Có cần cập nhật số cccd trên sổ hồng không?

bởi VanAnh
cập nhật số cccd trên sổ hồng

Hiện nay với sự phát triển của nền công nghệ số, việc quản lý hành chính nhà nước cũng dần được số hóa như dịch vụ công quốc gia, các phần mềm quản lý…., điển hình trong số đó phải kể đến việc thay đổi từ chứng minh thư nhân dân sang dụng căn cước công dân gắp chip. Qua đó việc quản lý cơ sở dữ liệu dân cư quốc gia sẽ được thực hiện dễ dàng và có hiệu quả hơn. Khi chuyển sang dùng CCCD thì nhiều loại giấy tờ và thủ tục sẽ có sự thay đổi nhất định. vậy thì ” cập nhật số cccd trên sổ hồng” có bắt buộc hay không?. Hãy cùng LSX tìm hiểu ngay nhé.

Có cần cập nhật số cccd trên sổ hồng không?

Sổ đỏ, sổ hồng là từ mà người dân thường dùng để gọi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất dựa theo màu sắc của Giấy chứng nhận. Thông tin về người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất được ghi tại trang 1 của Giấy chứng nhận.

Cụ thể, theo Điểm a Khoản 1 Điều 5 Thông tư 23/2014/TT-BTNMT được sửa đổi tại Thông tư số 33/2017/TT-BTNMT, thông tin về người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất được cấp trên Giấy chứng nhận là các cá nhân trong nước như sau:

“Cá nhân trong nước thì ghi “Ông” (hoặc “Bà”), sau đó ghi họ tên, năm sinh, tên và số giấy tờ nhân thân (nếu có), địa chỉ thường trú. Giấy tờ nhân thân là Giấy chứng minh nhân dân thì ghi “CMND số:…”; trường hợp Giấy chứng minh quân đội nhân dân thì ghi “CMQĐ số:…”; trường hợp thẻ Căn cước công dân thì ghi “CCCD số:…”; trường hợp chưa có Giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân thì ghi “Giấy khai sinh số…”

Như vậy, CCCD của chủ sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất trên sổ đỏ, sổ hồng là rất cần thiết, giúp xác định rõ hơn về nhân thân và quyền của họ với thửa đất.

Theo Điểm g Khoản 1 Điều 17 Thông tư số 23/2014 sửa đổi tại Thông tư số 33/2017, người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất được phép đổi tên, xác nhận thay đổi thông tin về pháp nhân, số CMND, số thẻ CCCD, địa chỉ trên Giấy chứng nhận đã cấp theo nhu cầu.

Căn cứ theo quy định trên, người dân hoàn toàn có quyền điều chỉnh thông tin trên Giấy chứng nhận cho đúng với số thẻ CCCD mới của mình. Tuy nhiên, pháp luật không bắt buộc phải điều chỉnh. Chưa kể, các cá nhân, tổ chức có thể dùng điện thoại thông minh quét mã QR trên thẻ CCCD gắn chip để xem các thông tin như số CMND cũ, họ tên của người được cấp. Khi người dân đến Văn phòng công chứng để công chứng hợp đồng mua bán đất, nhân viên công chứng sẽ quét mã QR trên thẻ CCCD gắn chip để xác định số CMND trên Giấy chứng nhận và số trên CCCD gắn chip là của một người. Vì thế mà người dân không cần thiết phải điều chỉnh thông tin trên Giấy chứng nhận để tránh tốn kém thời gian, tiền bạc.

cập nhật số cccd trên sổ hồng

Thủ tục Cập nhật số CCCD trên sổ hồng

Trường hợp người có nhu cầu cập nhật thông tin về số thẻ CCCD trên Giấy chứng nhận thì thực hiện theo hướng dẫn sau:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

Căn cứ khoản 6 Điều 7 Thông tư 33/2017/TT-BTNMT quy định hồ sơ nộp khi xác nhận thay đổi thông tin về số thẻ CCCD trên Giấy chứng nhận đã cấp theo nhu cầu của người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất gồm các giấy tờ sau:

– Đơn đăng ký biến động theo Mẫu số 09/ĐK.

– Bản gốc Giấy chứng nhận đã cấp.

– Bản sao thẻ CCCD mới.

Bước 2: Nộp hồ sơ

Căn cứ Điều 60 Nghị định 43/2014/NĐ-CP quy định nơi nộp hồ sơ đối với hộ gia đình, cá nhân như sau:

Cách 1: Nộp hồ sơ tại UBND cấp xã nếu có nhu cầu

Cách 2: Không nộp hồ sơ tại UBND cấp xã

– Người sử dụng đất nộp hồ sơ tại Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; nơi chưa có Văn phòng đăng ký đất đai thì nộp hồ sơ tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất.

– Địa phương đã tổ chức bộ phận một cửa để thực hiện việc tiếp nhận và trả kết quả thủ tục hành chính thì nộp tại bộ phận một cửa theo quy định của UBND cấp tỉnh.

Bước 3: Giải quyết hồ sơ

Thông tin biến động (thay đổi về số thẻ CCCD) được xác nhận và ghi tại trang 3, 4 của Giấy chứng nhận.

Sau khi nhận được hồ sơ của cá nhân tổ chức có yêu cầu đính chính thông tin Sổ đỏ, GCN quyền sử dụng đất thì Văn phòng đăng ký đất đai có trách nhiệm kiểm tra, lập biên bản kết luận về nội dung và nguyên nhân sai sót, thực hiện giải quyết hồ sơ theo quy định của pháp luật về đất đai theo thủ tục sau:

  • Trường hợp người sử dụng đất, sở hữu tài sản gắn liền với đất không phải nộp bổ sung nghĩa vụ tài chính, Văn phòng đăng ký đất đai thực hiện xác nhận đính chính vào Giấy chứng nhận đã cấp có sai sót, đồng thời chỉnh lý nội dung sai sót vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai;
  • Trường hợp người sử dụng đất, sở hữu tài sản gắn liền với đất phải nộp bổ sung nghĩa vụ tài chính, Văn phòng đăng ký đất đai lập hồ sơ trình Ủy ban nhân dân cấp huyện – đối với Giấy chứng nhận do Ủy ban nhân dân cấp huyện cấp; hoặc trình Sở tài nguyên và môi trường – đối với Giấy chứng nhận do Sở tài nguyên và môi trường cấp – thực hiện xác nhận đính chính vào Giấy chứng nhận đã cấp có sai sót, đồng thời chỉnh lý nội dung sai sót vào hồ sơ địa chính;
  • Văn phòng đăng ký đất đai có trách nhiệm kiểm tra, lập biên bản về nội dụng và nguyên nhân sai sót, lập hồ sơ trình Sở tài nguyên và môi trường thực hiện việc đính chính vào Giấy chứng nhận đã cấp có sai sót đối với Giấy chứng nhận do Sở tài nguyên và môi trường cấp cho người sử dụng đất, sở hữu tài sản gắn liền với đất trong dự án phát triển nhà ở, đồng thời chỉnh lý nội dung sai sót vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai. Sau khi thực hiên các công việc trên, Sở tài nguyên và môi trường ký sẽ tiến hành đính chính vào Giấy chứng nhận hoặc ký cấp Giấy chứng nhận mới.

Bước 4: Trao kết quả

Thời hạn giải quyết: Do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định nhưng không quá 10 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ; không quá 20 ngày đối với các xã miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn; thời gian trên không bao gồm ngày lễ, ngày nghỉ theo quy định của pháp luật.

Về lệ phí đính chính Sổ đỏ như sau:

+ Mức thu lệ phí đính chính Sổ đỏ, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất do Hội đồng Nhân dân cấp Tỉnh quyết định.

+ Trường hợp chủ thể có yêu cầu đính chính thông tin Sổ đỏ, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hộ gia đình, cá nhân ở vùng nông thôn thì không phải nộp lệ phí địa chính theo quy định tại Thông tư số 24/2014/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Tất cả những trường hợp cấp phôi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất thì chủ thể được cấp đều phải nộp lệ phí cấp phôi sổ (giấy tờ ban đầu được sử dụng tạm thời chứng nhận cho quyền sử dụng đất trong thời gian chờ Sổ đỏ, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được cấp).

Sai số CCCD trên sổ đỏ có ảnh hưởng gì không?

Căn cước công dân của chủ sử dụng đất ghi trên sổ đỏ là điều cần thiết, để xác định rõ hơn về nhân thân và quyền của họ đối với thửa đất. số CCCD trên sổ đỏ không giống với số CCCD hiện tại hoàn toàn không ảnh hưởng đến quyền của người sử dụng đất mà khi có sai sót chỉ cần thực hiện thủ tục đính chính thông tin trên sổ đỏ.

Thông tin về người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất được cấp sổ đỏ quy định tại điểm a khoản 1 Điều 5 Thông tư số 23/2014/TT-BTNMT được sửa đổi tại Thông tư số 33/2017/TT-BTNMT. Cụ thể:

  • Cá nhân trong nước thì ghi ông hoặc bà, sau đó ghi họ tên, năm sinh, tên và số giấy tờ nhân thân nếu có, địa chỉ thường trú.
  • Giấy tờ nhân thân có một số trường hợp là: Giấy chứng minh nhân dân, giấy chứng minh quân đội nhân dân, thẻ căn cước công dân hoặc giấy khai sinh.

Bên cạnh đó, điểm g khoản 1 Điều 17 Thông tư số 23/2014 sửa đổi tại Thông tư số 33/2017 có nêu:

Người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất được phép đổi tên, xác nhận thay đổi thông tin về pháp nhân, số giấy chứng minh nhân dân, số thẻ căn cước công dân địa chỉ trên giấy chứng nhận đã cấp theo nhu cầu của người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất, xác nhận thay đổi thông tin về pháp nhân, số giấy chứng minh nhân dân, số thẻ căn cước công dân, địa chỉ trên giấy chứng nhận đã cấp đồng thời với thủ tục đăng ký biến động đất đai tài sản gắn liền với đất.

Khuyến nghị

Với đội ngũ nhân viên là các luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý của Luật sư X, chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý toàn diện về vấn đề pháp lý đảm bảo chuyên môn và kinh nghiệm thực tế. Ngoài tư vấn online 24/7, chúng tôi có tư vấn trực tiếp tại các trụ sở Hà Nội, Hồ Chí Minh, Bắc Giang. 

Thông tin liên hệ

Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “cập nhật số cccd trên sổ hồng″. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Luật sư X với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ pháp lý như mẫu sơ yếu lý lịch 2023. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833.102.102

Mời bạn xem thêm

Câu hỏi thường gặp

Có bắt buộc phải sửa sổ đỏ khi đổi sang căn cước công dân gắn chíp?

Khi có thay đổi về thông tin số chứng minh nhân dân 9 số hoặc 12 số sang căn cước công dân gắn chíp, người sử dụng đất có quyền yêu cầu thay đổi thông tin đó trên sổ đỏ, nhưng phải thực hiện đồng thời với thủ tục đăng ký biến động đất đai. Pháp luật không bắt buộc phải sửa sổ đỏ trong trường hợp này, cụ thể theo khoản 3 Điều 38 Luật căn cước công dân 2014 có quy định:
Các loại giấy tờ có giá trị pháp lý đã phát hành có sử dụng thông tin từ chứng minh nhân dân vẫn nguyên hiệu lực pháp luật.

Quy định về thông tin trên sổ hồng thế nào?

Theo Khoản 16 Điều 3 Luật Đất đai 2013 quy định giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất.
Theo đó, giấy chứng nhận (sổ hồng) đang cấp cho người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất do Bộ Tài nguyên và Môi trường phát hành theo một mẫu thống nhất và được áp dụng trong phạm vi cả nước đối với mọi loại đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
Giấy chứng nhận bao gồm một tờ có 4 trang, in nền hoa văn trống đồng màu hồng cánh sen và trang bổ sung nền trắng; mỗi trang có kích thước 190mm x 265mm; gồm các nội dung như sau:
Trang 1: Quốc hiệu, Quốc huy và dòng chữ “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất” in màu đỏ;
Mục “I. Tên người sử dụng đất, chủ sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất” và số phát hành giấy chứng nhận (số seri) gồm 2 chữ cái tiếng Việt và 6 chữ số, được in màu đen; dấu nổi của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
– Trang 2: In chữ màu đen gồm mục “II. Thửa đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất”, trong đó có các thông tin về thửa đất, nhà ở, công trình xây dựng khác, rừng sản xuất là rừng trồng, cây lâu năm và ghi chú; ngày tháng năm ký và cơ quan ký cấp giấy chứng nhận; số vào sổ cấp giấy chứng nhận.
– Trang 3: In chữ màu đen gồm mục “III. Sơ đồ thửa đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất” và mục “IV. Những thay đổi sau khi cấp giấy chứng nhận”.
– Trang 4: In chữ màu đen gồm nội dung tiếp theo của mục “IV. Những thay đổi sau khi cấp giấy chứng nhận”; nội dung lưu ý đối với người được cấp giấy chứng nhận; mã vạch.
– Trang bổ sung giấy chứng nhận: In chữ màu đen gồm dòng chữ “Trang bổ sung giấy chứng nhận”; số hiệu thửa đất; số phát hành giấy chứng nhận; số vào sổ cấp giấy chứng nhận và mục “IV. Những thay đổi sau khi cấp giấy chứng nhận” như trang 4 của giấy chứng nhận.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm