Có được phép xuất khẩu các sản phẩm chế tác của tê giác không?

bởi Tú Uyên
Có được phép xuất khẩu các sản phẩm chế tác của tê giác không?

Chào Luật sư, tôi theo dõi một số quảng cáo nói về công dụng của sừng tê giác khá tốt và còn có thể làm những sản phẩm chế tác. Luật sư cho tôi hỏi Có được phép xuất khẩu các sản phẩm chế tác của tê giác không? Tôi xin chân thành cảm ơn luật sư rất nhiều vì đã trả lời câu hỏi của tôi.

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Để có thể cung cấp cho bạn thông tin về Có được phép xuất khẩu các sản phẩm chế tác của tê giác không? Luật sư X mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi.

Căn cứ pháp lý

Có được phép xuất khẩu các sản phẩm chế tác của tê giác không?

Căn cứ Mục I.6 Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 69/2018/NĐ-CP như sau:

a) Mẫu vật động vật, thực vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm thuộc Phụ lục I CITES có nguồn gốc từ tự nhiên hoặc; mẫu vật thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm nhóm IA, IB theo quy định tại Nghị định số 32/2006/NĐ-CP xuất khẩu vì mục đích thương mại.

b) Mẫu vật và sản phẩm chế tác của loài: tê giác trắng (Ceratotherium simum), tê giác đen (Diceros bicomis), voi Châu Phi (Loxodonta africana).

c) Các loài hoang dã nguy cấp, quý, hiếm nhóm I.

d) Các loài thủy sản thuộc Danh mục loài thủy sản cấm xuất khẩu.

đ) Giống vật nuôi và giống cây trồng thuộc Danh mục giống vật nuôi quý hiếm và giống cây trồng quý hiếm cấm xuất khẩu do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành theo quy định của Pháp lệnh Giống vật nuôi năm 2004 và Pháp lệnh Giống cây trồng năm 2004.

Ngoài ra, tại mục I.B.36 Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 06/2019/NĐ-CP, theo đó:

36. Tê giác một sừng (Rhinoceros sondaicus)

Như vậy, chỉ khi kinh doanh xuất khẩu các sản phẩm, chế tác của loài tê giác trắng, tê giác đen và tê giác một sừng thì mới bị cấm kinh doanh các sản phẩm chế tác của tê giác.

Có được phép xuất khẩu các sản phẩm chế tác của tê giác không?
Có được phép xuất khẩu các sản phẩm chế tác của tê giác không?

Điều kiện để xuất khẩu các sản phẩm chế tác của tê giác 

Theo Khoản 3 Điều 3 Nghị định 06/2019/NĐ-CP được bổ sung bởi Khoản 4 Điều 1 Nghị định 84/2021/NĐ-CP quy định như sau:

3. Giấy phép CITES, chứng chỉ CITES do Cơ quan thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam cấp đối với hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, tái xuất khẩu, tái nhập khẩu, nhập nội từ biển hợp pháp mẫu vật các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp thuộc các Phụ lục CITES; xuất khẩu mẫu vật các loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm theo quy định tại Nghị định này và không thuộc Danh mục các loài thuộc Phụ lục CITES.

Theo đó, với quy định này khi bạn kinh doanh xuất khẩu các sản phẩm chế tác của tê giác thì không cần ohải xin giấy phép CITES.

Vận chuyển trái phép sừng tê giác bị xử lý như thế nào?

Căn cứ theo quy định tại Điều 244 BLHS 2015 quy định về Tội vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm như sau:

“1. Người nào vi phạm quy định về bảo vệ động vật thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ hoặc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IB hoặc Phụ lục I Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

a) Săn bắt, giết, nuôi, nhốt, vận chuyển, buôn bán trái phép động vật thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ;

b) Tàng trữ, vận chuyển, buôn bán trái phép cá thể, bộ phận cơ thể không thể tách rời sự sống hoặc sản phẩm của động vật quy định tại điểm a khoản này;

c) Tàng trữ, vận chuyển, buôn bán trái phép ngà voi có khối lượng từ 02 kilôgam đến dưới 20 kilôgam; sừng tê giác có khối lượng từ 50 gam đến dưới 01 kilôgam;

d) Săn bắt, giết, nuôi, nhốt, vận chuyển, buôn bán trái phép động vật thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IB hoặc Phụ lục I Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp mà không thuộc loài quy định tại điểm a khoản này với số lượng từ 03 cá thể đến 07 cá thể lớp thú, từ 07 cá thể đến 10 cá thể lớp chim, bò sát hoặc từ 10 cá thể đến 15 cá thể động vật lớp khác;

 đ) Tàng trữ, vận chuyển, buôn bán trái phép cá thể, bộ phận cơ thể không thể tách rời sự sống của từ 03 cá thể đến 07 cá thể lớp thú, từ 07 cá thể đến 10 cá thể lớp chim, bò sát hoặc từ 10 cá thể đến 15 cá thể động vật lớp khác quy định tại điểm d khoản này;

e) Săn bắt, giết, nuôi, nhốt, vận chuyển, buôn bán trái phép động vật hoặc tàng trữ, vận chuyển, buôn bán trái phép cá thể, bộ phận cơ thể không thể tách rời sự sống hoặc sản phẩm của động vật có số lượng dưới mức quy định tại các điểm c, d và đ khoản này nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm….”

Như vậy, hành vi vận chuyển trái phép sừng tê giác với khối lượng 200 gam của em bạn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm quy định tại Điều 244 BLHS 2015. Tùy theo tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi, em bạn có thể bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm theo điểm c nêu trên.

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề Có được phép xuất khẩu các sản phẩm chế tác của tê giác không? Mong rằng mang lại thông tin hữu ích cho bạn đọc. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu; về các vấn đề liên quan đến Đăng ký bảo vệ thương hiệu; giấy chứng nhận độc thân; kê khai quyết toán thuế tncn, Đổi tên giấy khai sinh Hồ Chí Minh, Đổi tên căn cước công dân Trích lục hồ sơ địa chính; Ngừng kinh doanh; thành lập công ty ở Việt Nam; mẫu đơn xin giải thể công ty; Cấp phép bay flycam; xác nhận độc thân, đăng ký nhãn hiệu,Trích lục ghi chú ly hôn, Thủ tục cấp hộ chiếu tại Việt Nam… của Luật sư X. Hãy liên hệ hotline: 0833.102.102.

Có thể bạn quan tâm

Câu hỏi thường gặp

Mua bán động vật hoang dã có bị đi tù không?

Đối với hành vi tàng trữ cá thể, bộ phận cơ thể không thể tách rời sự sống; hoặc sản phẩm của động vật hoang dã, động vật nguy cấp, quý, hiếm có từ trước ngày 01/01/2018; thì không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Các loài động vật quý hiếm hay bị buôn bán tại việt nam?

Tê tê, tê giác, khỉ, hồ, chim quý,…

Bán sừng tê giác giả phạm tội gì?

Thông tin từ Trung tâm Giáo dục Thiên nhiên (ENV) vừa cho biết: Một đối tượng buôn bán, vận chuyển trái phép sừng tê giác vừa bị tuyên phạt mức án 14 năm tù. Theo ghi nhận của ENV, đây là mức án cao nhất với tội phạm về sừng tê giác tại Việt Nam nói riêng và tội phạm về động vật hoang dã (ĐVHD) nói chung

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm