Xin chào Luật sư X, vừa rồi người nhà tôi có dính líu đến một vụ án. Tôi có một thắc mắc mong được Luật sư giải đáp như sau: Theo Luật hiện hành, có giảm nhẹ hình phạt đối với người phạm tội ra tự thú hay không? Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi cho Luật sư X. Để giải đáp thắc mắc “Có giảm nhẹ hình phạt đối với người phạm tội ra tự thú?” mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi.
Căn cứ pháp lý
Thế nào là tự thú?
Quy định trường hợp tự thú trong pháp luật là thể hiện chính sách khoan hồng nhất quán của Nhà nước ta, thể hiện truyền thống nhân đạo của dân tộc ta đối với những người lầm lỗi mà chịu ăn năn hối cải.
Trước đây, Thông tư liên ngành số 05/TTLN ngày 2/6/1990 của Bộ Nội vụ (nay là Bộ Công an), Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Toà án nhân dân tối cao, Bộ Tư pháp “hướng dẫn thi hành chính sách đối với người phạm tội ra tự thú” đã quy định:
“1. Người đã thực hiện hành vi phạm tội, nhưng chưa bị phát giác, không kể phạm tội gì, thuộc trường hợp nghiêm trọng hay ít nghiêm trọng mà ra tự thú, khai rõ sự việc, góp phần có hiệu quả vào việc phát hiện và điều tra tội phạm, cố gắng hạn chế đến mức thấp nhất hậu quả của tội phạm thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự…
Người phạm tội đã bị phát hiện mà bỏ trốn, đang bị truy nã nhưng đã tự thú thì tuỳ theo mức độ phạm tội, thái độ khai báo v.v… cũng được hưởng chính sách khoan hồng, có thể được Toà án tuyên miễn hình phạt hoặc giảm nhẹ hình phạt…“
Tuy nhiên, sau khi BLHS năm 1999 có hiệu lực pháp luật, qua thực tiễn xét xử và quyết định hình phạt đối với người phạm tội, Toà án nhân dân tối cao thấy rằng việc tự nhận tội của người phạm tội trước và sau khi bị phát hiện đều được áp dụng tình tiết giảm nhẹ giống nhau là không thỏa đáng. Nên sau đó, ngày 10 tháng 6 năm 2002 Tòa án nhân dân tối cao đã ban hành thêm Công văn số 81/2002/TANDTC giải đáp vấn đề nghiệp vụ cho các tòa cấp dưới như sau: “Tự thú” là tự mình nhận tội và khai ra hành vi phạm tội của mình, trong khi chưa ai phát hiện được mình phạm tội. Người nào bị bắt, bị phát hiện về một hành vi phạm tội cụ thể, nhưng trong quá trình Điều tra đã tự mình nhận tội và khai ra những hành vi phạm tội khác của mình mà chưa bị phát hiện, thì cũng được coi là tự thú đối với việc tự mình nhận tội và khai ra những hành vi phạm tội của mình mà chưa bị phát hiện.
Hiện nay, Quốc hội đã ban hành Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 (có hiệu lực từ ngày 01/01/2018) đã có định nghĩa rất rõ như sau: “Tự thú là việc người phạm tội tự nguyện khai báo với cơ quan, tổ chức về hành vi phạm tội của mình trước khi tội phạm hoặc người phạm tội bị phát hiện“ (Điểm h Khoản 1 Điều 4 Bộ luật tố tụng hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017).
Như vậy, tự thú là tự mình nhận tội và khai ra hành vi phạm tội của mình, trong khi chưa ai phát hiện được mình phạm tội. Người nào bị bắt, bị phát hiện về một hành vi phạm tội cụ thể, nhưng trong quá trình điều tra đã tự mình nhận tội và khai ra những hành vi phạm tội khác của mình mà chưa bị phát hiện, thì cũng được coi là tự thú đối với việc tự mình nhận tội và khai ra những hành vi phạm tội của mình mà chưa bị phát hiện.
Người phạm tội tự thú sẽ được hưởng các chính sách
1. Người phạm tội được hưởng chính sách khoan hồng khi tự thú, đầu thú, thành khẩn khai báo, ăn năn, hối cải…
2. Được xem xét miễn trách nhiệm hình sự khi người phạm tội tự thú, khai rõ sự việc, góp phần có hiệu quả vào việc phát hiện và điều tra tội phạm, cố gắng hạn chế đến mức thấp nhất hậu quả của tội phạm và lập công lớn hoặc có cống hiến đặc biệt, được Nhà nước và xã hội thừa nhận.
3. Người phạm tội tự thú được áp dụng tình tiết giảm nhẹ hình phạt khi truy cứu trách nhiệm hình sự.
4. Người phạm tội được xem xét áp dụng thủ tục rút gọn trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử sơ thẩm vụ án (thủ tục đơn giản hóa và đẩy nhanh tiến độ truy cứu trách nhiệm hình sự của người tự thú nhằm nhanh chóng xét xử và thi hành án).
Người phạm tội ra tự thú có được giảm nhẹ hình phạt hay không?
Theo Khoản 1 Điều 51 Bộ luật hình sự 2015 được sửa đổi bởi bởi Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 có quy định các tình tiết sau đây là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự:
– Người phạm tội là người có bệnh bị hạn chế khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình;
– Người phạm tội tự thú;
– Người phạm tội thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải;
– Người phạm tội tích cực hợp tác với cơ quan có trách nhiệm trong việc phát hiện tội phạm hoặc trong quá trình giải quyết vụ án;
– Người phạm tội đã lập công chuộc tội;
– Người phạm tội là người có thành tích xuất sắc trong sản xuất, chiến đấu, học tập hoặc công tác;
– Người phạm tội là người có công với cách mạng hoặc là cha, mẹ, vợ, chồng, con của liệt sĩ.
Như vậy, theo quy định như trên người phạm tội tự thú được xem là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự. Tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự là cơ sở để xem xét quyết định hình phạt có thể ở mức nhẹ hơn quy định. Do đó trong trường hợp người phạm tội tự thú thì sẽ được xem xét giảm nhẹ hình phạt khi có đủ cơ sở.
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề “Có giảm nhẹ hình phạt đối với người phạm tội ra tự thú?”. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan như điều kiện cấp phép bay flycam, tìm hiểu về hợp thức hóa lãnh sự tại Việt Nam, xin hợp pháp hóa lãnh sự ở Hà Nội, dịch vụ công chứng tại nhà của chúng tôi… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp.
Để được tư vấn cũng như trả lời những thắc mắc của khách hàng trong và ngoài nước thông qua web Luatsux.vn, lsx.vn, web nước ngoài Lsxlawfirm,…
Hãy liên hệ: 0833.102.102.
Mời bạn xem thêm:
- Trình tự thủ tục lấy lời khai theo quy định pháp luật?
- Trình tự thủ tục xét xử sơ thẩm vụ án dân sự theo quy định pháp luật?
- Trình tự thủ tục hoãn chấp hành án phạt tù theo quy định
Câu hỏi thường gặp:
Đầu thú và tự thú đều là hành vi của người phạm tội tự mình đến trình diện và khai báo tại cơ quan có thẩm quyền về hành vi phạm tội của mình.
Tự thú có thể được miễn trách nhiệm hình sự nếu trước khi hành vi phạm tội bị phát giác người phạm tội tự thú, khai rõ sự việc, góp phần có hiệu quả vào việc phát hiện và điều tra tội phạm và cố gắng hạn chế đến mức thấp nhất hậu quả của tội phạm và lập công lớn hoặc có cống hiến đặc biệt, được Nhà nước và xã hội thừa nhận.
Cơ quan điều tra tiếp nhận người tự thú phải kiểm tra xem tội phạm tự thú có thuộc thẩm quyền điều tra của mình hay không. Nếu thuộc thẩm quyền điều tra của mình thì phải thông báo cho Viện kiểm sát cùng cấp trong thời hạn 24 giờ, việc thông báo phải bằng văn bản. Trong trường hợp xác định tội phạm tự thú, đầu thú không thuộc thẩm quyền điều tra của mình thì Cơ quan điều tra tiếp nhận tự thú phải thông báo ngay cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền đề tiếp nhận, giải quyết.