CMND bị cấm sử dụng trong những trường hợp nào theo QĐ 2022?

bởi Bảo Nhi
CMND bị cấm sử dụng trong những trường hợp nào

Chứng minh nhân dân là vật gắn liền với cuộc sống của người dân nó có liên quan rất nhiều đến thông tin cá nhân quan trọng, người dân ra đường không thể quên mang chứng minh dân. Nhưng bên cạnh những trường hợp người dân thường hay sử dụng đến chưng minh nhân dân pháp luật cũng đã đặt ra những trường hợp bị cấm khi sử dụng nó. Xin mời các bạn độc giả cùng tìm hiểu qua bài viết của Luật sư X để hiểu và nắm rõ được những quy định về “CMND bị cấm sử dụng trong những trường hợp nào” có thể giúp các bạn độc giả hiểu sâu hơn về pháp luật.

Căn cứ pháp lý

Chứng minh nhân dân là gì?

Theo Điều 1 Văn bản hợp nhất 03/VBHN-BCA quy định:

“Điều 1. Chứng minh nhân dân

Chứng minh nhân dân quy định tại Nghị định này là một loại giấy tờ tùy thân của công dân do cơ quan Công an có thẩm quyền chứng nhận về những đặc điểm riêng và nội dung cơ bản của mỗi công dân trong độ tuổi do pháp luật quy định, nhằm bảo đảm thuận tiện việc thực hiện quyền, nghĩa vụ của công dân trong đi lại và thực hiện các giao dịch trên lãnh thổ Việt Nam.”

Chứng minh nhân dân có hình chữ nhật dài 85,6 mm, rộng 53,98 mm, hai mặt Chứng minh nhân dân in hoa văn màu xanh trắng nhạt.

Mặt trước: Bên trái, từ trên xuống: hình Quốc huy nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, đường kính 14 mm; ảnh của người được cấp Chứng minh nhân dân cỡ 20 x 30 mm; có giá trị đến (ngày, tháng, năm). Bên phải, từ trên xuống: Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Độc lập – Tự do – Hạnh phúc; chữ “Chứng minh nhân dân” (màu đỏ); số; họ và tên khai sinh; họ và tên gọi khác; ngày, tháng, năm sinh; giới tính; dân tộc; quê quán; nơi thường trú.

Mặt sau: Trên cùng là mã vạch 2 chiều. Bên trái, có 2 ô: ô trên, vân tay ngón trỏ trái; ô dưới, vân tay ngón trỏ phải. Bên phải, từ trên xuống: đặc điểm nhân dạng; ngày, tháng, năm cấp Chứng minh nhân dân; chức danh người cấp; ký tên và đóng dấu.

Xử phạt hành chính khi sử dụng chứng minh nhân dân hết hạn

Căn cứ điểm b khoản 1 Điều 10 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định mức phạt khi sử dụng Chứng minh nhân dân hết hiệu lực như sau:

“Điều 10. Vi phạm quy định về cấp, quản lý, sử dụng Giấy chứng minh nhân dân, Chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Không xuất trình Giấy chứng minh nhân dân, Chứng minh nhân dân, thẻ Căn cước công dân hoặc Giấy xác nhận số Chứng minh nhân dân khi có yêu cầu kiểm tra của người có thẩm quyền;

b) Không thực hiện đúng quy định của pháp luật về cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân;

c) Không nộp lại Giấy chứng minh nhân dân, Chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân cho cơ quan có thẩm quyền khi được thôi, bị tước quốc tịch, bị hủy bỏ quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam; không nộp lại Giấy chứng minh nhân dân, Chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân cho cơ quan thi hành lệnh tạm giữ, tạm giam, cơ quan thi hành án phạt tù, cơ quan thi hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc.”

Sau khi cấp Căn cước công dân gắn chip mới mà người dân lại sử dụng Chứng minh nhân dân hết hiệu lực sẽ là vi phạm lỗi “Không thực hiện đúng quy định của pháp luật về cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân” với mức phạt là cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng – 500.000 đồng.

CMND bị cấm sử dụng trong những trường hợp nào?

CMND bị cấm sử dụng trong những trường hợp nào
CMND bị cấm sử dụng trong những trường hợp nào

Khi một người dùng hai hoặc nhiều CMND

Điều này được quy định rất rõ tại Thông tư 04/1999/TT-BCA (C13) hướng dẫn Nghị định 05/1999/NĐ-CP về chứng minh nhân dân.

Cụ thể, Thông tư này cấm một người sử dụng hai hoặc nhiều Chứng minh nhân dân. Trường hợp mất Chứng minh nhân dân đã được cấp lại Chứng minh nhân dân khác, nếu tìm thấy Chứng minh nhân dân đã mất thì phải nộp lại cho cơ quan công an nơi làm thủ tục cấp lại.

Khi thôi/bị tước quốc tịch Việt Nam

Điểm a khoản 1 Điều 10 Nghị định 05/1999/NĐ-CP quy định Chứng minh nhân dân sẽ bị thu hồi trong trường hợp công dân bị tước hoặc thôi quốc tịch Việt Nam. Chứng minh nhân dân là giấy tờ tùy thân dành cho công dân Việt Nam, do đó, khi từ bỏ quốc tịch, người đó sẽ không còn được giữ và sử dụng Chứng minh nhân dân nữa.

Điều 10. Thu hồi, tạm giữ Chứng minh nhân dân

1. Chứng minh nhân dân bị thu hồi trong các trường hợp sau :

a) Bị tước hoặc thôi quốc tịch Việt Nam;”

Khi ra nước ngoài định cư

Dù chưa thôi quốc tịch Việt Nam, nhưng nếu ra nước ngoài định cư, công dân cũng bị cấm sử dụng Chứng minh nhân dân. Trong trường hợp này, Chứng minh nhân dân cũng sẽ bị thu hồi (theo điểm b khoản 1 Điều 10 Nghị định 05).

Người có thẩm quyền thu hồi Chứng minh nhân dân trong trường hợp (2) và (3) nêu trên là công an cấp huyện nơi cấp Chứng minh nhân dân.

Khi dùng CMND của người khác

Theo điểm a khoản 2 Điều 10 Nghị định 144/2021/NĐ-CP, việc chiếm đoạt, sử dụng Chưng minh nhân dân của người khác sẽ bị phạt từ 01 – 02 triệu đồng.

“Điều 10. Vi phạm quy định về cấp, quản lý, sử dụng Giấy chứng minh nhân dân, Chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân

  1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
    a) Chiếm đoạt, sử dụng Giấy chứng minh nhân dân, Chứng minh nhân dân, thẻ Căn cước công dân hoặc Giấy xác nhận số Chứng minh nhân dân của người khác;”

Từ năm 2036 trở đi

Theo Điều 2 Nghị định 05/1999/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 170/2007/NĐ-CP, CMND có giá trị sử dụng 15 năm kể từ ngày cấp (dù là CMND 9 số hay 12 số).

Điều 2. Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.

Giấy chứng minh nhân dân được cấp trước ngày thực hiện cấp, đổi chứng minh nhân dân theo mẫu quy định tại Nghị định này vẫn có giá trị sử dụng đến hết thời hạn theo quy định.

Trong khi đó, từ ngày 01/01/2021, Bộ Công an đã triển khai cấp Căn cước công dân gắn chip thay cho CMND. Nghĩa là, những người được cấp CMND từ cuối năm 2020 được tiếp tục sử dụng đến hết năm 2035. Từ năm 2036, CMND chính thức bị “khai tử” và việc sử dụng CMND sau thời điểm này bị cấm.

Trường hợp khác

Điều 5 của Nghị định 05/1999/NĐ-CP chỉ rõ, những trường hợp sau đây phải làm thủ tục đổi CMND:

Điều 5. Đổi, cấp lại Chứng minh nhân dân

1. Những trường hợp sau đây phải làm thủ tục đổi Chứng minh nhân dân :

a) Chứng minh nhân dân hết thời hạn sử dụng;

b) Chứng minh nhân dân hư hỏng không sử dụng được;

c) Thay đổi họ, tên, chữ đệm, ngày, tháng, năm sinh;

d) Thay đổi nơi đăng ký hộ khẩu thường trú ngoài phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;

e) Thay đổi đặc điểm nhận dạng.

2. Trường hợp bị mất Chứng minh nhân dân thì phải làm thủ tục cấp lại.”

Việc sử dụng Chứng minh dân trong các trường hợp là không hợp lý và cần làm thủ tục đổi sang Căn cước công dân gắn chip.

Thông tin liên hệ

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về; “Quy định CMND bị cấm sử dụng trong những trường hợp nào” Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo hồ sơ ngừng kinh doanh; giấy xác nhận tình trạng hôn nhân, tìm hiểu về thủ tục thành lập công ty ở việt nam; tra số mã số thuế cá nhân, xin đổi tên trong giấy khai sinh, tra cứu thông tin quy hoạch, giấy cam đoan đăng ký lại khai sinh, giá trị sử dụng của giấy xác nhận tình trạng hôn nhân, thay đổi họ tên cha trong giấy khai sinh; dịch vụ hợp pháp hóa lãnh sự Hà Nội của chúng tôi; Luật sư X là đơn vị dịch vụ luật uy tin, tư vấn các vấn đề về luật trong và ngoài nước thông qua web luatsux, lsx, web nước ngoài Lsxlawfirm. Mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.

Liên hệ hotline: 0833.102.102.

Mời các bạn xem thêm bài viết

Câu hỏi thường gặp

Thủ tục cấp thẻ chứng minh nhân dân cho Việt Kiều?

Theo Điều 26 Luật Căn cước công dân, công dân có thể lựa chọn một trong các nơi sau đây để làm thủ tục cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân:
Tại cơ quan quản lý căn cước công dân của Bộ Công an;
Tại cơ quan quản lý căn cước công dân của Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
Tại cơ quan quản lý căn cước công dân của Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và đơn vị hành chính tương đương;
Cơ quan quản lý căn cước công dân có thẩm quyền tổ chức làm thủ tục cấp thẻ Căn cước công dân tại xã, phường, thị trấn, cơ quan, đơn vị hoặc tại chỗ ở của công dân trong trường hợp cần thiết.
Giấy tờ cần có để được cấp thẻ Căn cước công dân
Theo Điều 22 Luật Căn cước công dân, Việt kiều cần có những giấy tờ sau để được xin cấp thẻ Căn cước công dân:
Tờ khai theo mẫu quy định;
Trường hợp Việt kiều chưa có thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư thì xuất trình các giấy tờ hợp pháp như giấy khai sinh, sổ tạm trú…

Đổi CMND, CCCD có buộc phải điều chỉnh thông tin trên sổ bảo hiểm?

Căn cứ theo quy định tại điều 27 Quyết định số 595/QĐ – BHXH Quyết định về quy trình thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động – bệnh nghề nghiệp; quản lý sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế quy định về cấp lại, đổi, điều chỉnh nội dung trên sổ BHXH, thẻ BHYT như sau:
“ 1. Cấp lại sổ BHXH do mất, hỏng.

2. Cấp lại sổ BHXH do thay đổi họ, tên, chữ đệm; ngày, tháng, năm sinh; giới tính, dân tộc; quốc tịch; điều chỉnh nội dung đã ghi trên sổ BHXH

3. Ghi xác nhận thời gian đóng BHXH cho người tham gia được cộng nối thời gian nhưng không phải đóng BHXH và điều chỉnh làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm trước năm 1995

4. Cấp lại, đổi thẻ BHYT.”
Đối chiếu với quy định trên thì việc số CMND trên sổ bảo hiểm và CMND mới hiện nay do bị mất cấp lại không thuộc trường hợp phải cấp lại sổ bảo hiểm xã hội, thuận tiện cho quá trình giải quyết chế độ sau này.
Đồng thời, cũng không bắt buộc phải thực hiện thủ tục điều chỉnh thông tin trên sổ bảo hiểm.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm