Có được nghỉ phép trong thời gian xin thôi việc hay không?

bởi Đinh Tùng
Có được nghỉ phép trong thời gian xin thôi việc hay không?

Xin chào tôi tên là Minh Phong, tôi hiện đang là nhân viên cho một công ty sản xuất giấy. Vừa rồi do có vấn đề sức khỏe nên tôi xin nghỉ việc và hiện đang trong khoảng 40 ngày sau khi xin thôi việc ở công ty. Tuy nhiên cũng từ đây tôi có một vấn đề băn khoăn là liệu có được xin nghỉ phép nữa hay không bởi tôi vẫn còn ngày nghỉ phép năm chưa dùng. Vậy luật sư có thể giải đáp giúp tôi có được nghỉ phép trong thời gian xin thôi việc hay không? Mong luật sư giúp đỡ. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho LSX. Để giải đáp thắc mắc “Có được nghỉ phép trong thời gian xin thôi việc hay không?” và cũng như nắm rõ một số vấn đề xoay quanh câu hỏi này. Mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi như sau:

Căn cứ pháp lý

Ngày nghỉ là gì?

Ngày nghỉ theo khái niệm đời sống thông thường được hiểu là những ngày không phải làm việc, là ngày được nghỉ ngơi sau những ngày phải làm việc. Trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng thì người lao động luôn có ngày nghỉ, tùy thuộc vào tình hình kinh tế xã hội cũng như các chế độ chính sách pháp luật của mỗi nước mà số ngày nghỉ và các loại ngày nghỉ được quy định khác nhau. Nhưng nhìn chung mục đích của những ngày nghỉ là nhằm để đáp ứng yêu cầu tối thiểu của người lao động về nghỉ ngơi cũng như có những ngày nghỉ lễ truyền thống của mỗi nước, là ngày mà cả nước cùng nhau tôn vinh những ngày lễ. Dù là ở nước nào thì ngày nghỉ luôn là ngày cần thiết cho người lao động.

Theo quy định của Bộ Luật Lao động 2019 thì ngày nghỉ được hiểu là ngày mà người lao động không phải thực hiện nghĩa vụ lao động theo hợp đồng lao động và theo Bộ Luật lao động. Có nhiều loại ngày nghỉ trong luật, có những ngày nghỉ có lương và những ngày nghỉ không có lương. Dù là ngày nghỉ có lương hay không có lương thì những ngày nghỉ này đều là quyền lợi của người lao động mà người sử dụng lao động bắt buộc phải đáp ứng cho người lao động. Trường hợp trong những ngày nghỉ mà người lao động vẫn đi làm thì người lao động phải được hưởng lương tăng ca (đối với ngày nghỉ không hưởng lương), được hưởng đồng thời lương của ngày nghỉ và lương của ngày làm việc (đối với ngày nghỉ có hưởng lương).

Có được nghỉ phép trong thời gian xin thôi việc hay không?

Theo quy định tại Điều 113 Bộ luật lao động 2019, người lao động sẽ được nghỉ phép từ 12, 14, 16 ngày/năm tùy điều kiện công việc làm việc. Điều 114 Bộ luật lao động 2019 quy định người lao động cứ 5 năm làm việc cho một người sử dụng lao động thì số ngày nghỉ hằng năm của người lao động theo quy định tại khoản 1, Điều 113 của bộ luật này được tăng thêm tương ứng 1 ngày.

Trong thời gian báo trước xin nghỉ việc, người lao động vẫn là nhân viên của công ty nên vẫn hưởng quyền lợi, chịu trách nhiệm về nghĩa vụ của mình. Do đó, người lao động vẫn được quyền nghỉ phép nến còn ngày phép. Trường hợp người lao động không thể được nghỉ phép do nhu cầu công việc của công ty, thì người lao động sẽ được trả tiền cho những ngày phép chưa được nghỉ theo quy định tại khoản 3, Điều 113 Bộ luật lao động 2019.

Có được nghỉ phép trong thời gian xin thôi việc hay không?
Có được nghỉ phép trong thời gian xin thôi việc hay không?

Quy định của pháp luật hiện hành liên quan đến việc nghỉ phép như thế nào?

Căn cứ theo Bộ luật lao động 2019 ban hành ngày 20/11/2019 và chính thức có hiệu lực từ ngày 1/1/2021, thay thế cho Bộ luật lao động 2012 có quy định về ngày nghỉ phép năm như sau:

Quy định về số ngày nghỉ phép năm

Căn cứ tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 113 Bộ luật Lao động 2019 người lao động được nghỉ hàng năm theo quy định:

Người lao động làm việc đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động như sau:

  • Được nghỉ 12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường;
  • Được nghỉ 14 ngày làm việc đối với người lao động chưa thành niên, lao động là người khuyết tật, người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;
  • Được nghỉ 16 ngày làm việc đối với người làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.

Số ngày nghỉ hằng năm đối với người lao động làm việc chưa đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động được tính theo tỷ lệ tương ứng với số tháng làm việc.

Ngoài quy định về số ngày nghỉ phép năm khi còn làm việc thì tại Khoản 3, Điều 113 còn quy định các trường hợp nghỉ phép năm trong một số trường hợp cụ thể:

Trường hợp do thôi việc, bị mất việc làm mà chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm thì được người sử dụng lao động thanh toán tiền lương cho những ngày chưa nghỉ.

Khi nghỉ hằng năm mà chưa đến kỳ trả lương, người lao động được tạm ứng tiền lương theo quy định

Khi nghỉ hằng năm, nếu người lao động đi bằng các phương tiện đường bộ, đường sắt, đường thủy mà số ngày đi đường cả đi và về trên 02 ngày thì từ ngày thứ 03 trở đi được tính thêm thời gian đi đường ngoài ngày nghỉ hằng năm và chỉ được tính cho 01 lần nghỉ trong năm.

Gộp số ngày nghỉ phép hằng năm

Quy định tại Khoản 4, Điều 113, Bộ luật lao động 2019 thì người sử dụng lao động có trách nhiệm quy định lịch nghỉ hằng năm sau khi tham khảo ý kiến của người lao động và phải thông báo trước cho người lao động được biết. Trong đó,

  • Người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ hằng năm thành nhiều lần hoặc nghỉ gộp.
  • Thời gian nghỉ gộp tối đa 03 năm một lần.

Không nghỉ hết phép năm

Trường hợp người lao động không nghỉ hết số ngày nghỉ phép năm theo quy định sẽ được xử lý như sau:

– Trường hợp người lao động không nghỉ hết số ngày phép do thôi việc hoặc bị mất việc làm thì người lao động sẽ được người sử dụng lao động thanh toán tiền lương cho những ngày được nghỉ phép chưa nghỉ.

– Trường hợp không nghỉ hết ngày nghỉ phép trong năm do không có nhu cầu nghỉ mà vẫn tiếp tục đi làm thì người sử dụng lao động không phải thanh toán tiền lương cho những ngày nghỉ phép chưa nghỉ.

Như vậy, người lao động không nghỉ hết phép năm do không có nhu cầu nghỉ sẽ không được thanh toán bằng tiền theo số ngày nghỉ phép còn thừa khi kết thúc năm. Tuy nhiên, pháp luật hiện nay cũng cho phép người lao động được thỏa thuận với doanh nghiệp để gộp ngày nghỉ phép còn dư sang các năm tiếp theo.

Thông tin liên hệ

Trên đây là bài viết Luật sư X tư vấn về vấn đề “Có được nghỉ phép trong thời gian xin thôi việc hay không?”. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả. Đội ngũ luật sư của Công ty Luật sư X luôn sẵn sàng lắng nghe và giải đáp mọi vướng mắc liên quan đến tra cứu thông tin quy hoạch như thế nào, cấp lại sổ đỏ mới ở đâu, quy định tạm ngừng kinh doanh ra sao, tra số mã số thuế cá nhân như nào,… hay trả lời những thắc mắc của khách hàng trong và ngoài nước thông qua web Luatsux.vn, lsx.vn, web nước ngoài Lsxlawfirm,…. Nếu có những vấn đề nào chưa rõ cần được tư vấn thêm quý độc giả hãy liên hệ ngay tới hotline 0833.102.102. để được các chuyên gia pháp lý của Luật sư X tư vấn trực tiếp.

Mời bạn xem thêm

Câu hỏi thường gặp

Cách tính số ngày nghỉ hằng năm như thế nào?

Cách tính ngày nghỉ phép có một số trường hợp đặc biệt. Căn cứ theo Điều 66, Nghị định số 145/2020/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật lao động 2019, cách tính như sau:
– Số ngày nghỉ hằng năm của người lao động làm việc chưa đủ 12 tháng được tính như sau: lấy số ngày nghỉ hằng năm cộng với số ngày được nghỉ tăng thêm theo thâm niên (nếu có), chia cho 12 tháng, nhân với số tháng làm việc thực tế trong năm để tính thành số ngày được nghỉ hằng năm.
Công thức tính số ngày phép năm như sau:
Số ngày phép = [( Số ngày nghỉ phép khi làm đủ năm + Số ngày phép thâm niên (nếu có))/ 12] x Số tháng làm việc thực tế

Công ty từ chối yêu cầu nghỉ phép của nhân viên thì có bị phạt?

Về việc sắp xếp thời gian nghỉ phép năm, khoản 4 Điều 113 Bộ luật Lao động chỉ quy định:
Người sử dụng lao động có trách nhiệm quy định lịch nghỉ hằng năm sau khi tham khảo ý kiến của người lao động và phải thông báo trước cho người lao động biết. Người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ hằng năm thành nhiều lần hoặc nghỉ gộp tối đa 03 năm một lần.
Theo quy định này, người lao động phải quy định lịch nghỉ hằng năm nhưng trước đó buộc phải tham khảo ý kiến của người lao động. Căn cứ vào lịch nghỉ hằng năm mà người sử dụng lao động thông báo, người lao động sẽ thu xếp công việc để tận dụng quyền nghỉ phép của mình.
Trường hợp không cho người lao động nghỉ phép năm theo quy định, người sử dụng lao động sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo khoản 2 Điều 17 Nghị định 12/2022/NĐ-CP với mức phạt từ 10 – 20 triệu đồng.

Tự ý nghỉ không xin phép, người lao động có bị đuổi việc?

Nếu thuộc trường hợp phải xin phép nhưng lại tự ý nghỉ làm, người lao động có thể bị coi là vi phạm kỷ luật lao động và bị xử lý kỷ luật tương ứng theo nội quy lao động.
Nặng nhất, người lao động tự ý nghỉ không phép còn có thể bị xử lý kỷ luật theo hình thức sa thải nếu thuộc trường hợp được quy định tại khoản 4 Điều 125 Bộ luật Lao động năm 2019:
4. Người lao động tự ý bỏ việc 05 ngày cộng dồn trong thời hạn 30 ngày hoặc 20 ngày cộng dồn trong thời hạn 365 ngày tính từ ngày đầu tiên tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đáng.
Trường hợp được coi là có lý do chính đáng bao gồm thiên tai, hỏa hoạn, bản thân, thân nhân bị ốm có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền và trường hợp khác được quy định trong nội quy lao động.

Theo đó, nếu không có lý do chính đáng mà nghỉ việc từ 05 ngày cộng dồn trong 30 ngày hoặc 20 ngày cộng dồn trong 365 ngày thì người lao động có thể phải đối mặt với việc bị sa thải.
Thậm chí, người sử dụng lao động còn có thể đuổi việc ngay và luôn đối với người lao động tự ý bỏ việc từ 05 ngày làm việc liên tục trở lên mà không có lý do chính đáng theo quy định tại Điều 36 Bộ luật Lao động năm 2019.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm