Chuyển nhầm tiền vào tài khoản người khác có lấy lại được không?

bởi Liên
Nhân viên ngân hàng chuyển nhầm tiền thì phải làm sao?

Thực tế hiện nay, đã có rất nhiều trường hợp chuyển tiền nhầm vào tài khoản của người lạ. Nguyên nhân có thể do nhầm số tài khoản, nhầm tên hoặc nhầm ngân hàng,…nhiều người cảm thấy lo lắng khi nghĩ mình sẽ mất hoàn toàn số tiền chuyển nhầm khi không biết tài khoản đó là của ai. Khi chuyển nhầm tiền vào tài khoản người khác có lấy lại được không, phải làm thế nào?

Căn cứ pháp lý

Chuyển nhầm tiền vào tài khoản người khác có lấy lại được không?

Khoản 1 Điều 105 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định: Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản.

Theo các quy định của Bộ luật dân sự năm 2015 về quyền sở hữu đối với tài sản cụ thể như sau::

  • Quyền sở hữu bao gồm quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu theo quy định của luật.

Về nguyên tắc xác lập, thực hiện quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản theo Bộ luật Dân sự năm 2015

1. Quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản được xác lập, thực hiện trong trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định.

Quyền khác đối với tài sản vẫn có hiệu lực trong trường hợp quyền sở hữu được chuyển giao, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.

2. Chủ sở hữu được thực hiện mọi hành vi theo ý chí của mình đối với tài sản nhưng không được trái với quy định của luật, gây thiệt hại hoặc làm ảnh hưởng đến lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác.

3. Chủ thể có quyền khác đối với tài sản được thực hiện mọi hành vi trong phạm vi quyền được quy định tại Bộ luật này, luật khác có liên quan nhưng không được gây thiệt hại hoặc làm ảnh hưởng đến lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu tài sản hoặc của người khác.

Quy định đối với biện pháp bảo vệ quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản

  • Chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản có quyền tự bảo vệ, ngăn chặn bất kỳ người nào có hành vi xâm phạm quyền của mình bằng những biện pháp không trái với quy định của pháp luật.
  • Chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản có quyền yêu cầu Tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác buộc người có hành vi xâm phạm quyền phải trả lại tài sản, chấm dứt hành vi cản trở trái pháp luật việc thực hiện quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản và yêu cầu bồi thường thiệt hại.

Quyền đòi lại tiền khi chuyển nhầm tài khoản

  • Chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản có quyền đòi lại tài sản từ người chiếm hữu, người sử dụng tài sản, người được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật.
  • Chủ sở hữu không có quyền đòi lại tài sản từ sự chiếm hữu của chủ thể đang có quyền khác đối với tài sản đó.

Như vậy, căn cứ theo các quy định trên, khi chuyển nhầm tiền vào tài khoản người khác thì chủ sở hữu số tiền đó có quyền đòi lại số tiền mình đã chuyển nhầm nếu như có căn cứ chứng minh số tiền đó thuộc quyền sở hữu của mình. Bên cạnh đó, người chuyển nhầm tiền có quyền đòi bồi thường thiệt hại nếu trong trường hợp biết được người đang giữ số tiền của mình mà không chịu trả và có căn cứ chứng minh người đó chiếm giữ tài sản của mình là trái pháp luật, gây thiệt hại và xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

Chuyển nhầm tiền vào tài khoản người khác có lấy lại được không
Chuyển nhầm tiền vào tài khoản người khác có lấy lại được không

Chuyển nhầm tiền vào tài khoản người khác phải làm thế nào?

Khi phát hiện chuyển nhầm tiền vào sai tài khoản của người khác, không phải là người mình mong muốn thì hãy lập tức ra Ngân hàng, mang theo Chứng minh nhân dân/căn cước công dân, hoá đơn chuyển khoản, thẻ ngân hàng (ATM), kèm theo các thông tin như số tài khoản của bản thân, số tài khoản thực tế phải chuyển, số tài khoản bị chuyển nhầm, chữ ký của chủ tài khoản để yêu cầu Ngân hàng nơi mở tài khoản xác minh. Ngân hàng chỉ có trách nhiệm hỗ trợ liên hệ thông báo đến chủ tài khoản được chuyển khoản nhầm để chuyển trả số tiền đã nhận, trường hợp có căn cứ xác định việc chuyển khoản đó do bị lừa dối hoặc ép buộc trái với quy định của pháp luật thì có thể quyền phong tỏa, tạm khoá mọi giao dịch của tài khoản cho đến khi giải quyết vụ việc theo quy định của pháp luật.

Tại khoản 4 Điều 32 Thông tư 37/2016/TT-NHNN quy định: 

“Đối với Lệnh thanh toán sai địa chỉ khách hàng (Lệnh thanh toán chuyển đúng đơn vị nhận lệnh nhưng không có người nhận lệnh hoặc người nhận lệnh mở tài khoản ở Ngân hàng khác), sai tên, số hiệu tài khoản của người nhận Lệnh thanh toán (đúng tên nhưng sai số hiệu tài khoản hoặc ngược lại), ký hiệu chứng từ, ký hiệu loại nghiệp vụ, xử lý như sau: Đối với các Lệnh thanh toán Có (hoặc Nợ) đơn vị nhận lệnh đã nhận nhưng chưa hạch toán thì thực hiện hạch toán vào tài khoản phải trả (phải thu) sau đó lập Lệnh thanh toán chuyển trả lại đơn vị khởi tạo lệnh. Nghiêm cấm đơn vị nhận lệnh chuyển tiền tiếp; Đối với các Lệnh thanh toán đã thực hiện, đơn vị nhận lệnh xử lý tương tự như đã nêu tại Điểm b Khoản 3 Điều này”.

Theo quy định này thì khi Ngân hàng nhận được yêu cầu hoàn trả Lệnh thanh toán Có đối với số tiền chuyển thừa của đơn vị khởi tạo lệnh, nếu kiểm soát đúng, đơn vị nhận lệnh xử lý như sau:

  • Trường hợp tài khoản của khách hàng có đủ số dư: Căn cứ vào Yêu cầu hoàn trả Lệnh thanh toán Có để lập Lệnh thanh toán Có đi, chuyển trả đơn vị khởi tạo lệnh số tiền chuyển thừa: Nợ tài khoản tiền gửi của khách hàng. Có tài khoản thu hộ, chi hộ hoặc tài khoản thanh toán nội bộ thích hợp khác (tài khoản chi tiết thanh toán với hội sở chính). Số tiền chuyển thừa phải trả lại đơn vị khởi tạo lệnh.
  • Trường hợp tài khoản của khách hàng không đủ số dư để thu hồi thì đơn vị nhận lệnh ghi nhập Sổ theo dõi Yêu cầu hoàn trả Lệnh thanh toán Có chưa được thực hiện và yêu cầu khách hàng nộp tiền vào tài khoản để thực hiện Yêu cầu hoàn trả này. Khi khách hàng nộp đủ tiền, kế toán ghi xuất Sổ theo dõi Yêu cầu hoàn trả Lệnh thanh toán Có chưa thực hiện được, lập Lệnh thanh toán Có gửi đơn vị khởi tạo lệnh và hạch toán như đã hướng dẫn trên;
  • Trường hợp khách hàng không còn khả năng thanh toán hoặc khách hàng vãng lai không xác định được nơi cư trú, thì đơn vị nhận lệnh phải phối hợp với chính quyền địa phương và các cơ quan bảo vệ pháp luật như công an, tòa án, v.v… để tìm mọi biện pháp thu hồi lại tiền. Sau khi đã áp dụng mọi biện pháp thu hồi mà không thu hồi được hoặc không thu hồi đủ thì đơn vị nhận lệnh được từ chối Yêu cầu hoàn trả Lệnh thanh toán Có; Lập Thông báo từ chối Yêu cầu hoàn trả Lệnh thanh toán Có, ghi rõ lý do từ chối kèm theo số tiền thu hồi được (nếu có); gửi trả lại đơn vị khởi tạo lệnh đồng thời ghi xuất sổ theo dõi Yêu cầu hoàn trả Lệnh thanh toán Có chưa được thực hiện.

Như vậy, trong trường hợp tài khoản thụ hưởng đã bị khóa, phong tỏa vẫn còn số tiền mà người chuyển nhầm đến thì Ngân hàng sẽ tiến hành chuyển tiền lại cho người chuyển nhầm. Còn khi số tiền gửi nhầm đã được rút, Ngân hàng sẽ liên lạc với chủ tài khoản được gửi nhầm để yêu cầu gửi trả lại tiền.

Liên hệ 

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Luật Sư X  liên quan đến “Chuyển nhầm tiền vào tài khoản người khác có lấy lại được không”. Quý khách hàng có nhu cầu tìm hiểu về cách nộp hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, hồ sơ vay vốn ngân hàng cho doanh nghiệp, xin mã số thuế cá nhân, các thủ tục thành lập công ty, đăng ký bảo hộ thương hiệu độc quyền hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh;…quý khách hàng liên hệ đến hotline 0833.102.102. để được nhận tư vấn.

Câu hỏi thường gặp

Lấy tiền người khác chuyển nhầm có bị phạt tiền không?

Theo quy định tại Điểm đ Khoản 2 Điều 15 Nghị định 144/2021/NĐ-CP, hành vi chiếm giữ tài sản của người khác sẽ bị phạt tiền từ 3.000.000  đến 5.000.000  đồng.
Đồng thời, người thực hiện hành vi còn bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả sau:
Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm;
Buộc trả lại tài sản do chiếm giữ trái phép

Lấy tiền người khác chuyển nhầm có bị đi tù không?

Theo quy định tại Điều 176 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi 2017 thì việc chiếm giữ tài
sản của người khác được quy định như sau:
1. Người nào cố tình không trả lại cho chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc không giao nộp cho cơ quan có trách nhiệm tài sản trị giá từ 10.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng hoặc dưới 10.000.000 đồng nhưng tài sản là di vật, cổ vật bị giao nhầm hoặc do mình tìm được, bắt được, sau khi chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc cơ quan có trách nhiệm yêu cầu được nhận lại tài sản đó theo quy định của pháp luật, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
2. Phạm tội chiếm giữ tài sản trị giá 200.000.000 đồng trở lên hoặc bảo vật quốc gia, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm