Cơ quan bảo hiểm xã hội tiếp nhận là gì năm 2022?

bởi BuiNgan
Cơ quan bảo hiểm xã hội tiếp nhận là gì năm 2022?

Bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi bị giảm hoặc mất thu nhập do nguyên nhân ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở số tiền đã đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội. Theo hướng dẫn của Bảo hiểm xã hội Việt Nam trên mục nơi tiếp nhận bảo hiểm xã hội, cá nhân có thể lựa chọn cơ quan gần nhất để thực hiện online và nộp tờ khai đăng ký giao dịch điện tử. Cùng tìm hiểu về cơ quan bảo hiểm xã hội tiếp nhận là gì qua bài viết dưới đây của Luật sư X.

Cơ quan bảo hiểm xã hội tiếp nhận là gì?

Cơ quan bảo hiểm xã hội tiếp nhận là cơ quan hỗ trợ người dân hoàn tất thủ tục đăng ký tài khoản giao dịch điện tử bảo hiểm xã hội.

Việc chọn cơ quan bảo hiểm xã hội (BHXH) tiếp nhận khi đăng ký để hỗ trợ người dân hoàn tất thủ tục đăng ký tài khoản giao dịch điện tử chứ không hề ảnh hưởng đến quyền lợi của người dân.

Đồng thời, Công văn số 702/BHXH-CNTT của BHXH Việt Nam cũng nêu rõ người dân được quyền đến bất kỳ cơ quan Bảo hiểm xã hội trong hệ thống ngành BHXH Việt Nam để hoàn tất thủ tục đăng ký.

Vì vậy, dù hệ thống mặc định nơi tiếp nhận là BHXH quận/huyện nào, người tham gia bảo hiểm xã hội vẫn có thể hoàn tất thủ tục đăng ký tài khoản VssID tại bất cứ cơ quan BHXH nào khác. Cơ quan BHXH phải tiếp nhận, xác minh, phê duyệt, hướng dẫn đối với người dân đến để hoàn tất thủ tục đăng ký giao dịch điện tử.

Đăng ký cơ quan bảo hiểm xã hội tiếp nhận trên VssID

Việc đăng ký bảo hiểm xã hội trên VssID được chia thành các trường hợp sau:

Trường hợp cá nhân từ đủ 15 tuổi trở lên đã có giấy tờ pháp lý cá nhân

Các bước đăng ký VssID cho cá nhân từ đủ 15 tuổi trở lên đã có căn cước công dân, chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu:

Bước 1: Mở ứng dụng VssID, nhấn chọn “Đăng ký tài khoản” để thực hiện đăng ký.

Bước 2: Nhập đầy đủ các thông tin được yêu cầu và nhấn “Tiếp tục”.

Người dùng có thể sử dụng tính năng quét mã QR trên thẻ BHYT để hệ thống tự động điền mã số BHXH và họ tên hoặc quét mã QR trên thẻ CCCD để hệ thống tự động điền số CCCD, họ tên, địa chỉ.

Bước 3: Tiến hành cập nhật Ảnh cá nhân, mặt trước và mặt sau của CCCD/CMND/Hộ chiếu và nhấn chọn “Tiếp tục”.

* Lưu ý: 

– Người dùng có thể tải ảnh có trong thư viện ảnh thay vì chụp trực tiếp tại ứng dụng.

– Trường hợp đăng ký bằng CCCD, hệ thống sẽ tự động xác thực thông tin công dân với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Do đó, người dùng chỉ cần tải ảnh lên Ảnh chân dung 4×6

Bước 4: Tiến hành lựa chọn cơ quan BHXH tiếp nhận tờ khai gần nhất. Sau đó, tick chọn “Gửi email tờ khai” và nhập địa chỉ email trong trường hợp muốn nhận tờ khai qua email.

Đây là email được dùng để nhận tờ khai và được sử dụng để giao dịch và nhận thông tin từ cơ quan BHXH. Mỗi email chỉ được đăng ký cho 1 mã số BHXH.

Bước 5: Hệ thống sẽ tiến hành xác minh số điện thoại đã được đăng ký bằng cách gửi mã OTP. Người dùng tiến hành nhập mã số OTP đã nhận ở tin nhắn (SMS) và nhấn chọn “Xác nhận” để Gửi tờ khai.

Bước 6: Sau khi gửi tờ khai thành công, hệ thống sẽ thông báo đến bạn về việc tiếp nhận tờ khai, số hồ sơ, đồng thời, tờ khai sẽ được gửi vào email đã được đăng ký. Người dùng nhấn chọn “Xem tờ khai” để xem chi tiết tờ khai.

Sau khi đã hoàn tất thủ tục đăng ký VssID, người dùng vui lòng đến cơ quan BHXH gần nhất với giấy tờ tùy thân (CMND/CCCD/Hộ chiếu) để hoàn tất thủ tục.

Trường hợp cá nhân dưới 18 tuổi chưa có giấy tờ pháp lý cá nhân

Cơ quan bảo hiểm xã hội tiếp nhận là gì năm 2022?
Cơ quan bảo hiểm xã hội tiếp nhận là gì năm 2022?

Đối với trường hợp cá nhân dưới 18 tuổi, chưa có CCCD, CMND và Hộ chiếu, cá nhân tiến hành đăng ký thông qua tài khoản đã được phê duyệt của bố, mẹ hoặc người giám hộ.

Dưới đây là các bước tiến hành đăng ký VssID cho con:

Bước 1: Bố/mẹ/người giám hộ tiến hành đăng nhập vào tài khoản đã được cơ quan BHXH Việt Nam phê duyệt.

Bước 2: Màn hình xuất hiện Giao diện cá nhân, nhấn chọn “Dịch vụ công”.

Bước 3: Nhấn chọn “Đăng ký tài khoản cho con” để thực hiện đăng ký tài khoản giao dịch điện tử cho con.

Bước 4: Nhập mã số BHXH và Họ tên của con, sau đó, nhấn “Tiếp tục”.

* Lưu ý: Người giám hộ có thể nhập mã số BHXH và họ tên con theo 03 cách sau:

– Nhập thông tin trực tiếp;

– Tra cứu mã số BHXH;

– Quét mã QR trên thẻ BHYT.

Bước 5: Cập nhật ảnh chân dung và ảnh giấy khai sinh cho con.

Bố/mẹ/người giám hộ có thể tải ảnh từ thư viện ảnh hoặc chụp trực tiếp từ ứng dụng.

Bước 6: Lựa chọn cơ quan BHXH tiếp nhận tờ khai và nhấn chọn “Gửi”.

Bước 7: Sau khi nhấn “Gửi”, màn hình sẽ xuất hiện thông báo Cam kết, người dùng tiến hành nhấn chọn “Cam kết”.

Bước 8: Nhập mã số OTP được hệ thống gửi về số điện thoại của bạn rồi nhấn “Xác nhận” để gửi tờ khai cho cơ quan BHXH tiếp nhận.

Bước 9: Khi gửi tờ khai thành công, ứng dụng hiển thị thông báo và gửi tin nhắn đến số điện thoại người giám hộ. Nhấn vào “Xem tờ khai” để xem chi tiết và tải về tờ khai.

Điều chỉnh thông tin bảo hiểm xã hội như thế nào?

Bước 1. Lập hồ sơ theo quy định

– Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (mẫu TK1-TS).

– Hồ sơ liên quan kèm theo tương ứng như sau:

 a) Trường hợp thay đổi họ, tên, chữ đệm; ngày, tháng, năm sinh; giới tính; quốc tịch: Giấy khai sinh hoặc trích lục khai sinh do cơ quan có thẩm quyền về hộ tịch cấp theo quy định và thẻ căn cước/ chứng minh thư/hộ chiếu.

Nếu là Đảng viên: lý lịch đảng viên (hồ sơ gốc) khi kết nạp.

b) Trường hợp người tham gia thay đổi nơi làm việc: Quyết định (văn bản) chứng minh địa điểm làm việc.

Bước 2. Nộp hồ sơ

a) Người đang làm việc: Nộp hồ sơ cho đơn vị nơi đang làm việc hoặc nộp cho cơ quan BHXH trực tiếp thu.

 b) Người tham gia BHXH tự nguyện, tham gia BHYT theo hộ gia đình, người được ngân sách Nhà nước hỗ trợ một phần mức đóng BHYT: Nộp hồ sơ cho Đại lý thu hoặc cơ quan BHXH trực tiếp thu.

c) Người đang bảo lưu thời gian đóng BHXH hoặc đã được giải quyết hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH đề nghị cấp lại, điều chỉnh nội dung trên sổ BHXH: Nộp cho cơ quan BHXH trên toàn quốc.

d) Người tham gia do tổ chức BHXH đóng BHYT: Nộp hồ sơ cho UBND xã hoặc cho cơ quan BHXH. Đối với người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp khi cấp lại, đổi thẻ BHYT: Nộp hồ sơ cho cơ quan BHXH tỉnh.

đ) Người tham gia do ngân sách nhà nước đóng BHYT: nộp hồ sơ cho UBND xã. Trường hợp điều chỉnh thông tin nộp hồ sơ cho UBND xã hoặc cho cơ quan BHXH trực tiếp thu. Người đã hiến bộ phận cơ thể: nộp Giấy ra viện cho cơ quan BHXH trực tiếp thu.

e) Học sinh, sinh viên đóng BHYT theo nhà trường: Nộp hồ sơ cho nhà trường.

Bước 3. Cơ quan BHXH tiếp nhận hồ sơ và giải quyết theo quy định.

Bước 4. Nhận kết quả giải quyết gồm sổ BHXH, thẻ BHYT.

Mời bạn xem thêm:

Thông tin liên hệ

Vấn đề “Cơ quan bảo hiểm xã hội tiếp nhận là gì năm 2022?” đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. Luật sư X luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý liên quan như là tư vấn pháp về vấn đề tạm ngưng công ty vui lòng liên hệ đến hotline 0833.102.102. Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng, làm các dịch vụ một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện.

Hoặc qua các kênh sau:

Câu hỏi thường gặp

Chọn nhầm cơ quan BHXH tiếp nhận phải làm gì?

Để đổi nơi đăng ký phê duyệt hồ sơ VssID cần liên hệ với BHXH nơi đã đăng ký phê duyệt ban đầu để hủy hồ sơ, sau đó đăng ký lại VssID và lựa chọn đúng nơi tiếp nhận hồ sơ.

Mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện năm 2022

Mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện của người lao động được quy định tại Điều 87 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 như sau:
Người lao động hằng tháng đóng bằng 22% mức thu nhập tháng do người lao động lựa chọn để đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất;
Mức thu nhập tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội thấp nhất bằng mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn và cao nhất bằng 20 lần mức lương cơ sở.
Căn cứ vào điều kiện phát triển kinh tế – xã hội, khả năng ngân sách nhà nước trong từng thời kỳ để quy định mức hỗ trợ, đối tượng hỗ trợ và thời điểm thực hiện chính sách hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện.

Phương thức đóng bảo hiểm xã hội

Người lao động được chọn một trong các phương thức đóng sau đây:
+ Hằng tháng;
+ 03 tháng một lần;
+ 06 tháng một lần;
+ 12 tháng một lần;
+ Một lần cho nhiều năm về sau với mức thấp hơn mức đóng hằng tháng hoặc một lần cho những năm còn thiếu với mức cao hơn mức đóng hằng tháng so với quy định trên.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm