Có thể xin cấp bao nhiêu bản giấy xác nhận tình trạng hôn nhân?

bởi Minh Trang
Có thể xin cấp bao nhiêu bản giấy xác nhận tình trạng hôn nhân?

Xác nhận tình trạng hôn nhân có ý nghĩa rất quan trọng, không chỉ trong việc kết hôn hay ly hôn mà còn có tác dụng trong việc chứng minh một tài sản nào có có thuộc quyền sở hữu riêng của mình hay không ? Vậy giấy xác định tình trạng hôn nhân là gì? Có thể xin cấp bao nhiêu bản giấy xác nhận tình trạng hôn nhân? Xin được giải đáp.

Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu và tham khảo thông qua bài viết dưới đây các bạn nhé! 

Căn cứ pháp lý

  • Nghị định 123/2015/NĐ-CP

Giấy xác định tình trạng hôn nhân là gì?

  • Giấy xác định tình trạng hôn nhân là giấy tờ xác định tình trạng của một cá nhân đã kết hôn hay chưa kết hôn hoặc đã ly hôn, vợ hoặc chồng đã chết, là một trong những giấy tờ quan trọng trong nhiều thủ tục pháp lý không thể không có (như là đăng kí kết hôn, mua bán đất đai, đi lao động nước ngoài…), là văn bản do Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn, nơi người yêu cầu thường trú cấp.Mặc dù biết được vai trò quan trọng của giấy xác nhận tình trạng hôn nhân nhưng không phải ai cũng biết điều kiện và thủ tục cấp như thế nào.

Giá trị sử dụng của Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân

  • Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân có giá trị 6 tháng kể từ ngày cấp.
  • Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân được sử dụng để kết hôn tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam, kết hôn tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài ở nước ngoài hoặc sử dụng vào mục đích khác.
  • Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân không có giá trị khi sử dụng vào mục đích khác với mục đích ghi trong Giấy xác nhận.

(Điều 23 Nghị định 123/2015/NĐ-CP)

  • Trong trường hợp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân không có giá trị khi sử dụng vào mục đích khác với mục đích ghi trong Giấy xác nhận.

Thẩm quyền cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân

  • Việc xác nhận tình trạng hôn nhân ở trong nước được thực hiện bởi Ủy ban nhân dân (UBND) cấp xã nơi thường trú của công dân. Nếu không có nơi thường trú mà có đăng ký tạm trú thì UBND cấp xã nơi người đó tạm trú thực hiện cấp Giấy này.
  • Đồng thời, quy định này cũng áp dụng để cấp Giấy xác nhận cho công dân nước ngoài và người không có quốc tịch cư trú tại Việt Nam nếu có yêu cầu (Điều 21 Nghị định 123/2015/NĐ-CP của Chính phủ).
  • Ngoài ra, khi công dân Việt Nam cư trú ở nước ngoài có yêu cầu xin xác nhận tình trạng hôn nhân có yếu tố nước ngoài thì theo quy định tại Điều 19 Thông tư liên tịch 01/2016/TTLT-BNG-BTP, cơ quan có thẩm quyền thực hiện gồm:
  • Xác nhận thời gian ở trong nước: UBND cấp xã nơi người đó cư trú trước khi xuất cảnh;
  • Xác nhận thời gian ở nước ngoài: Cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan đại diện lãnh sự của Việt Nam ở nước mà người đó cư

Theo điều 12 thông tư 04/2020/TT-BTP quy định chi tiết thi hành một số điều của luật hộ tịch về cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân được quy định như sau:

Việc cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân được thực hiện theo quy định tại Điều 21, Điều 22, Điều 23 Nghị định số 123/2015/NĐ-CP và hướng dẫn sau đây:

  • Trường hợp người yêu cầu cấp lại Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân để kết hôn mà không nộp lại được Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân đã được cấp trước đây, thì người yêu cầu phải trình bày rõ lý do không nộp lại được Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, cơ quan đăng ký hộ tịch có văn bản trao đổi với nơi dự định đăng ký kết hôn trước đây để xác minh. Trường hợp không xác minh được hoặc không nhận được kết quả xác minh thì cơ quan đăng ký hộ tịch cho phép người yêu cầu lập văn bản cam đoan về tình trạng hôn nhân theo quy định tại Điều 4, Điều 5 Thông tư này.
  • Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân có giá trị đến thời điểm thay đổi tình trạng hôn nhân hoặc 06 tháng kể từ ngày cấp, tùy theo thời điểm nào đến trước.

+ Ví dụ: Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân được cấp ngày 03/02/2020 nhưng ngày 10/02/2020, người được cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân đã đăng ký kết hôn thì Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân chỉ có giá trị sử dụng đến ngày 10/02/2020.

  • Trường hợp yêu cầu cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân để sử dụng vào mục đích kết hôn thì cơ quan đăng ký hộ tịch chỉ cấp một (01) bản cho người yêu cầu. Trong Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân phải ghi rõ họ tên, năm sinh, quốc tịch, giấy tờ tùy thân của người dự định kết hôn, nơi dự định đăng ký kết hôn.

+ Ví dụ: Giấy này được cấp để làm thủ tục kết hôn với anh Nguyễn Việt K, sinh năm 1962, công dân Việt Nam, Hộ chiếu số: B123456 do Đại sứ quán Việt Nam tại CHLB Đức cấp ngày 01/02/2020; tại UBND huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội.

  • Giấy này được cấp để làm thủ tục đăng ký kết hôn với anh LEE MIN HO, sinh năm 1970, quốc tịch Hàn Quốc, Hộ chiếu số HQ12345 do cơ quan có thẩm quyền Hàn Quốc cấp ngày 02/02/2020; tại cơ quan có thẩm quyền của Hàn Quốc, tại Hàn Quốc.
  • Trường hợp yêu cầu cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân để sử dụng vào mục đích khác, không phải để đăng ký kết hôn, thì người yêu cầu không phải đáp ứng điều kiện kết hôn; trong Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân phải ghi rõ mục đích sử dụng, không có giá trị sử dụng để đăng ký kết hôn. Số lượng Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân được cấp theo yêu cầu.

+ Ví dụ: Giấy này được cấp để làm thủ tục mua bán nhà, không có giá trị sử dụng để đăng ký kết hôn.

  • Trường hợp yêu cầu cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân để kết hôn với người cùng giới tính hoặc kết hôn với người nước ngoài tại Cơ quan đại diện nước ngoài tại Việt Nam thì cơ quan đăng ký hộ tịch từ chối giải quyết.
Có thể xin cấp bao nhiêu bản giấy xác nhận tình trạng hôn nhân?
Có thể xin cấp bao nhiêu bản giấy xác nhận tình trạng hôn nhân?

Có thể xin cấp bao nhiêu bản giấy xác nhận tình trạng hôn nhân?

Bước 1: Nộp hồ sơ

  • Người yêu cầu xác nhận tình trạng hôn nhân nộp hồ sơ tương ứng với từng trường hợp theo Mục 3

Bước 2: Kiểm tra, xác minh tình trạng hôn nhân của người có yêu cầu

  • Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, công chức tư pháp – hộ tịch kiểm tra, xác minh tình trạng hôn nhân của người có yêu cầu. 
  • Nếu người yêu cầu có đủ điều kiện, việc cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân là phù hợp quy định pháp luật thì công chức tư pháp – hộ tịch trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân ký cấp 01 bản Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân cho người có yêu cầu. 
  • Nội dung Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân phải ghi đúng tình trạng hôn nhân của người có yêu cầu và mục đích sử dụng Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân.

*Trường hợp người yêu cầu xác nhận tình trạng hôn nhân đã từng đăng ký thường trú tại nhiều nơi khác nhau

Bước 1: Nộp hồ sơ

  • Người có yêu cầu xác nhận tình trạng hôn nhân nộp hồ sơ theo quy định tại Mục 3.
  • Trường hợp người yêu cầu xác nhận tình trạng hôn nhân đã từng đăng ký thường trú tại nhiều nơi khác nhau, người đó có trách nhiệm chứng minh về tình trạng hôn nhân của mình.

Bước 2: UBND cấp xã xác minh hồ sơ

  • Trường hợp người đó không chứng minh được thì công chức tư pháp – hộ tịch báo cáo Chủ tịch UBND cấp xã có văn bản đề nghị UBND cấp xã nơi người đó đã từng đăng ký thường trú tiến hành kiểm tra, xác minh về tình trạng hôn nhân của người đó.
  • Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị, UBND cấp xã được yêu cầu tiến hành kiểm tra, xác minh và trả lời bằng văn bản cho UBND cấp xã yêu cầu về tình trạng hôn nhân của người đó trong thời gian thường trú tại địa phương.

Bước 3: Trả kết quả

  • Ngay trong ngày nhận được văn bản trả lời, nếu thấy đủ cơ sở, UBND cấp xã cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân cho người yêu cầu theo quy định, cụ thể:
  • Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, công chức tư pháp – hộ tịch kiểm tra, xác minh tình trạng hôn nhân của người có yêu cầu. 
  • Nếu người yêu cầu có đủ điều kiện, việc cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân là phù hợp quy định pháp luật thì công chức tư pháp – hộ tịch trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân ký cấp 01 bản Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân cho người có yêu cầu. 
  • Nội dung Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân phải ghi đúng tình trạng hôn nhân của người có yêu cầu và mục đích sử dụng Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân.

Lưu ý:

  • Trường hợp cá nhân yêu cầu cấp lại Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân để sử dụng vào mục đích khác hoặc do Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân đã hết thời hạn sử dụng theo quy định tại Mục 1, thì phải nộp lại Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân đã được cấp trước đó.

(Điều 37 Nghị định 123/2015/NĐ-CP)

Có thể bạn quan tâm

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề “Có thể xin cấp bao nhiêu bản giấy xác nhận tình trạng hôn nhân?”. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến đổi tên căn cước công dân, bảo hộ logo thương hiệu, Số định danh cá nhân của người được đăng ký khai sinh, đăng ký khai sinh cho trẻ em bị bỏ rơi, đổi tên cho con trên giấy khai sinh theo các độ tuổi, khai sinh cho con không có bố, kết hôn lần 2 cần giấy tờ gì…  của Luật Sư X, hãy liên hệ: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Lệ phí cấp giấy chứng nhận tình trạng hôn nhân là bao nhiêu?

– Lệ phí cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân đối với việc đăng ký hộ tịch tại UBND xã, phường, thị trấn thì:
– Căn cứ điều kiện kinh tế – xã hội tại địa phương nơi phát sinh hoạt động cung cấp dịch vụ, thu phí, lệ phí, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định mức thu phí, lệ phí phù hợp.
(Điểm c Khoản 2 Điều 5 Thông tư 85/2019/TT-BTC)

Ghi nội dung giấy xác nhận tình trạng hôn nhân như thế nào?

Căn cứ Điều 25 Thông tư 15/2015/TT-BTP quy định cách ghi giấy xác nhận tình trạng hôn nhân như sau:
“Điều 25. Cách ghi Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân, Sổ cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân
Mục “Nơi cư trú” ghi theo địa chỉ cư trú hiện nay của người được cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân.
Mục “Trong thời gian cư trú tại:.. từ ngày… tháng… năm… đến ngày… tháng… năm…” chỉ ghi trong trường hợp người yêu cầu đề nghị cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân trong thời gian đăng ký thường trú trước đây.
Mục “Tình trạng hôn nhân” phải ghi chính xác về tình trạng hôn nhân hiện tại của người đó, cụ thể như sau:
– Nếu chưa bao giờ kết hôn thì ghi “Chưa đăng ký kết hôn với ai”.
– Nếu đang có vợ/chồng thì ghi “Hiện tại đang có vợ/chồng là bà/ông… (Giấy chứng nhận kết hôn số…, do… cấp ngày… tháng… năm…)”.
– Nếu có đăng ký kết hôn, nhưng đã ly hôn và chưa kết hôn mới thì ghi “Có đăng ký kết hôn, nhưng đã ly hôn theo Bản án/Quyết định ly hôn số… ngày… tháng… năm… của Tòa án nhân dân…; hiện tại chưa đăng ký kết hôn với ai”.
– Nếu có đăng ký kết hôn, nhưng vợ/chồng đã chết và chưa kết hôn mới thì ghi “Có đăng ký kết hôn, nhưng vợ/chồng đã chết (Giấy chứng tử/Trích lục khai tử/Bản án số:… do… cấp ngày… tháng… năm…); hiện tại chưa đăng ký kết hôn với ai”.
– Nếu là trường hợp chung sống với nhau như vợ chồng trước ngày 03/01/1987 và vẫn chung sống với nhau mà chưa đăng ký kết hôn thì ghi “Hiện tại đang có vợ/chồng là bà/ông…”.
Trường hợp Cơ quan đại diện cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân cho công dân Việt Nam trong thời gian cư trú ở nước ngoài thì mục “Nơi cư trú” ghi theo địa chỉ cư trú hiện tại của người yêu cầu; mục “Trong thời gian cư trú tại:… từ ngày… tháng… năm… đến ngày… tháng… năm…” ghi theo địa chỉ, thời gian cư trú thực tế tại nước ngoài. Tình trạng hôn nhân của người đó được xác định theo Sổ đăng ký hộ tịch, Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử do Cơ quan đại diện quản lý và ghi tương tự như quy định tại khoản 3 Điều này.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm