Có được uống bia trong rạp chiếu phim không?

bởi Thùy Linh
Có được uống bia trong rạp chiếu phim không?

Xin chào Luật sư, hôm trước tôi đi xem phim tại rạp CGV cơ sở Nguyễn Chí Thanh thì thấy có 1 thanh niên mang bia vào rạp chiếu phim uống. Luật sư cho tôi hỏi có được uống bia trong rạp chiếu phim không? Tôi rất mong có thể nhận được sự tư vấn của Luật sư. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho Luật Sư X. Để giải đáp thắc mắc “Có được uống bia trong rạp chiếu phim không?” và cũng như nắm rõ một số vấn đề xoay quanh câu hỏi này. Mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi như sau:

Căn cứ pháp lý:

Quy định chi tiết một số điều của Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia

Ngày 24/02/2020, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 24/2020/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia.

Theo đó, Nghị định quy định các địa điểm công cộng không được uống rượu, bia ngoài các địa điểm quy định tại Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia bao gồm:

– Công viên, trừ trường hợp nhà hàng trong phạm vi khuôn viên của công viên đã được cấp phép kinh doanh rượu, bia trước ngày 24/02/2020.

– Nhà chờ xe buýt.

– Rạp chiếu phim, nhà hát, cơ sở văn hóa, thể thao trong thời gian tổ chức các hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ, công năng sử dụng chính của các địa điểm này, trừ các lễ hội ẩm thực, văn hóa có sử dụng rượu, bia.

Nghị định cũng quy định việc quảng cáo rượu có độ cồn dưới 15 độ và bia phải có cảnh báo để phòng, chống tác hại của rượu, bia đảm bảo các quy định như:

+ Có một trong các nội dung cảnh báo: “Uống rượu, bia có thể gây tai nạn giao thông”; “Uống rượu, bia có thể ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi”; “Người dưới 18 tuổi không được uống rượu, bia”.

+ Quảng cáo rượu, bia trên báo nói, báo hình, đài phát thanh, sản phẩm quảng cáo rượu, bia ghi âm, ghi hình phải đọc rõ nội dung cảnh báo theo quy định trên với tốc độ đọc tương đương tốc độ đọc các nội dung khác trong cùng một quảng cáo

+ Quảng cáo rượu, bia trên báo hình, báo điện tử, trang thông tin điện tử, mạng xã hội cũng phải thể hiện nội dung cảnh báo bằng chữ viết có màu tương phản với màu nền đảm bảo dễ nhìn, chiếm tối thiểu 10% diện tích quảng cáo. Trường hợp quảng cáo rượu, bia trên truyền hình thì cảnh báo bằng chữ viết phải thể hiện theo hết chiều ngang của màn hình…

Bên cạnh đó, Nghị định còn quy định việc quảng cáo rượu, bia trên báo điện tử, trang TTĐT, mạng xã hội, phương tiện điện tử, thiết bị đầu cuối và thiết bị viễn thông khác phải có hệ thống công nghệ chặn lọc, phần mềm kiểm soát tuổi của người truy cập để ngăn ngừa người chưa đủ 18 tuổi tiếp cận, truy cập, tìm kiếm thông tin về rượu bia.

Có được uống bia trong rạp chiếu phim không?

Tại Điều 10, Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia năm 2019 quy định địa điểm không uống rượu, bia gồm:

1. Cơ sở y tế.

2. Cơ sở giáo dục trong thời gian giảng dạy, học tập, làm việc.

3. Cơ sở, khu vực chăm sóc, nuôi dưỡng, vui chơi, giải trí dành cho người chưa đủ 18 tuổi.

4. Cơ sở cai nghiện, cơ sở giáo dục bắt buộc, trường giáo dưỡng, cơ sở giam giữ phạm nhân và cơ sở giam giữ khác.

5. Cơ sở bảo trợ xã hội.

6. Nơi làm việc của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập trong thời gian làm việc, trừ địa điểm được phép kinh doanh rượu, bia.

7. Các địa điểm công cộng theo quy định của Chính phủ.

Theo quy định tại Điều 3 – Nghị định số 24/2020/NĐ-CP ngày 24/2/2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia (có hiệu lực thi hành từ ngày 24/2/2020 thì ngoài các địa điểm quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6 của Điều 10 nêu trên, các địa điểm công cộng sau không được uống rượu, bia gồm:

– Công viên, trừ trường hợp nhà hàng trong phạm vi khuôn viên của công viên đã được cấp phép kinh doanh rượu, bia trước ngày 24/2/2020.

– Nhà chờ xe buýt.

– Rạp chiếu phim, nhà hát, cơ sở văn hóa, thể thao trong thời gian tổ chức các hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ và công năng sử dụng chính của các địa điểm này, trừ trường hợp tổ chức các lễ hội ẩm thực, văn hóa có sử dụng rượu, bia.

Có được uống bia trong rạp chiếu phim không?
Có được uống bia trong rạp chiếu phim không?

Uống bia trong rạp chiếu phim bị xử phạt bao nhiêu?

Nghị định 117/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế bắt đầu có hiệu lực thi hành từ ngày 15/11/2020.

Theo Điều 30 Nghị định 117/2020/NĐ-CP quy định vi phạm các quy định về uống rượu, bia và địa điểm không uống rượu, bia như sau:

1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với người từ đủ 16 tuổi nhưng chưa đủ 18 tuổi uống rượu, bia.

2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Uống rượu, bia tại địa điểm không uống rượu, bia theo quy định của pháp luật;

b) Xúi giục, kích động, lôi kéo người khác uống rượu bia.

3. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Uống rượu, bia ngay trước, trong giờ làm việc, học tập và nghỉ giữa giờ làm việc, học tập;

b) Ép buộc người khác uống rượu bia.

Theo đó, những người uống rượu bia tại công viên sẽ bị phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng. Mức phạt này được áp dụng cho cá nhân.

Ép buộc người khác uống rượu bia bị xử phạt bao nhiêu?

Nghị định 117 đã quy định rất rõ vi phạm cũng như trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức trong phòng, chống tác hại của rượu, bia. Đặc biệt, tại điểm b, mục 2 Điều 30 của nghị định quy định phạt từ 500- 1 triệu đồng đối với một trong các hành vi: uống rượu bia tại địa điểm không uống rượu, bia theo quy định của pháp luật (cơ sở y tế, cơ sở giáo dục trong thời gian giảng dạy, học tập, làm việc); xúi giục, kích động, lôi kéo người khác uống bia.

Phạt tiền từ 1-3 triệu đồng đối với các hành vi: Uống rượu, bia ngay trước, trong giờ làm việc, học tập và nghỉ giữa giờ làm việc, học tập; Ép buộc người khác uống rượu bia.

Như vậy, đối với hành vi ép người khác uống rược bia bị xử phạt tối đa 3 triệu đồng.

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề “Có được uống bia trong rạp chiếu phim không?. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan như điều kiện cấp phép bay flycam, gửi thông báo phát hành hóa đơn điện tử, tìm hiểu về hợp thức hóa lãnh sự tại Việt Nam,  xin hợp pháp hóa lãnh sự ở Hà Nội, báo cáo thuế hàng quý hoặc hàng tháng, dịch vụ công chứng tại nhà của chúng tôi… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp. 

Để được tư vấn cũng như trả lời những thắc mắc của khách hàng trong và ngoài nước thông qua web Luatsux.vn, lsx.vn, web nước ngoài Lsxlawfirm,…

Hãy liên hệ: 0833.102.102.

Mời bạn xem thêm:

Câu hỏi thường gặp:

Trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức trong phòng, chống tác hại của rượu, bia được quy định như thế nào?

Nghị định 117 nêu rõ phạt tiền từ 3-5 triệu đồng đối với người đứng đầu cơ quan, tổ chức khi: Không tổ chức thực hiện các biện pháp phòng, chống tác hại của rượu bia trong cơ quan, tổ chức; Không tổ chức thực hiện quy định không uống rượu bia trong thời gian làm việc, tại nơi làm việc của cơ quan, tổ chức; Không nhắc nhở, yêu cầu chấm dứt hành vi uống, bán rượu bia trong địa điểm không được uống, bán rượu, bia thuộc quyền quản lý điều hành; Không tổ chức thực hiện, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc mọi người thực hiện đúng quy định về không được uống, không được bán rượu, bia tại địa điểm thuộc quyền quản lý, điều hành.

Mức xử phạt đối với các quảng cáo rượu, bia vi phạm quy định là bao nhiêu?

Những quảng cáo vi phạm sẽ bị phạt tiền từ 15 – 20 triệu đồng khi sử dụng người chưa 18 tuổi trực tiếp tham gia quảng cáo.
Cùng với đó, cũng sẽ phạt tiền từ 20 – 30 triệu đồng đối với một trong các hành vi quảng cáo rượu có nồng độ cồn dưới 15 độ và quảng cáo bia có thông tin, hình ảnh khuyến khích uống rượu, bia; thông tin có nội dung, hình ảnh thể hiện rượu, bia có tác dụng tạo sự trưởng thành, thành đạt, thân thiện, hấp dẫn về giới tính; hướng đến trẻ em, học sinh, sinh viên, thanh niên, phụ nữ mang thai.

Say rượu, bia ở nơi công cộng bị xử phạt bao nhiêu?

Tại những nơi như công sở, khách sạn, nhà hàng, quán ăn, vũ trường, phòng karaoke, nơi hoạt động văn hóa, kinh doanh dịch vụ văn hóa, trên các phương tiện giao thông… mà say rượu, bia sẽ bị phạt tiền từ 500 ngàn đồng đến 1 triệu đồng. Mức phạt trên cũng được áp dụng trong trường hợp: Cho người say rượu, bia vào vũ trường, nơi khiêu vũ công cộng, phòng karaoke. Đối với hành vi uống rượu tại phòng karaoke, phạt từ 500 ngàn đồng đến 1,5 triệu đồng. Mức phạt sẽ tăng cao gấp đôi nếu có hành vi bán rượu tại phòng karaoke.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm