Bảo hiểm hiện nay đang dần trở nên phổ biến và nó đóng góp những vai trò quan trọng trong vấn đề bảo vệcon người. Về cơ bản thì bảo hiểm được xem như một tấm lá chắn được con người tạo dựng lên trước hầu như rủi ro bất ngờ trong cuộc sống. Đây vừa là một hình thức chuyển giao rủi ro, vừa cũng như là một hình thức đầu tư về tài chính hiệu quả đối với nền kinh tế thị trường đang ngày càng phát triển mạnh mẽ. Nhiều chủ thể khi ký kết hợp đồng bảo hiểm vẫn chưa nắm rõ các quy định của pháp luật về bảo hiểm điều này dẫn đến những ảnh hưởng trực tiếp về quyền lợi. Vậy có được chuyển nhượng hợp đồng bảo hiểm hay không? Xin mời các bạn độc giả cùng tìm hiểu qua bài viết của Luật sư X để hiểu và nắm rõ được những quy định về “Chuyển nhượng hợp đồng bảo hiểm” có thể giúp các bạn độc giả hiểu sâu hơn về pháp luật.
Căn cứ pháp lý
- Luật Kinh doanh bảo hiểm 2000
Loại hợp đồng bảo hiểm mà pháp luật quy định
Căn cứ Điều 12 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2000 quy định về hợp đồng bảo hiểm như sau:
“Điều 12. Hợp đồng bảo hiểm
1. Hợp đồng bảo hiểm là sự thoả thuận giữa bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm, theo đó bên mua bảo hiểm phải đóng phí bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm phải trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng hoặc bồi thường cho người được bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm.
2. Các loại hợp đồng bảo hiểm bao gồm:
a) Hợp đồng bảo hiểm con người;
b) Hợp đồng bảo hiểm tài sản;
c) Hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự.
3. Hợp đồng bảo hiểm hàng hải được áp dụng theo quy định của Bộ luật hàng hải; đối với những vấn đề mà Bộ luật hàng hải không quy định thì áp dụng theo quy định của Luật này.
4. Những vấn đề liên quan đến hợp đồng bảo hiểm không quy định trong Chương này được áp dụng theo quy định của Bộ luật dân sự và các quy định khác của pháp luật có liên quan.”
Từ quy định trên thì hợp đồng bảo hiểm có tất cả 03 loại, bao gồm:
– Hợp đồng bảo hiểm con người;
– Hợp đồng bảo hiểm tài sản;
– Hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự.
Những nội dung bắt buộc phải có trên hợp đồng bảo hiểm
Căn cứ Điều 13 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2000 quy định về nội dung hợp đồng như sau:
“Điều 13. Nội dung của hợp đồng bảo hiểm
1. Hợp đồng bảo hiểm phải có những nội dung sau đây:
a) Tên, địa chỉ của doanh nghiệp bảo hiểm, bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm hoặc người thụ hưởng;
b) Đối tượng bảo hiểm;
c) Số tiền bảo hiểm, giá trị tài sản được bảo hiểm đối với bảo hiểm tài sản;
d) Phạm vi bảo hiểm, điều kiện bảo hiểm, điều khoản bảo hiểm;
đ) Điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm;
e) Thời hạn bảo hiểm;
g) Mức phí bảo hiểm, phương thức đóng phí bảo hiểm;
h) Thời hạn, phương thức trả tiền bảo hiểm hoặc bồi thường;
i) Các quy định giải quyết tranh chấp;
k) Ngày, tháng, năm giao kết hợp đồng.
2. Ngoài những nội dung quy định tại khoản 1 Điều này, hợp đồng bảo hiểm có thể có các nội dung khác do các bên thoả thuận.”
Như vậy, ngoài những nội dung bắt buộc phải có trên hợp đồng bảo hiểm thì có thể thêm các nội dung khác do các bên thỏa thuận vào trong hợp đồng.
Chuyển nhượng hợp đồng bảo hiểm
Theo quy định tại Điều 18 Luật kinh doanh bảo hiểm thì bên mua bảo hiểm có quyền được chuyển nhượng hợp đồng bảo hiểm theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm hoặc theo quy định của pháp luật.
“Điều 18. Quyền và nghĩa vụ của bên mua bảo hiểm
1. Bên mua bảo hiểm có quyền:
a) Lựa chọn doanh nghiệp bảo hiểm hoạt động tại Việt Nam để mua bảo hiểm;
b) Yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm giải thích các điều kiện, điều khoản bảo hiểm; cấp giấy chứng nhận bảo hiểm hoặc đơn bảo hiểm;
c) Đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng bảo hiểm theo quy định tại khoản 3 Điều 19, khoản 1 Điều 20 của Luật này;
d) Yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng hoặc bồi thường cho người được bảo hiểm theo thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm;
đ) Chuyển nhượng hợp đồng bảo hiểm theo thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm hoặc theo quy định của pháp luật;
e) Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
2. Bên mua bảo hiểm có nghĩa vụ:
a) Đóng phí bảo hiểm đầy đủ, theo thời hạn và phương thức đã thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm;
b) Kê khai đầy đủ, trung thực mọi chi tiết có liên quan đến hợp đồng bảo hiểm theo yêu cầu của doanh nghiệp bảo hiểm;
c) Thông báo những trường hợp có thể làm tăng rủi ro hoặc làm phát sinh thêm trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm trong quá trình thực hiện hợp đồng bảo hiểm theo yêu cầu của doanh nghiệp bảo hiểm;
d) Thông báo cho doanh nghiệp bảo hiểm về việc xảy ra sự kiện bảo hiểm theo thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm;
đ) Áp dụng các biện pháp đề phòng, hạn chế tổn thất theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan;
e) Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.”
Từ quy định trên, thì bên mua bảo hiểm có một số nghĩa vụ như:
– Đóng phí bảo hiểm đầy đủ;
– Kê khai đầy đủ, trung thực mọi chi tiết có liên quan đến hợp đồng bảo hiểm;
– Thông báo những trường hợp có thể làm tăng rủi ro hoặc làm phát sinh thêm trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm;
– Thông báo cho doanh nghiệp bảo hiểm về việc xảy ra sự kiện bảo hiểm;
– Áp dụng các biện pháp đề phòng, hạn chế tổn thất;
– Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật
Ngoài ra tại Điều 26 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2000 quy định về chuyển nhượng hợp đồng bảo hiểm như sau:
“Điều 26. Chuyển nhượng hợp đồng bảo hiểm
1. Bên mua bảo hiểm có thể chuyển nhượng hợp đồng bảo hiểm theo thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm.
2. Việc chuyển nhượng hợp đồng bảo hiểm chỉ có hiệu lực trong trường hợp bên mua bảo hiểm thông báo bằng văn bản cho doanh nghiệp bảo hiểm về việc chuyển nhượng và doanh nghiệp bảo hiểm có văn bản chấp thuận việc chuyển nhượng đó, trừ trường hợp việc chuyển nhượng được thực hiện theo tập quán quốc tế.”
Từ quy định trên thì người mua có quyền chuyển nhượng hợp đồng bảo hiểm nhân thọ mà mình đã mua cho người khác.
Tuy nhiên, việc chuyển nhượng hợp đồng bảo hiểm nhân thọ phải được thông báo bằng văn bản cho doanh nghiệp bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm có văn bản chấp thuận việc chuyển nhượng đó.
Mời các bạn xem thêm bài viết
- NĂM 2023, HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM VÔ HIỆU KHI NÀO?
- CÁC LOẠI HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM MỚI NĂM 2023
- ĐỐI TƯỢNG CỦA HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM NHÂN THỌ, HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM SỨC KHỎE LÀ GÌ?
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Chuyển nhượng hợp đồng bảo hiểm”. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Luật sư X với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ pháp lý như Thủ tục rút vốn khỏi công ty con. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833.102.102
- FB: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Theo quy định của khoản 1 Điều 22 Luật KDBH, hợp đồng bảo hiểm sẽ bị tuyên bố vô hiệu nếu tại thời điểm giao kết hợp đồng bảo hiểm, bên mua bảo hiểm không có quyền lợi có thể được bảo hiểm. Chúng tôi cho rằng, bên mua bảo hiểm chỉ được mua bảo hiểm nếu chứng minh được quyền lợi có thể được bảo hiểm đang tồn tại tại thời điểm giao kết hợp đồng bảo hiểm. Có nghĩa là, nếu bên mua bảo hiểm có khả năng dự báo về một quyền lợi có thể bị “tổn thất” trong tương lai thì họ hoàn toàn có quyền “đầu tư” để hạn chế những tổn thất như vậy có thể xảy ra. Ngược lại, nếu tại thời điểm xảy ra sự kiện bảo hiểm, bên mua bảo hiểm không có quyền lợi có thể được bảo hiểm thì coi như dự báo về tổn thất là sai. Do đó, bên bảo hiểm không phát sinh trách nhiệm bảo hiểm theo hợp đồng bảo hiểm. Vì vậy, quy định của pháp luật KDBH hiện hành bắt buộc người mua bảo hiểm phải có quyền lợi có thể được bảo hiểm tại thời điểm giao kết hợp đồng bảo hiểm là không cần thiết, cản trở sự tham gia bảo hiểm của người có nhu cầu.
Theo quy định của điểm a khoản 1 Điều 23 Luật KDBH, hợp đồng bảo hiểm sẽ chấm dứt hiệu lực nếu tại thời điểm giao kết hợp đồng bảo hiểm bên mua bảo hiểm có quyền lợi có thể được bảo hiểm nhưng trong quá trình thực hiện, quyền lợi có thể được bảo hiểm đã không còn tồn tại.
Nếu hết thời hạn chuyển nhượng, người mua bảo hiểm không chuyển nhượng hợp đồng bảo hiểm cho người có quyền lợi có thể được bảo hiểm tiếp theo thì hợp đồng bảo hiểm mới chấm dứt.
Quyền lợi bảo hiểm nằm viện, phẫu thuật hoặc tàn tật do tai nạn:
Quyền lợi bảo hiểm nằm viện, chứng từ cần nộp:
Phiếu yêu cầu giải quyết quyền lợi bảo hiểm,
Giấy ủy quyền thu thập thông tin,
Giấy ra viện (Bản gốc hoặc bản sao có chứng thực của cơ quan có thẩm quyền), và
Bản sao Thẻ Bảo Hiểm Y Tế, giấy chuyển viện (nếu có).
Quyền lợi bảo hiểm phẫu thuật:
Phiếu yêu cầu giải quyết quyền lợi bảo hiểm,
Giấy ủy quyền thu thập thông tin,
Giấy chứng nhận phẫu thuật, và
Hóa đơn viện phí.
Quyền lợi bảo hiểm tàn tật do tai nạn:
Phiếu yêu cầu giải quyết quyền lợi bảo hiểm,
Giấy ủy quyền thu thập thông tin,
Giấy ra viện (Bản gốc hoặc bản sao có chứng thực của cơ quan có thẩm quyền), và
Giấy chứng nhận phẫu thuật (nếu có phẫu thuật).
Quyền lợi bảo hiểm chăm sóc sức khỏe, chứng từ cần nộp:
Phiếu yêu cầu giải quyết Quyền lợi bảo hiểm Chăm sóc sức khỏe (ngoại trú, nội trú và nha khoa),
Giấy ủy quyền thu thập thông tin,
Bản gốc hóa đơn tài chính,
Bản sao sổ khám bệnh, kết quả xét nghiệm, toa thuốc liên quan đến việc khám và điều trị, và
Các chứng từ khác theo quy định tại Quy tắc điều khoản sản phẩm.