Có con với người khác không phải là chồng khai sinh thế nào theo quy định?

bởi BuiNgan
Có con với người khác không phải là chồng khai sinh thế nào theo quy định?

Trẻ em sinh ra đều có quyền đăng ký khai sinh không phụ thuộc vào quan hệ hôn nhân của bố mẹ. Trong trường hợp có con với người khác không phải là chồng khai sinh thế nào? Cùng Luật sư X tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Có con với người khác không phải là chồng khai sinh thế nào?

Theo Luật Hôn nhân và gia đình 2014, con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân hoặc do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân là con chung của vợ chồng.

Ngoài ra, nếu con được sinh ra trong thời hạn 300 ngày kể từ thời điểm chấm dứt hôn nhân được coi là con do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân.

Con sinh ra trước ngày đăng ký kết hôn và được cha mẹ thừa nhận là con chung của vợ chồng.

Trong trường hợp cha, mẹ không thừa nhận con thì phải có chứng cứ và phải được Tòa án xác định.

Theo đó, khi người phụ nữ có con với người khác không phải là chồng nhưng đứa trẻ lại được sinh ra trong thời kỳ hôn nhân thì đứa trẻ được xác định là con chung của vợ chồng.

Lúc này, tên người cha trẻ trên giấy khai sinh được xác định là tên của chồng chứ không phải cha ruột của đứa trẻ trừ trường hợp người chồng hợp pháp không nhận bé là con của mình thông qua thủ tục giải quyết tranh chấp xác định cha cho con tại Tòa án.

Để trên giấy khai sinh ghi đúng tên người cha ruột của trẻ, người chồng cũ làm thủ tục không nhận con. Trường hợp này phải có chứng cứ và phải được Tòa án xác định, thông thường bằng kết quả xét nghiệm ADN.

– Sau đó, có thể khai sinh cho con theo họ mẹ, phần tên cha để trống;

– Nếu muốn điền tên người cha ruột của trẻ trên giấy khai sinh thì người cha đẻ phải làm thủ tục nhận cha cho con. Theo Luật Hộ tịch 2014, UBND cấp xã nơi cư trú của người nhận hoặc người được nhận là cha, mẹ, con thực hiện đăng ký nhận cha, mẹ, con. Người yêu cầu đăng ký nhận cha, mẹ, con nộp tờ khai theo mẫu quy định và chứng cứ chứng minh quan hệ cha con cho cơ quan đăng ký hộ tịch. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, nếu thấy việc nhận cha, con là đúng và không có tranh chấp, công chức tư pháp – hộ tịch ghi vào Sổ hộ tịch, cùng người đăng ký nhận cha, con ký vào Sổ hộ tịch và báo cáo Chủ tịch UBND cấp xã cấp trích lục cho người yêu cầu.

Thủ tục nhận cha con

Căn cứ quy định tại Điều 25 Luật Hộ tịch 2014, người yêu cầu đăng ký nhận cha, mẹ, con nộp tờ khai theo mẫu quy định và chứng cứ chứng minh quan hệ cha con hoặc mẹ con cho cơ quan đăng ký hộ tịch. Khi đăng ký nhận cha, mẹ, con các bên phải có mặt.

Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ giấy tờ theo quy định tại khoản 1 Điều này, nếu thấy việc nhận cha, mẹ, con là đúng và không có tranh chấp, công chức tư pháp – hộ tịch ghi vào Sổ hộ tịch, cùng người đăng ký nhận cha, mẹ, con ký vào Sổ hộ tịch và báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã cấp trích lục cho người yêu cầu.

Trường hợp cần phải xác minh thì thời hạn được kéo dài thêm không quá 05 ngày làm việc

Thủ tục đăng ký khai sinh cho trẻ

Có con với người khác không phải là chồng khai sinh thế nào theo quy định?
Có con với người khác không phải là chồng khai sinh thế nào theo quy định?

– Người đi đăng ký khai sinh nộp tờ khai theo mẫu quy định và giấy chứng sinh cho cơ quan đăng ký hộ tịch. Trường hợp không có giấy chứng sinh thì nộp văn bản của người làm chứng xác nhận về việc sinh; nếu không có người làm chứng thì phải có giấy cam đoan về việc sinh; trường hợp khai sinh cho trẻ em bị bỏ rơi phải có biên bản xác nhận việc trẻ bị bỏ rơi do cơ quan có thẩm quyền lập; trường hợp khai sinh cho trẻ em sinh ra do mang thai hộ phải có văn bản chứng minh việc mang thai hộ theo quy định pháp luật.

– Ngay sau khi nhận đủ giấy tờ theo quy định trên, nếu thấy thông tin khai sinh đầy đủ và phù hợp, công chức tư pháp – hộ tịch ghi nội dung khai sinh theo quy định tại khoản 1 Điều 14 của Luật Hộ tịch vào Sổ hộ tịch; cập nhật vào Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để lấy Số định danh cá nhân.

– Công chức tư pháp – hộ tịch và người đi đăng ký khai sinh cùng ký tên vào Sổ hộ tịch. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã cấp Giấy khai sinh cho người được đăng ký khai sinh.

Làm Giấy khai sinh cho con ở đâu?

– Theo Điều 13 Luật Hộ tịch 2014 người có trách nhiệm (cha, mẹ; ông hoặc bà hoặc người thân thích khác; cá nhân, tổ chức đang nuôi dưỡng trẻ) sẽ làm Giấy khai sinh cho con tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của cha hoặc mẹ.

Theo Điều 11 Luật Cư trú 2020, nơi cư trú của công dân bao gồm nơi thường trú, nơi tạm trú. Trường hợp không xác định được nơi thường trú, nơi tạm trú thì nơi cư trú của công dân là nơi ở hiện tại được xác định theo quy định tại khoản 1 Điều 19 của Luật Luật Cư trú 2020.

– Trường hợp làm Giấy khai sinh cho trẻ có yếu tố nước ngoài thì được thực hiện tại Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cư trú của cha hoặc mẹ.

Đăng ký khai sinh có yếu tố nước ngoài thuộc một trong các trường hợp sau:

+ Trẻ có cha hoặc mẹ là người nước ngoài, người không quốc tịch.

+ Trẻ có cha và mẹ là người nước ngoài, người không quốc tịch nhưng trẻ được sinh ra tại Việt Nam.

– Trường hợp làm Giấy khai sinh cho trẻ em sinh ra tại Việt Nam có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam thường trú tại khu vực biên giới, còn người kia là công dân của nước láng giềng thường trú tại khu vực biên giới với Việt Nam thì được thực hiện tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam thường trú tiếp giáp với đơn vị hành chính tương đương cấp xã của Việt Nam nơi mẹ hoặc cha là công dân nước láng giềng thường trú.

– Trường hợp, trẻ là công dân Việt Nam cư trú ở nước ngoài thì làm Giấy khai sinh tại Cơ quan đại diện.

Mời bạn xem thêm:

Thông tin liên hệ với Luật sư X

Trên đây là nội dung tư vấn về “Có con với người khác không phải là chồng khai sinh thế nào theo quy định?” của Luật sư X. Chúng tôi mong rằng những thông tin chúng tôi mang đến có thể giúp bạn vận dụng trong công việc và cuộc sống.

Để được cung cấp thêm thông tin về các lĩnh vực khác như: tra cứu quy hoạch xây dựng, công chứng ủy quyền tại nhà, thủ tục thay đổi đăng ký doanh nghiệp, hợp pháp hóa lãnh sự, …của luật sư X, hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline:  0833102102.

Câu hỏi thường gặp

Có phải xuất trình giấy đăng ký kết hôn khi khai sinh cho con không?

Căn cứ Điều 9 Nghị định 123/2015/NĐ-CP quy định giấy tờ nộp và xuất trình khi đăng ký khai sinh, đối với thủ tục đăng ký khai sinh sẽ bỏ quy định xuất trình giấy chứng nhận kết hôn của cha, mẹ trẻ em (trường hợp cha, mẹ trẻ có đăng ký kết hôn

Giấy tờ phải nộp khi đăng ký khai sinh

Tờ khai đăng ký khai sinh theo mẫu.
Bản chính Giấy chứng sinh; trường hợp không có Giấy chứng sinh thì nộp văn bản của người làm chứng xác nhận về việc sinh; nếu không có người làm chứng thì phải có giấy cam đoan về việc sinh;
Trường hợp trẻ em bị bỏ rơi thì phải có biên bản về việc trẻ bị bỏ rơi do cơ quan có thẩm quyền lập.
Trường hợp khai sinh cho trẻ em sinh ra do mang thai hộ phải có văn bản xác nhận của cơ sở y tế đã thực hiện kỹ thuật hỗ trợ sinh sản cho việc mang thai hộ.
Văn bản ủy quyền (được chứng thực) theo quy định của pháp luật trong trường hợp ủy quyền thực hiện việc đăng ký khai sinh.

Sống chung và có con riêng với người khác trong thời kỳ hôn nhân bị xử lý ra sao?

Căn cứ vào quy định tại Điều 5 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014, hành vi sống chung và có con riêng với người khác trong thời kỳ hôn nhân là hành vi ngoại tình với người đã có gia đình sẽ bị xử lý theo quy định tại khoản 1 Điều 59 Nghị định 82/2020/NĐ-CP.  Căn cứ vào khoản 1 Điều 59 Nghị định 82/2020/NĐ-CP thì hành vi ngoại tình với người đã có gia đình bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.
Ngoài ra tùy theo tính chất và mức độ nghiêm trọng của vấn đề mà hành vi này còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm