Bạn thắc mắc không biết Quy định về quyền đặt tên cho tác phẩm dịch như thế nào? Bạn băn khoăn về vấn đề Dịch giả có được đặt tên cho tác phẩm dịch hay không? Đặt tên cho tác phẩm dịch có phải là hành vi xâm phạm quyền tác giả? Hành vi xâm phạm quyền đặt tên cho tác phẩm dịch bị xử lý như thế nào? Mời các bạn độc giả cùng tìm hiểu qua bài viết của Luật sư X để hiểu và nắm rõ được những quy định về vấn đề này nhé. Hi vọng bài viết sẽ đem lại nhiều thông tin hữu ích cho quý bạn đọc.
Căn cứ pháp lý
Luật sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi bổ sung 2019
Tác phẩm là gì?
Tác phẩm được hiểu là những sản phẩm trí tuệ do con người viết ra, tạo ra, là kết quả của trí tuệ, sự sáng tạo bên trong mỗi con người. Người tạo ra những tác phẩm sẽ được gọi chung là tác giả.
Trong Luật Sở hữu trí tuệ thì phạm vi và tính chất của các tác phẩm được bảo hộ theo điều 14 Luật Sở hữu trí tuệ rất rộng, không chỉ là những tác phẩm được tác giả trực tiếp sáng tạo bằng lao động trí tuệ của minh, không sao chép từ tác phẩm của người khác mà những tác phẩm phái sinh cũng thuộc đối tượng được bảo hộ với điều kiện người tạo ra những tác phẩm này không gây phương hại đến quyền tác giả đối với tác phẩm được dùng để tạo ra tác phẩm phái sinh.
Do vậy, tại Khoản 7 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 có đưa ra định nghĩa cụ thể về tác phẩm như sau: Tác phẩm là sản phẩm sáng tạo trong lĩnh vực văn học nghệ thuật và khoa học, được thực hiện bằng bất kỳ phương tiện hay dưới hình thức thể hiện nào.
Sản phẩm của lao động trí tuệ sẽ được thừa nhận là tác phẩm và được bảo hộ khi đáp ứng được các yêu cầu sau đây:
– Tác phẩm là kết quả của hoạt động sáng tạo;
– Tác phẩm được ấn định trên hình thức vật chất hoặc được thể hiện thông qua hình thức nhất định;
– Tác phẩm phải là sản phẩm thuộc vào lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật hay khoa học.
Ai có quyền đặt tên cho tác phẩm dịch?
Quyền tác giả bao gồm các quyền nhân thân và các quyền tài sản được quy định tại Điều 19 và Điều 20 Luật sở hữu trí tuệ:
1. Quyền đặt tên cho tác phẩm quy định tại khoản 1 Điều 19 của Luật sở hữu trí tuệ. Quyền này không áp dụng đối với tác phẩm dịch từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác.
2. Quyền công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm quy định tại khoản 3 Điều 19 của Luật sở hữu trí tuệ là việc phát hành tác phẩm đến công chúng với số lượng bản sao hợp lý để đáp ứng nhu cầu của công chúng tùy theo bản chất của tác phẩm, do tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả thực hiện hoặc do cá nhân, tổ chức khác thực hiện với sự đồng ý của tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả. Công bố tác phẩm không bao gồm việc trình diễn một tác phẩm sân khấu, điện ảnh, âm nhạc; đọc trước công chúng một tác phẩm văn học; phát sóng tác phẩm văn học, nghệ thuật; trưng bày tác phẩm tạo hình; xây dựng công trình từ tác phẩm kiến trúc.
3. Quyền bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không cho người khác sửa chữa, cắt xén tác phẩm quy định tại khoản 4 Điều 19 của Luật sở hữu trí tuệ là việc không cho người khác sửa chữa, cắt xén tác phẩm hoặc sửa chữa, nâng cấp chương trình máy tính trừ trường hợp có thoả thuận của tác giả.
Như vậy, quyền đặt tên cho tác phẩm không áp dụng đối với tác phẩm dịch từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác. Nghĩa là tác giả của tác phẩm dịch không có quyền đặt tên cho tác phẩm. Đặt tên cho tác phẩm là một quyền nhân thân của tác giả. Quyền đặt tên cho tác phẩm được bảo hộ vô thời hạn.
Dịch giả có được đặt tên cho tác phẩm dịch hay không?
Căn cứ Điều 19 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2009 quy định về quyền nhân thân của tác giả bao gồm:
Quyền nhân thân bao gồm các quyền sau đây:
– Đặt tên cho tác phẩm.
– Đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm; được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng.
– Công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm.
– Bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không cho người khác sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.
Theo quy định trên, đặt tên cho tác phẩm là quyền nhân thân của tác giả mà quyền nhân thân được hiểu là quyền gắn liền với bản thân tác giả mà không thể chuyển giao cho người khác.
Mặt khác Điều 20 Nghị định 22/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật Sở hữu trí tuệ Quyền nhân thân
– Quyền đặt tên cho tác phẩm quy định tại khoản 1 Điều 19 của Luật sở hữu trí tuệ 2009. Quyền này không áp dụng đối với tác phẩm dịch từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác.
Như vậy, tác giả có quyền đặt tên cho tác phẩm của mình, tuy nhiên quyền này không được áp dụng đối với tác phẩm dịch từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác. Điều này nhằm mục đích bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm gốc. Do đó, bạn không thể tự ý thay đổi tên tác phẩm dịch của mình.
Đặt tên cho tác phẩm dịch có phải là hành vi xâm phạm quyền tác giả?
Có được đặt tên cho tác phẩm dịch hay không? Để trả lời câu hỏi này, chúng ta cùng tìm hiểu quy định theo Điều 28 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 quy định về hành vi xâm phạm quyền tác giả như sau:
– Chiếm đoạt quyền tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học.
– Mạo danh tác giả.
– Công bố, phân phối tác phẩm mà không được phép của tác giả.
– Công bố, phân phối tác phẩm có đồng tác giả mà không được phép của đồng tác giả đó.
– Sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.
– Sao chép tác phẩm mà không được phép của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, trừ trường hợp quy định tại điểm a và điểm đ khoản 1 Điều 25 của Luật này.
– Làm tác phẩm phái sinh mà không được phép của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả đối với tác phẩm được dùng để làm tác phẩm phái sinh, trừ trường hợp quy định tại điểm i khoản 1 Điều 25 của Luật này.
– Sử dụng tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả, không trả tiền nhuận bút, thù lao, quyền lợi vật chất khác theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 25 của Luật này.
– Cho thuê tác phẩm mà không trả tiền nhuận bút, thù lao và quyền lợi vật chất khác cho tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả.
– Nhân bản, sản xuất bản sao, phân phối, trưng bày hoặc truyền đạt tác phẩm đến công chúng qua mạng truyền thông và các phương tiện kỹ thuật số mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả.
– Xuất bản tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả.
– Cố ý huỷ bỏ hoặc làm vô hiệu các biện pháp kỹ thuật do chủ sở hữu quyền tác giả thực hiện để bảo vệ quyền tác giả đối với tác phẩm của mình.
– Cố ý xoá, thay đổi thông tin quản lý quyền dưới hình thức điện tử có trong tác phẩm.
– Sản xuất, lắp ráp, biến đổi, phân phối, nhập khẩu, xuất khẩu, bán hoặc cho thuê thiết bị khi biết hoặc có cơ sở để biết thiết bị đó làm vô hiệu các biện pháp kỹ thuật do chủ sở hữu quyền tác giả thực hiện để bảo vệ quyền tác giả đối với tác phẩm của mình.
– Làm và bán tác phẩm mà chữ ký của tác giả bị giả mạo.
– Xuất khẩu, nhập khẩu, phân phối bản sao tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả.
Theo đó, nếu việc đặt lại tên cho tác phẩm dịch từ tiếng nước ngoài sang tiếng việt mà gây ra các hành vi như trên thì được xem là xâm phạm quyền tác giả.
Hành vi xâm phạm quyền đặt tên cho tác phẩm dịch bị xử lý như thế nào?
Tại Điều 9 Nghị định 131/2013/NĐ-CP về hành vi xâm phạm quyền đứng tên, đặt tên tác phẩm, cụ thể như sau:
1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng tác phẩm mà không nêu tên thật, bút danh tác giả, tên tác phẩm hoặc nêu không đúng tên thật hoặc bút danh tác giả, tên tác phẩm trên bản sao tác phẩm, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng.
2. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc cải chính công khai trên phương tiện thông tin đại chúng thông tin sai lệch đối với hành vi quy định tại Khoản 1 Điều này;
b) Buộc sửa lại đúng tên tác giả, tên tác phẩm trên bản sao tác phẩm, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng có thông tin sai lệch về tên tác giả, tên tác phẩm đối với hành vi quy định tại Khoản 1 Điều này.
Theo đó, khi có hành vi xâm phạm quyền đặt tên tác phẩm thì có thể bị phạt tiền từ 2.000.000 đến 3.000.000 đồng. Ngoài ra, còn có thể bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả như cải chính công khai hoặc sửa lại đúng tên tác giả, tác phẩm có thông tin sai lệch về tên tác giả, tác phẩm.
Mời các bạn xem thêm bài viết
- Sử dụng đất của người khác có được không?
- Đất ở kết hợp sản xuất là gì?
- Quy định về thời hạn làm căn cước công dân mới nhất 2022
Thông tin liên hệ
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Có được đặt tên cho tác phẩm dịch hay không?”. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề về tra cứu thông báo phát hành hóa đơn điện tử, thuế môn bài của chi nhánh hạch toán phụ thuộc, nộp báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn, nộp chậm báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn, mua hóa đơn điện tử… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp.
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
- FB: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Theo quy định, hành vi sửa sang tên khác của bản dịch Tiếng Việt” là hành vi vi phạm quyền nhân thân của quyền tác giả.
Các quyền được pháp luật bảo hộ vô thời hạn là các quyền nhân thân gắn liền với tác giả không thể chuyển dịch, bao gồm: Quyền đặt tên cho tác phẩm, quyền đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm, được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng, quyền bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không cho người khác sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kì hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả..
Quyền đặt tên cho tác phẩm là quyền nhân thân gắn với mỗi tác giả, không chuyển giao được cho người khác. Do đó, Quyền đặt tên cho tác phẩm không được chuyển giao cho người khác.