Chuyển dữ liệu hóa đơn điện tử đã lập đến cơ quan thuế được biết đến là trách nhiệm quan trọng của người bán hàng hóa hoặc cung cấp dịch vụ sử dụng hóa đơn điện tử. Tuy nhiên, đối với trường hợp mà hóa đơn điện tử không có mã xác nhận của cơ quan thuế, việc này có thể trở nên phức tạp hơn. Vậy chi tiết pháp luật quy định việc chuyển dữ liệu hóa đơn điện tử đến cơ quan thuế trong thời hạn nào?
Căn cứ pháp lý
Nghị định 119/2018/NĐ-CP
Chuyển dữ liệu hóa đơn điện tử đến cơ quan thuế trong thời hạn nào?
Người bán hoặc cung cấp dịch vụ cần đảm bảo rằng thông tin trên hóa đơn điện tử là chính xác và đầy đủ. Hóa đơn phải thể hiện đúng số tiền mà khách hàng đã thanh toán và phải tuân theo quy định về thuế suất và các yêu cầu liên quan đến loại hóa đơn. Khi không có mã xác nhận của cơ quan thuế, người bán cần tuân theo các quy tắc và quy định tương ứng trong việc báo cáo và chuyển dữ liệu.
Tại Khoản 5 Điều 23 Nghị định 119/2018/NĐ-CP ngày 12/09/2018 của Chính phủ về hóa đơn điện tử khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, Chính phủ giao Bộ Tài chính quy định cụ thể việc chuyển và tiếp nhận dữ liệu hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế phù hợp với thực tế hoạt động kinh doanh của người bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ và yêu cầu quản lý.
Trong thời gian chờ Thông tư hướng dẫn thực hiện Nghị định 119 chính thức được ban hành, doanh nghiệp có thể tham khảo thông tin tại dự thảo Thông tư đã được Bộ Tài chính đăng tải trên trang thông tin điện tử chính thức của Bộ.
Tại Điều 19 dự thảo này, Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện chuyển dữ liệu hóa đơn điện tử theo 3 thời điểm với các trường hợp khác nhau, cụ thể:
- Chuyển dữ liệu hóa đơn điện tử đến cơ quan thuế đồng thời với gửi hóa đơn cho người mua: Áp dụng cho trường hợp bán hàng hóa có nguồn gốc nhập khẩu, hàng hóa là đất, đá, cát, sỏi hoặc doanh nghiệp, tổ chức kinh tế đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử được khởi tạo từ máy tính tiền có kết nối chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan thuế. Sau khi lập hóa đơn điện tử, người bán gửi hóa đơn cho người mua đồng thời với việc gửi cho cơ quan thuế qua Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế. Trường hợp người bán có website thì sau khi gửi người mua và cơ quan thuế, người bán đăng tải thông tin hóa đơn trên website của người bán.
- Chuyển dữ liệu hóa đơn điện tử đến cơ quan thuế trong ngày: Áp dụng với các hàng hóa khác. Sau khi lập ghi đủ các nội dung trên hóa đơn, người bán ký số và gửi hóa đơn cho người mua, gửi cho cơ quan thuế qua Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế trong ngày. Trường hợp người bán có website thì sau khi gửi người mua, người bán đăng tải thông tin hóa đơn trên website của người bán.
- Chuyển dữ liệu hóa đơn điện tử đến cơ quan thuế định kỳ theo tháng/ quý cùng Tờ khai thuế giá trị gia tăng: Áp dụng với trường hợp cung cấp hàng hóa, dịch vụ đến người tiêu dùng cuối cùng là cá nhân, hộ gia đình như dịch vụ y tế, bán lẻ thuốc tân dược, ngân hàng, điện sinh hoạt, nước sạch, viễn thông, bảo hiểm, vận tải, siêu thị, xăng dầu, cung cấp dịch vụ vận chuyển hàng không qua Website và kinh doanh thương mại điện tử mà hóa đơn điện tử được lập theo thông lệ quốc tế và thuộc trường hợp không nhất thiết phải có đủ nội dung theo hướng dẫn tại điểm a Khoản 3 Điều 6 Thông tư.
Người bán thực hiện tổng hợp dữ liệu hóa đơn điện tử bán hàng hóa, dịch vụ trong tháng/quý để gửi cơ quan thuế cùng với việc gửi Tờ khai thuế GTGT theo quy định của Luật quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn thi hành.
Các hình thức chuyển dữ liệu hóa đơn điện tử đến cơ quan thuế
Chuyển dữ liệu hóa đơn điện tử đến cơ quan thuế là quá trình gửi thông tin và dữ liệu liên quan đến các giao dịch kinh doanh, ghi chú về thuế và các hóa đơn điện tử mà một doanh nghiệp hoặc tổ chức phải báo cáo cho cơ quan thuế địa phương hoặc quốc gia. Quá trình này thường được thực hiện để đảm bảo tuân thủ với các quy định thuế và luật pháp thuế.
Người bán thực hiện chuyển dữ liệu hóa đơn điện tử đến cơ quan thuế theo định dạng dữ liệu theo văn bản của Bộ Tài chính hướng dẫn về dữ liệu hóa đơn bằng hai hình thức:
- Gửi trực tiếp: Doanh nghiệp kinh doanh ở các lĩnh vực: điện lực; xăng dầu; bưu chính viễn thông; vận tải hàng không, đường sắt, nước sạch; tài chính tín dụng; bảo hiểm có sử dụng hóa đơn điện tử với số lượng trên 1 triệu số hóa đơn/ năm, có hệ thống công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu về định dạng chuẩn dữ liệu và chuẩn kết nối do cơ quan thuế quy định thì sử dụng tài khoản đã được cơ quan thuế cấp để thực hiện chuyển dữ liệu hóa đơn điện tử trực tiếp đến cơ quan thuế theo định dạng được quy định.
- Gửi thông qua tổ chức cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử: Các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế không thuộc trường hợp nêu trên thực hiện ký hợp đồng với tổ chức cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử để tổ chức cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử làm dịch vụ chuyển dữ liệu hóa đơn điện tử đến cơ quan thuế. Căn cứ hợp đồng được ký kết, doanh nghiệp, tổ chức kinh tế có trách nhiệm chuyển dữ liệu hóa đơn cho tổ chức cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử để tổ chức này gửi tiếp đến cơ quan thuế.
Hiện nay việc phát sinh hóa đơn khi xuất hiện thuế GTGT từ thu nhập cá nhân, tổ chức. Điều này là do các hoạt động kinh doanh, dịch vụ đất đai như làm sang tên sổ đỏ bao nhiêu tiền, cung cấp hàng hóa, trong đó nhiều người đã lựa chọn hóa đơn điện tử bởi sự tiện lợi của nó.
Khuyến nghị
Với phương châm “Đưa luật sư đến ngay tầm tay bạn”, LSX sẽ cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử tới quý khách hàng. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý chuyên nghiệp, chúng tôi sẽ hỗ trợ khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào.
Thông tin liên hệ:
Vấn đề “Chuyển dữ liệu hóa đơn điện tử đến cơ quan thuế trong thời hạn nào?” đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. LSX luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý liên quan như là tư vấn giải đáp sang tên sổ đỏ bao nhiêu tiền, vui lòng liên hệ đến hotline 0833102102. Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng, làm các dịch vụ một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện
Câu hỏi thường gặp
Hóa đơn điện tử là hóa đơn có mã hoặc không có mã của cơ quan thuế được thể hiện ở dạng dữ liệu điện tử do tổ chức, cá nhân bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ lập bằng phương tiện điện tử để ghi nhận thông tin bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ theo quy định của pháp luật về kế toán, pháp luật về thuế, bao gồm cả trường hợp hóa đơn được khởi tạo từ máy tính tiền có kết nối chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan thuế
Hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế là hóa đơn điện tử được cơ quan thuế cấp mã trước khi tổ chức, cá nhân bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ gửi cho người mua. Mã của cơ quan thuế trên hóa đơn điện tử bao gồm số giao dịch là một dãy số duy nhất do hệ thống của cơ quan thuế tạo ra và một chuỗi ký tự được cơ quan thuế mã hóa dựa trên thông tin của người bán lập trên hóa đơn.
Hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế là hóa đơn điện tử do tổ chức bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ gửi cho người mua không có mã của cơ quan thuế.