Con ốm mẹ nghỉ hưởng BHXH cần những giấy tờ gì?

bởi Đinh Tùng
Con ốm mẹ nghỉ hưởng BHXH cần những giấy tờ gì?

Xin chào Luật Sư X. Tôi tên là Vũ Mai Phương, hiện nay tôi đang có một gia đình nhỏ, chồng tôi và tôi có với nhau 2 cháu bé vô cùng dễ thương. Tuy nhiên vừa rồi do đi chơi dưới mưa nên đứa nhỏ hơn nhà tôi lên cơn sốt rất cao và phải nhập viện. Cháu mới chỉ có 3 tuổi rưỡi nên sức đề kháng còn rất yếu. Để giảm bớt gánh nặng về tài chính thì tôi đang dự định làm các thủ tục để hưởng BHXH theo quy định nhưng tôi đang chưa rõ cần chuẩn bị những giấy tờ gì nhiều. Vậy luật sư có thể giải đáp giúp tôi quy định về con ốm mẹ nghỉ hưởng BHXH cần những giấy tờ gì không? Mong luật sư giúp đỡ. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho Luật Sư X. Để giải đáp vấn đề “Con ốm mẹ nghỉ hưởng BHXH cần những giấy tờ gì?” và cũng như nắm rõ một số thắc mắc xoay quanh câu hỏi này. Mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi như sau:

Căn cứ pháp lý

  • Luật Bảo hiểm xã hội 2014

Bảo hiểm xã hội là gì?

Khi thực hiện bất kể thủ tục gì liên quan tới Bảo hiểm xã hội thì việc hiểu được bản chất của chính nó là điều quan trong nhất, và căn cứ theo khoản 1 Điều 3 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 có quy định như sau:

Bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội.

Theo quy định khi tham gia BHXH thì người lao động sẽ được hưởng những quyền lợi gì?

Khi tham gia bảo hiểm xã hội, người lao động ít khi hiểu rõ được hết tất cả các quyền lợi mà mình được hưởng. Nhiều người lao động chủ quan mà không tìm hiểu rõ ràng khiến cho không những không tận dụng được những quyền lợi đó mà còn ảnh hưởng tới lợi ích bản thân. Và khi tham gia BHXH thì người lao động sẽ được hưởng những quyền lợi sau:

– Được tham gia và hưởng các chế độ theo Luật Bảo hiểm xã hội 2014.

– Được cấp và quản lý sổ bảo hiểm xã hội và nhận lại sổ khi không còn làm việc.

– Nhận lương hưu và trợ cấp đầy đủ, kịp thời theo các hình thức sau: nhận trực tiếp tại cơ quan bảo hiểm xã hội hoặc tổ chức dịch vụ được ủy quyền; nhận thông qua tài khoản tiền gửi của người lao động mở tại ngân hàng; nhận thông qua công ty, tổ chức nơi làm việc hay người sử dụng lao động

– Hưởng bảo hiểm y tế trong các trường hợp: đang hưởng lương hưu, nghỉ việc hưởng trợ cấp thai sản, nhận con nuôi, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hay trợ cấp ốm đau.

– Chủ động đi khám giám định mức suy giảm khả năng lao động và được thanh toán chi phí giám định y khoa nếu đủ điều kiện hưởng bảo hiểm xã hội.

– Ủy quyền nhận lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội cho người khác.

– Được cung cấp thông tin về đóng bảo hiểm xã hội theo định kỳ; yêu cầu người sử dụng lao động cung cấp thông tin về việc đóng và quyền được hưởng các chế độ của bảo hiểm xã hội.

– Người tham gia được khiếu nại, tố cáo và khởi kiện bảo hiểm xã hội theo quy định pháp luật.   

Con ốm mẹ nghỉ hưởng BHXH cần những giấy tờ gì?

Chuyện con cái ốm đau là chuyện thông thường và bất cứ ông bố bà mẹ nào đều phải chăm sóc chúng. Tuy nhiên đến lúc tình huống đó xảy ra thì các ông bố bà mẹ sẽ có nhiều bỡ ngỡ khi làm các thủ tục bởi có thể là lần đầu thực hiện. Theo quy định tại Luật Bảo hiểm xã hội 2014 thì trường hợp mẹ phải nghỉ việc để chăm sóc con dưới 07 tuổi bị ốm đau và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì mẹ được hưởng chế độ ốm đau theo quy định.

Thời gian hưởng chế độ khi con ốm đau trong một năm cho mỗi con được tính theo số ngày chăm sóc con tối đa là 20 ngày làm việc nếu con dưới 03 tuổi; tối đa là 15 ngày làm việc nếu con từ đủ 03 tuổi đến dưới 07 tuổi.

Trường hợp cha cũng tham gia bảo hiểm xã hội thì thời gian hưởng chế độ khi con ốm đau của mỗi người cha hoặc người mẹ theo quy định nêu trên. Theo quy định tại Điều 100 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 thì người mẹ nghỉ việc chăm con ốm trong trường hợp này cần phải có giấy tờ chứng minh để được giải quyết hướng chế độ ốm đau, cụ thể:

– Trường hợp con được điều trị nội trú thì phải có bản chính hoặc bản sao giấy ra viện đối với

– Trường hợp con được điều trị ngoại trú phải có giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội.

– Trường hợp con đi khám bệnh, chữa bệnh ở nước ngoài thì hồ sơ các loại giấy tờ nêu trên được thay bằng bản dịch tiếng Việt của giấy khám bệnh, chữa bệnh do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh ở nước ngoài cấp.

Con ốm mẹ nghỉ hưởng BHXH cần những giấy tờ gì?
Con ốm mẹ nghỉ hưởng BHXH cần những giấy tờ gì?

Mức hưởng BHXH 1 lần khi đóng BHXH dưới 1 năm là bao nhiêu?

Việc hiểu rõ mức hưởng BHXH 1 lần khi đóng BHXH dưới 1 năm là bao nhiêu vô cùng quan trọng, đây là quyền lợi mà bất cứ ai đóng bảo hiểm nên lưu ý và để hiểu rõ hơn vấn đề này thì tại khoản 2 Điều 8 Nghị định 115/2015/NĐ-CP có quy định về mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần như sau:

Bảo hiểm xã hội một lần

2. Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần được tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội, cứ mỗi năm được tính như sau:

a) 1,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng trước năm 2014;

b) 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng từ năm 2014 trở đi;

c) Trường hợp thời gian đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ một năm thì mức hưởng bảo hiểm xã hội bằng số tiền đã đóng, mức tối đa bằng 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.

Đồng thời để làm rõ các thắc mắc có liên quan tới mức hưởng BHXH khi đóng dưới 1 năm thì chi tiết tại Điều 19 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH có hướng dẫn xác định mức hưởng BHXH 1 lần như sau:

Bảo hiểm xã hội một lần

2. Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần của người lao động có thời gian đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ một năm được tính bằng 22% của các mức tiền lương tháng đã đóng bảo hiểm xã hội, mức tối đa bằng 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.

5. Thời điểm tính hưởng bảo hiểm xã hội một lần là thời điểm ghi trong quyết định của cơ quan bảo hiểm xã hội. Việc điều chỉnh tiền lương đã đóng bảo hiểm xã hội để tính hưởng bảo hiểm xã hội một lần căn cứ vào thời điểm ghi trong quyết định của cơ quan bảo hiểm xã hội.

Ví dụ 35: Ông V thuộc đối tượng đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do nhà nước quy định từ năm 1996 đến hết năm 2014. Trên cơ sở đề nghị của ông V ngày 20/02/2016, ngày 01/3/2016 cơ quan bảo hiểm xã hội ban hành quyết định giải quyết bảo hiểm xã hội một lần đối với ông V.

Như vậy, bảo hiểm xã hội một lần của ông V được tính trên cơ sở mức lương cơ sở tại thời điểm 01/3/2016.

Như vậy, theo quy định nêu trên thì mức hưởng BHXH 1 lần khi đóng BHXH dưới 1 năm được tính bằng 22% các mức tiền lương tháng đã đóng BHXH. Trong đó, mức tối đa bằng 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH.

Khuyến nghị

Với đội ngũ nhân viên là các luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý của Luật sư X, chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý toàn diện về vấn đề luật lao động đảm bảo chuyên môn và kinh nghiệm thực tế. Ngoài tư vấn online 24/7, chúng tôi có tư vấn trực tiếp tại các trụ sở Hà Nội, Hồ Chí Minh, Bắc Giang.

Thông tin liên hệ

Luật sư X đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Con ốm mẹ nghỉ hưởng BHXH cần những giấy tờ gì?” Ngoài ra, chúng tôi  có hỗ trợ dịch vụ pháp lý khác liên quan đến dịch vụ lệ phí tách thửa đất,… Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.

Mời bạn xem thêm

Câu hỏi thường gặp

Hồ sơ đăng ký tham gia bảo hiểm xã hội lần đầu gồm những gì?

Hồ sơ đăng ký tham gia bảo hiểm xã hội lần đầu bao gồm:
– Tờ khai tham gia bảo hiểm xã hội của người sử dụng lao động kèm theo danh sách người lao động tham gia bảo hiểm xã hội;
– Tờ khai tham gia bảo hiểm xã hội của người lao động.

(Khoản 1 Điều 97 Luật Bảo hiểm xã hội 2014)

Đóng BHXH dưới 1 năm có được rút BHXH 1 lần không?

Căn cứ Nghị định 115/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc.
Dựa vào quy định về bảo hiểm xã hội một lần tại khoản 1 Điều 8 Nghị định 115/2015/NĐ-CP như sau:
Bảo hiểm xã hội một lần
1. Người lao động quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 2 của Nghị định này mà có yêu cầu thì được hưởng bảo hiểm xã hội một lần nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Đủ tuổi hưởng lương hưu theo quy định tại các Khoản 1, 2 và 4 Điều 54 của Luật Bảo hiểm xã hội mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội hoặc theo quy định tại Khoản 3 Điều 54 của Luật Bảo hiểm xã hội mà chưa đủ 15 năm đóng bảo hiểm xã hội và không tiếp tục tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện;
b) Sau một năm nghỉ việc mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội và không tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội;
c) Ra nước ngoài để định cư;
d) Người đang bị mắc một trong những bệnh nguy hiểm đến tính mạng như ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS và những bệnh khác theo quy định của Bộ Y tế;
Như vậy, theo quy định nêu trên thì người lao động trong trường hợp đóng BHXH dưới 01 năm thì vẫn được rút BHXH với điều kiện không tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội.
Thời điểm được rút BHXH 1 lần đối với trường hợp này là sau 01 năm nghỉ việc.

Bảo hiểm xã hội hiện nay có mấy loại?

Bảo hiểm xã hội bao gồm 2 loại là:
– Bảo hiểm xã hội bắt buộc là loại hình bảo hiểm xã hội do Nhà nước tổ chức mà người lao động và người sử dụng lao động phải tham gia.
– Bảo hiểm xã hội tự nguyện là loại hình bảo hiểm xã hội do Nhà nước tổ chức mà người tham gia được lựa chọn mức đóng, phương thức đóng phù hợp với thu nhập của mình và Nhà nước có chính sách hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm xã hội để người tham gia hưởng chế độ hưu trí và tử tuất.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm