Theo quy định có bắt buộc làm căn cước công dân gắn chíp không?

bởi Thu Tra
Có bắt buộc làm căn cước công dân gắn chíp

Bộ Công an hiện nay đang triển khai mọi người dân nên sớm thực hiện các thủ tục đổi dang thẻ căn cước công dân gắn chhip để thuận tiện cho những giao dịch sau này vì thẻ này tích hợp nhiều thông tin. Nhưng bên cạnh đó, có một vài người dân bày tỏ thắc măc về việc đang có bắt buộc phải chuyển sangùng chứng minh nhân dân 9 số và thẻ CCCD 12 số không gắn chip làm căn cước công dân gắn chíp không? Để hiểu rõ về việc có bắt buộc làm căn cước công dân gắn chíp không hãy cùng Luật sư X tìm hiểu sau đây:

Căn cứ pháp lý:

Đối tượng nào được cấp căn cước công dân gắn chip?

Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 19 Luật Căn cước công dân 2014 quy định như sau:

“Điều 19. Người được cấp thẻ Căn cước công dân và số thẻ Căn cước công dân

1. Công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi được cấp thẻ Căn cước công dân.”

Theo đó, mọi công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên sẽ được cấp căn cước công dân gắn chip.

Bên cạnh đó, tại Điều 21 Luật Căn cước công dân 2014 quy định rằng thẻ Căn cước công dân phải được đổi khi:

“Điều 21. Độ tuổi đổi thẻ Căn cước công dân

1. Thẻ Căn cước công dân phải được đổi khi công dân đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi.

2. Trường hợp thẻ Căn cước công dân được cấp, đổi, cấp lại trong thời hạn 2 năm trước tuổi quy định tại khoản 1 Điều này thì vẫn có giá trị sử dụng đến tuổi đổi thẻ tiếp theo.”

Căn cước công dân bình thường và Căn cước công dân gắn chip giống và khác nhau như thế nào?

Giống nhau

Căn cước công dân mã vạch và Căn cước công dân có gắn chip giống nhau ở một vài điểm như sau:

+) Giá trị sử dụng giống nhau và dùng để nhận diện một đối tượng cụ thể

+) Dãy số gồm 12 chữ số ở mặt trước của thẻ là mã số định danh cá nhân của một người

+) Có thời hạn sử dụng giống nhau

+) Hình dáng, kích thước tương đương nhau

Khác nhau

Tiêu chíCăn cước công dân gắn chipCăn cước công dân mã vạch
Nội dung mặt trước thẻCó phần dịch nội dung bằng tiếng AnhNội dung chỉ bằng tiếng Việt
Nội dung mặt sau thẻCó con chip điện tử và có dãy số ký tự, số được gọi là dòng MRZCó mã vạch hai chiều
Thời gian cấpĐược cấp từ 01/01/2021 đến nayĐược cấp kể từ ngày 01/01/2016 đến ngày 21/12/2020. Hiện tại đã ngừng cấp

Tính năng nổi trội của căn cước công dân gắn chip so với căn cước công dân bình thường.

+) CCCD gắn chip được đồng bộ thông tin với Cơ sở dữ liệu Quốc gia, chip ở mặt sau của thẻ CCCD có khả năng lưu trữ dữ liệu lớn, lưu giữ được rất nhiều thông tin về nhân thân.

Các thông tin này đồng bộ với Cơ sở dữ liệu Quốc gia và được lưu giữ với độ bảo mật cao, chỉ có đầu đọc chip chuyên dụng mới có thể trích xuất thông tin từ con chip này.

+) Tích hợp nhiều loại giấy tờ quan trọng: Hiện tại nước ta đang triển khai tích hợp CCCD gắn chip với hàng loạt các loại giấy tờ, tài liệu quan trọng khác của một cá nhân.

Một số loại giấy tờ được tích hợp trong CCCD gắn chip như: giấy phép lái xe, thẻ bảo hiểm y tế, giấy chứng nhận tiêm chủng, thẻ cán bộ, công chức, viên chức,…

Có bắt buộc làm căn cước công dân gắn chíp
Có bắt buộc làm căn cước công dân gắn chíp

Theo quy định của nhà nước có bắt buộc làm căn cước công dân gắn chíp không?

– Đối với CMND:

Căn cứ theo quy định tại Điều 5 Nghị định 05/1999/NĐ-CP quy định về đổi, cấp lại Chứng minh nhân dân như sau:

Điều 5. Đổi, cấp lại Chứng minh nhân dân
1. Những trường hợp sau đây phải làm thủ tục đổi Chứng minh nhân dân :
a) Chứng minh nhân dân hết thời hạn sử dụng;
b) Chứng minh nhân dân hư hỏng không sử dụng được;
c) Thay đổi họ, tên, chữ đệm, ngày, tháng, năm sinh;
d) Thay đổi nơi đăng ký hộ khẩu thường trú ngoài phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
e) Thay đổi đặc điểm nhận dạng.
2. Trường hợp bị mất Chứng minh nhân dân thì phải làm thủ tục cấp lại.”

– Đối với thẻ CCCD đổi sang CCCD gắn chip :

Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 21 và Điều 23 Luật căn cước công dân 2014 quy định về các trường hợp đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân như sau :

“Điều 21. Độ tuổi đổi thẻ Căn cước công dân

1. Thẻ Căn cước công dân phải được đổi khi công dân đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi.

“Điều 23. Các trường hợp đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân

1. Thẻ Căn cước công dân được đổi trong các trường hợp sau đây:

a) Các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 21 của Luật này;

b) Thẻ bị hư hỏng không sử dụng được;

c) Thay đổi thông tin về họ, chữ đệm, tên; đặc điểm nhân dạng;

d) Xác định lại giới tính, quê quán;

đ) Có sai sót về thông tin trên thẻ Căn cước công dân;

e) Khi công dân có yêu cầu.

2. Thẻ Căn cước công dân được cấp lại trong các trường hợp sau đây:

a) Bị mất thẻ Căn cước công dân;

b) Được trở lại quốc tịch Việt Nam theo quy định của Luật quốc tịch Việt Nam.”

Như vậy, không bắt buộc phải đổi sang thẻ CCCD gắn chip khi không thuộc các trường hợp nêu trên.

Quy định về mức xử phạt khi không đổi sang Căn cước công dân gắn chíp

Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 10 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định về Vi phạm quy định về cấp, quản lý, sử dụng Giấy chứng minh nhân dân, Chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân như sau:

“Điều 10. Vi phạm quy định về cấp, quản lý, sử dụng Giấy chứng minh nhân dân, Chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Không xuất trình Giấy chứng minh nhân dân, Chứng minh nhân dân, thẻ Căn cước công dân hoặc Giấy xác nhận số Chứng minh nhân dân khi có yêu cầu kiểm tra của người có thẩm quyền;
b) Không thực hiện đúng quy định của pháp luật về cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân;
c) Không nộp lại Giấy chứng minh nhân dân, Chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân cho cơ quan có thẩm quyền khi được thôi, bị tước quốc tịch, bị hủy bỏ quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam; không nộp lại Giấy chứng minh nhân dân, Chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân cho cơ quan thi hành lệnh tạm giữ, tạm giam, cơ quan thi hành án phạt tù, cơ quan thi hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc.”

Theo đó, nếu thuộc các trường hợp bắt buộc đổi sang CCCD gắn chip nhưng không đổi thì người dân có thể bị phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề “Có bắt buộc làm căn cước công dân gắn chíp”. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến giấy khai sinh có công chứng được không, làm lại giấy khai sinh cho người lớn tuổi, thời hạn sử dụng căn cước công dân gắn chip,…  của Luật Sư X, hãy liên hệ: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Lệ phí cấp Căn cước công dân gắn chip được quy định như thế nào?


Mức thu lệ phí từ 01/7/2022 trở đi được quy định như sau:
Chuyển từ CMND 9 số, CMND 12 số sang cấp thẻ CCCD là 30.000 đồng/thẻ CCCD.
Đổi thẻ căn cước công dân khi bị hư hỏng không sử dụng được; thay đổi thông tin về họ, chữ đệm, tên; đặc điểm nhân dạng; xác định lại giới tính, quê quán; có sai sót về thông tin trên thẻ; khi công dân có yêu cầu: 50.000 đồng/thẻ CCCD.
Cấp lại thẻ căn cước công dân khi bị mất thẻ CCCD, được trở lại quốc tịch Việt Nam theo quy định của Luật quốc tịch Việt Nam: 70.000 đồng/thẻ CCCD.

Công dân xin cấp căn cước công dân gắn chip ở đâu?

Theo quy định tại Điều 11 Thông tư 59/2021/TT-BCA quy định rằng:
Công dân đến cơ quan Công an có thẩm quyền tiếp nhận đề nghị cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân nơi công dân thường trú, tạm trú để yêu cầu được cấp thẻ Căn cước công dân.
Đồng thời, tại Điều 13 Thông tư 59/2021/TT-BCA quy định về nơi tổ chức thu nhận hồ sơ cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân thì công dân có thể yêu cầu cấp căn cước công dân gắn chip tại nơi thường trú hoặc tạm trú.

Căn cước công dân còn hạn có được làm Căn cước công dân gắn chip không?

Căn cứ theo quy định tại điểm e khoản 1 Điều 23 Luật Căn cước công dân 2014 quy định công dân được cấp đổi thẻ Căn cước công dân trong trường hợp công dân có yêu cầu.
Do đó, dù Căn cước công dân mã vạch cũ vẫn còn hạn nhưng người dân vẫn được đổi sang Căn cước công dân gắn chip.
Tuy nhiên, bạn cần phải cân nhắc nếu không có chuyện gì thật sự quan trọng để sử dụng Căn cước công dân gắn chip thì vẫn có thể sử dụng căn cước công bình thường. Vì thời gian làm Căn cước công dân gắn chip có thể tốn nhiều thời gian.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm