Cơ cấu tổ chức của kiểm toán nhà nước năm 2022

bởi Minh Trang
Cơ cấu tổ chức của kiểm toán nhà nước

Thông thường, trong các hệ thống khối cơ quan, cơ quan trực thuộc đơn vị đều sẽ được phân chia hệ thống tổ chức đặc biệt rõ ràng, và tùy thuộc vào năng suất hoạt động mà tách thành những cơ cấu giúp việc từ cấp trên đến cấp dưới. Kiểm toán nhà nước từ lâu đã là bộ phận chính trị được người dân đặc biệt quan tâm đến, trong đó mối quan tâm về công cuộc quản lý, cũng như sử dụng các tài sản công hoặc ngân sách nhà nước là điều cần lưu ý hơn cả. Vậy cơ cấu tổ chức của kiểm toán nhà nước là gì? Các quy định hiện hành về cơ cấu tổ chức của kiểm toán nhà nước như thế nào? Xin được giải đáp.

Bài viết dưới đây, LSX sẽ đề cập đến “Cơ cấu tổ chức của kiểm toán nhà nước” cùng những quy định liên quan. Hi vọng bài viết sẽ đem lại nhiều thông tin hữu ích cho quý bạn đọc.

Căn cứ pháp lý

Kiểm toán nhà nước là gì?

  • Kiểm toán Nhà nước là hoạt động kiểm toán được thực hiện bởi các công chức của cơ quan chức năng Nhà nước, nhằm mục đích kiểm toán tình hình tuân thủ của doanh nghiệp. Cụ thể, các cơ quan này sẽ kiểm tra và xác nhận tính đúng đắn, hợp pháp của các sổ sách, chứng từ và số liệu kế toán của các đơn vị sự nghiệp, cơ quan nhà nước hay các tổ chức xã hội đang sử dụng ngân sách nhà nước.
  • Tại Việt Nam, kiểm toán Nhà nước Việt Nam là cơ quan do Quốc hội thành lập, hoạt động độc lập và chỉ tuân thủ theo pháp luật, thực hiện kiểm toán việc sử dụng và quản lý tài chính, tài sản công, giúp vấn đề tài chính của nhà nước được minh bạch, hạn chế tham nhũng.

Chức năng của kiểm toán Nhà nước

  • Về cơ bản, kiểm toán nhà nước thực hiện các nhiệm vụ theo như quy định tại Luật Kiểm toán nhà nước năm 2015 và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Kiểm toán nhà nước năm 2019 như sau:

– Quyết định kế hoạch kiểm toán hằng năm và trình Quốc hội trước khi thực hiện.

– Đảm nhiệm các công việc kiểm toán theo yêu cầu của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

– Xem xét và ra quyết định kiểm toán dựa theo đề nghị của Hội đồng dân tộc, các ủy ban của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội, Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các cơ quan, tổ chức không có trong kế hoạch kiểm toán hằng năm của Kiểm toán nhà nước.

– Trình Quốc hội xem xét ý kiến của kiểm toán nhà nước để từ đó quyết định dự toán ngân sách nhà nước, quyết định phân bổ ngân sách trung ương, quyết định chủ trương đầu tư chương trình mục tiêu quốc gia, dự án quan trọng quốc gia, phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước.

– Phối hợp với các cơ quan của Quốc hội và Chính phủ để thực hiện công tác xem xét dự toán ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách trung ương, phương án điều chỉnh dự toán ngân sách nhà nước, phương án bố trí ngân sách cho chương trình mục tiêu quốc gia, dự án quan trọng quốc gia do Quốc hội quyết định và quyết toán ngân sách nhà nước.

– Tham gia các hoạt động giám sát việc thực hiện luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về lĩnh vực tài chính – ngân sách, giám sát việc thực hiện ngân sách nhà nước và chính sách tài chính khi có yêu cầu cùng với các cơ quan của Quốc hội.

– Phối hợp cùng với các cơ quan của Quốc hội, Chính phủ và các cơ quan có thẩm quyền trình dự án luật, pháp lệnh khi có yêu cầu trong việc xây dựng và thẩm tra các dự án luật, pháp lệnh.

– Báo cáo tổng hợp kết quả kiểm toán năm và kết quả thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán với Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội; gửi báo cáo tổng hợp kết quả kiểm toán năm và kết quả thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán cho Chủ tịch nước, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội; cung cấp kết quả kiểm toán cho Bộ Tài chính, Đoàn đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân nơi kiểm toán và các cơ quan khác theo quy định của pháp luật.

– Thực hiện giải trình kết quả kiểm toán trước Quốc hội và các cơ quan của Quốc hội theo quy định.

– Thực hiện tổ chức việc công bố báo cáo kiểm toán, báo cáo tổng hợp kết quả kiểm toán năm và báo cáo kết quả thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán theo quy định tại Điều 50, Điều 51 của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.

– Chuyển hồ sơ cho cơ quan điều tra, Viện Kiểm sát nhân dân và cơ quan khác của Nhà nước có thẩm quyền xem xét, xử lý những vụ việc hoặc trường hợp có dấu hiệu của tội phạm, vi phạm pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân đã được phát hiện thông qua hoạt động kiểm toán.

– Quản lý hồ sơ kiểm toán; giữ bí mật tài liệu, số liệu kế toán và thông tin về hoạt động của đơn vị được kiểm toán theo quy định của pháp luật.

– Thực hiện phối hợp, hợp tác quốc tế trong lĩnh vực kiểm toán nhà nước.

– Xây dựng chiến lược phát triển Kiểm toán nhà nước và trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành.

– Tổ chức và quản lý công tác nghiên cứu khoa học, đào tạo, bồi dưỡng, phát triển nguồn nhân lực của Kiểm toán nhà nước; Tổ chức thi, cấp, thu hồi và quản lý chứng chỉ Kiểm toán viên nhà nước; Tổ chức thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về kiểm toán nhà nước.

– Thực hiện các nhiệm vụ kiểm toán khác theo quy định của pháp luật.

Đặc trưng của kiểm toán Nhà nước

  • Kiểm toán Nhà nước Việt Nam là loại hình kiểm toán do Quốc hội thành lập nên có nhiều điểm đặc trưng khác biệt:

1. Chủ thể của Kiểm toán Nhà nước

  • Các kiểm toán viên nhà nước là chủ thể thực hiện Kiểm toán Nhà nước. Các kiểm toán viên này là các công chức nhà nước được bổ nhiệm vào ngạch kiểm toán để đảm nhận thực hiện nghiệp vụ kiểm toán.

2. Khách thể của Kiểm toán Nhà nước

  • Các tổ chức, đơn vị, cá nhân có sử dụng hoặc liên quan đến nguồn kinh phí từ ngân sách Nhà nước là khách thể Kiểm toán Nhà nước. Bao gồm các tổ chức, đơn vị, cá nhân sau đây:

– Các dự án, công trình được ngân sách nhà nước đầu tư.

– Các doanh nghiệp có vốn 100% ngân sách nhà nước.

– Các xí nghiệp công cộng thuộc sở hữu nhà nước.

– Các cơ quan kinh tế, quản lý của nhà nước và các đoàn thể xã hội.

– Các cá nhân có nguồn từ ngân sách nhà nước,..

3. Loại hình kiểm toán nhà nước chủ yếu

  • Hoạt động chủ yếu của kiểm toán nhà nước là thực hiện kiểm toán tài chính, kiểm toán hoạt động. Cụ thể là:

– Thực hiện xác minh tính trung thực, đúng đắn của Báo cáo quyết toán ngân sách Nhà nước.

– Chỉ ra những vấn đề sai phạm, bất cập trong việc sử dụng ngân sách Nhà nước.

4. Giá trị pháp lý của báo cáo kiểm toán nhà nước

  • Các báo cáo kiểm toán do nhà nước phát hành đều có giá trị pháp lý cao. Mục đích là để phục vụ cho Quốc hội, Chính phủ, Hội đồng nhân dân,… để từ đó xem xét và quyết định dự toán ngân sách nhà nước, ngân sách địa phương nhằm sử dụng, quản lý, điều hành và thực thi nhiệm vụ của các cơ quan nhà nước.
  • Các tổ chức, đơn vị được kiểm toán phải có trách nhiệm thực hiện các kết luận, kiến nghị của Kiểm toán Nhà nước đối với các sai phạm trong báo cáo tài chính và trong vấn đề tuân thủ pháp luật, đồng thời, có trách nhiệm thực hiện các biện pháp nhằm khắc phục các yếu kém, sai lệch trong hoạt động của tổ chức, đơn vị do Kiểm toán Nhà nước phát hiện và kiến nghị.
Cơ cấu tổ chức của kiểm toán nhà nước
Cơ cấu tổ chức của kiểm toán nhà nước

Quyền hạn của kiểm toán Nhà nước

  • Theo Điều 11, Luật Kiểm toán Nhà nước năm 2015, và Điểm a, Khoản 1, Điều 1, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kiểm toán Nhà nước năm 2019 quy định quyền hạn của Kiểm toán Nhà nước như sau:

– Trình dự án luật, dự án pháp lệnh, dự thảo Nghị quyết trước Quốc hội, Ủy ban thường Vụ Quốc hội theo quy định của pháp luật.

– Yêu cầu đơn vị được kiểm toán và các cơ quan, tổ chức có liên quan đến hoạt động kiểm toán cung cấp thông tin phục vụ cho kiểm toán.

– Yêu cầu các đơn vị được kiểm toán thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán của Kiểm toán nhà nước khi xảy ra sai phạm trong báo cáo tài chính hay trong việc chấp hành pháp luật, khắc phục các sai phạm và yếu kém.

– Kiến nghị các cơ quan, người có thẩm quyền yêu cầu đơn vị được kiểm toán thực hiện đầy đủ, kịp thời các kết luận, kiến nghị kiểm toán về những sai phạm trong báo cáo tài chính hoặc trong việc chấp hành pháp luật, đề nghị xử lý theo quy định của pháp luật các trường hợp không thực hiện theo yêu cầu.

– Kiến nghị các cơ quan người có thẩm quyền xử lý những vi phạm pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân sau khi thực hiện hoạt động kiểm toán.

– Đề nghị các cơ quan, người có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi cản trở hoạt động Kiểm toán nhà nước.

– Trưng cầu giám định chuyên môn trong trường hợp cần thiết.

– Được ủy thác hoặc thuê doanh nghiệp kiểm toán thực hiện kiểm toán cơ quan, tổ chức quản lý, sử dụng tài sản công, tài chính công, chịu trách nhiệm về tính trung thực của các số liệu, tài liệu và kết luận liên quan đến doanh nghiệp kiểm toán thực hiện.

– Kiến nghị Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các cơ quan khác của nhà nước bổ sung cơ chế, chính sách và pháp luật.

Mời bạn xem thêm

Thông tin liên hệ

Trên đây là những vấn đề liên quan đến “Cơ cấu tổ chức của kiểm toán nhà nước″. LSX tự hào sẽ là đơn vị hàng đầu hỗ trợ mọi vấn đề cho khách hàng liên quan đến tư vấn pháp lý, thủ tục giấy tờ liên quan đến tra cứu thông tin quy hoạch; làm sổ đỏ cho đất ao lấn chiếm mới; hướng dẫn cách xác định diện tích đất ở có vườn, ao; hoặc vấn đề khác như hành vi buôn bán lấn chiếm lòng lề đường của chúng tôi. Nếu quy khách hàng còn phân vân, hãy đặt câu hỏi cho LSX thông qua số hotline 0833.102.102 chúng tôi sẽ tiếp nhận thông tin và phản hồi nhanh chóng.

Câu hỏi thường gặp

Loại hình kiểm toán chủ yếu

Kiểm toán Nhà nước chủ yếu thực hiện hoạt động kiểm toán tài chính, kiểm toán hoạt động. Cụ thể, Kiểm toán Nhà nước thực hiện xác minh tính trung thực, đúng đắn của Báo cáo quyết toán ngân sách Nhà nước, chỉ ra những vấn đề sai phạm, bất cập trong việc sử dụng ngân sách Nhà nước.

Giá trị pháp lý của báo cáo kiểm toán

– Báo cáo kiểm toán do nhà nước phát hành có giá trị pháp lý cao. Báo cáo kiểm toán Nhà nước phục vụ cho Quốc hội, Chính phủ, Hội đồng nhân dân,… để xem xét và quyết định dự toán ngân sách nhà nước, ngân sách địa phương nhằm sử dụng, quản lý, điều hành và thực thi nhiệm vụ của các cơ quan nhà nước.
– Đơn vị được kiểm toán có trách nhiệm thực hiện các kết luận, kiến nghị của Kiểm toán Nhà nước đối với các sai phạm trong báo cáo tài chính và trong vấn đề tuân thủ pháp luật, thực hiện các biện pháp nhằm khắc phục các yếu kém trong hoạt động của đơn vị do Kiểm toán Nhà nước phát hiện và kiến nghị.
– Trên đây là một số thông tin cơ bản về kiểm toán Nhà nước. Đóng vai trò là thanh “bảo kiếm” giữ gìn sự liêm chính trong kiểm soát tài sản, tài chính công, Kiểm toán Nhà nước góp phần to lớn giúp việc sử dụng ngân sách nhà nước được minh bạch, rõ ràng và hiệu quả.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm