh chân dung của công dân trong thẻ Căn cước công dân như trên đã không còn được quy định.
Cơ quan cấp căn cước công dân
Theo Khoản 1 Điều 11 và Điều 13 Thông tư 59/2021/TT-BCA quy định như sau:
“Điều 11. Trình tự cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân
1. Công dân đến cơ quan Công an có thẩm quyền tiếp nhận đề nghị cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân nơi công dân thường trú, tạm trú để yêu cầu được cấp thẻ Căn cước công dân.
2. Cán bộ Công an nơi tiếp nhận đề nghị cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân thu nhận thông tin công dân: Tìm kiếm thông tin công dân trong cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; lựa chọn loại cấp và mô tả đặc điểm nhân dạng; thu nhận vân tay; chụp ảnh chân dung; in phiếu thu nhận thông tin căn cước công dân, Phiếu thu thập thông tin dân cư (nếu có), Phiếu cập nhật, chỉnh sửa thông tin dân cư (nếu có) cho công dân kiểm tra, ký và ghi rõ họ tên; thu lệ phí theo quy định; cấp giấy hẹn trả kết quả giải quyết.
3. Thu lại Chứng minh nhân dân, thẻ Căn cước công dân đang sử dụng trong trường hợp công dân làm thủ tục chuyển từ Chứng minh nhân dân sang thẻ Căn cước công dân, đổi thẻ Căn cước công dân.
4. Tra cứu tàng thư căn cước công dân để xác minh thông tin công dân (nếu có).
5. Xử lý, phê duyệt hồ sơ cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân.
6. Trả thẻ Căn cước công dân và kết quả giải quyết cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân. Trường hợp công dân đăng ký trả thẻ Căn cước công dân đến địa chỉ theo yêu cầu thì cơ quan Công an lập danh sách, phối hợp với đơn vị thực hiện dịch vụ chuyển phát để thực hiện và công dân phải trả phí theo quy định.”
“Điều 13. Nơi tổ chức thu nhận hồ sơ cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân
1. Cơ quan quản lý căn cước công dân Công an cấp huyện, cấp tỉnh bố trí nơi thu nhận và trực tiếp thu nhận hồ sơ đề nghị cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân cho công dân có nơi đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú tại địa phương mình.
2. Cơ quan quản lý căn cước công dân Bộ Công an bố trí nơi thu nhận và trực tiếp tiếp nhận đề nghị cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân cho những trường hợp cần thiết do thủ trưởng cơ quan quản lý căn cước công dân Bộ Công an quyết định.”
Công dân đến cơ quan Công an có thẩm quyền tiếp nhận đề nghị cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân nơi công dân thường trú, tạm trú để yêu cầu được cấp thẻ Căn cước công dân.
Cơ quan quản lý căn cước công dân Công an cấp huyện; cấp tỉnh bố trí nơi thu nhận và trực tiếp thu nhận hồ sơ đề nghị cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân cho công dân có nơi đăng ký thường trú; đăng ký tạm trú tại địa phương mình.
Như vậy, công dân cần cấp Căn cước công dân đến Cơ quan công an nơi thường trú; tạm trú để yêu cầu. Hiện nay cơ quan công an trên cả nước đã thực hiện cấp mới căn cước công dân cho người dân.
Mời các bạn xem thêm bài viết
- Đi tù có bị thu hồi căn cước công dân hay không năm 2022?
- Sẽ bị phạt bao nhiêu tiền khi làm giả căn cước công dân năm 2022
- Có bị thu hồi thẻ căn cước công dân khi bị tước quốc tịch không 2022
Thông tin liên hệ
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Chụp thẻ căn cước công dân có được makeup không”. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến xác nhận tình trạng độc thân, thành lập công ty hợp danh, thủ tục xin giải thể công ty cổ phần, giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm, đổi tên giấy khai sinh, tạm ngừng kinh doanh của doanh nghiệp, hợp thức hóa lãnh sự tại Việt Nam, đăng ký mã số thuế cá nhân mới nhất, giấy phép bay flycam; đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, hạn khai sinh cho con, kết hôn có yếu tố nước ngoài… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp.
Để được tư vấn cũng như trả lời những thắc mắc của khách hàng trong và ngoài nước thông qua web Luatsux.vn, lsx.vn, web nước ngoài Lsxlawfirm,…
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
- Facebook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Theo khoản 1 Điều 19 Luật Căn cước công dân 2014, công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên được cấp thẻ Căn cước công dân. Thẻ Căn cước công dân phải được đổi khi công dân đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi. Trường hợp thẻ Căn cước công dân được cấp, đổi, cấp lại trong thời hạn 02 năm trước tuổi quy định thì vẫn có giá trị sử dụng đến tuổi đổi thẻ tiếp theo.
Ngoài ra, những ai đã có Chứng minh nhân dân (9 số và 12 số), thẻ Căn cước công dân mã vạch được đổi sang thẻ Căn cước công dân gắn chíp khi có yêu cầu hoặc khi thẻ cũ hết hạn.
Thẻ Căn cước công dân gồm thông tin sau đây:
a) Mặt trước thẻ có hình Quốc huy nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; dòng chữ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Độc lập – Tự do – Hạnh phúc; dòng chữ “Căn cước công dân”; ảnh, số thẻ Căn cước công dân, họ, chữ đệm và tên khai sinh, ngày, tháng, năm sinh, giới tính, quốc tịch, quê quán, nơi thường trú; ngày, tháng, năm hết hạn;
b) Mặt sau thẻ có bộ phận lưu trữ thông tin được mã hóa; vân tay, đặc điểm nhân dạng của người được cấp thẻ; ngày, tháng, năm cấp thẻ; họ, chữ đệm và tên, chức danh, chữ ký của người cấp thẻ và dấu có hình Quốc huy của cơ quan cấp thẻ.