Phụ cấp ăn trưa có đóng BHXH không theo quy định năm 2023?

bởi Ngọc Trinh
Phụ cấp ăn trưa có đóng BHXH không

Hiện nay khi người lao động tham gia vào quan hệ lao động sẽ được hưởng trợ cấp ăn trưa. Tuy nhiên nhiều người vẫn còn thắc mắc và gửi những câu hỏi đến với LSX như là tiền phụ cấp ăn trưa được trích ra từ đâu, phụ cấp ăn trưa có đóng BHXH không? và còn rất nhiều câu hỏi liên quan đến vấn đề này. Vậy mời các độc giả của LSX đến với bài viết “Phụ cấp ăn trưa có đóng BHXH không theo quy định năm 2023?” để có thể giải đáp những thắc mắc liên quan đến chủ đề này để có thể hiểu hơn về lợi ích của người lao động và trách nhiệm của người sử dụng lao động nhé!

Căn cứ pháp lý

Bảo hiểm xã hội được hiểu như thế nào?

Bảo hiểm xã hội là trụ cột của an sinh xã hội. Bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm vật chất, sự chăm sóc và phục hồi sức khoẻ cho người lao động và gia đình họ trong những trường hợp bị giảm hoặc mất thu nhập bình thường khi người lao động bị tạm thời hoặc hoàn toàn mất sức lao động hoặc gặp những rủi ro khác nhằm giúp họ khắc phục khó khăn ổn định cuộc sống. Khoản 1 Điều 3 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định: “Bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội”.

Bảo hiểm xã hội có các đặc điểm sau:

– Nội dung của bảo hiểm xã hội: có sự bảo đảm vật chất, có sự phục hồi sức khoẻ và chăm sóc y tế (trước đây bảo hiểm xã hội chỉ mang tính chất bảo đảm vật chất, hiện nay đã có các nội dung phục hồi sức khoẻ và chăm sóc y tế).

– Đối tượng được bảo hiểm: người lao động (Người lao động hiểu theo nghĩa rộng: bao gồm người lao động làm công ăn lương và những người lao động khác). Ở nước ta đối tượng bảo hiểm xã hội còn là cán bộ, công chức, viên chức và thành viên hợp tác xã (không phải mọi thành viên trong xã hội). Hiện nay, chúng ta có loại hình bảo hiểm xã hội tự nguyện cho người lao động tự do.

– Các chế độ bảo hiểm xã hội: Bảo hiểm xã hội bắt buộc (05 chế độ: ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hưu trí, tử tuất); Bảo hiểm xã hội tự nguyện (02 chế độ: hưu trí và tử tuất).

– Nguồn trợ cấp: do người lao động, người sử dụng lao động đóng góp vào quỹ bảo hiểm xã hội và có sự hỗ trợ của Nhà nước.

– Luôn bảo đảm tính thống nhất về hệ thống bảo hiểm xã hội và tính liên tục trong cách tính thời gian làm việc hưởng bảo hiểm. Xuất phát từ tính ổn định và liên tục của quá trình lao động, người lao động có thể thực hiện quá trình lao động với nhiều thay đổi, biến động nhưng việc hưởng bảo hiểm xã hội phải có sự thống nhất. Tất cả người lao động có thể làm việc nhiều nơi, nhiều chỗ, nhiều công việc khác nhau nhưng được hưởng bảo hiểm xã hội ở một nơi, do một tổ chức bảo hiểm thực hiện. Thời gian lao động có thể được thực hiện liên tục hoặc bị ngắt quãng nhưng các chế độ bảo hiểm sẽ được tính trên cơ sở tổng thời gian của cả quá trình làm việc (trước đây nhà nước quy định thời gian công tác, làm việc là phải liên tục không được gián đoạn).

– Tính chất và mục đích của bảo hiểm xã hội là: toàn diện (mọi trường hợp gặp rủi ro trong cuộc sống), lâu dài (từ khi tham gia lao động đến khi chết), ổn định (không thay đổi, đều đặn, đã có và ngày càng tốt hơn).

–  Quan hệ BHXH có 2 loại là quan hệ hình thành trong việc tạo lập quỹ BHXH và quan hệ trong việc thực hiện các chế độ BHXH. Các chủ thể tham gia: (1) Chủ thể tham gia bảo hiểm; (2) Chủ thể thực hiện chế độ bảo hiểm; (3) Chủ thể nhận bảo hiểm.

Phụ cấp ăn trưa có đóng BHXH không theo quy định năm 2023?

Căn cứ theo khoản 3 Điều 30 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH quy định như sau: Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc không bao gồm các chế độ và phúc lợi khác như thưởng theo quy định tại Điều 104 của Bộ luật Lao động, tiền thưởng sáng kiến; tiền ăn giữa ca; các khoản hỗ trợ xăng xe, điện thoại, đi lại, tiền nhà ở, tiền giữ trẻ, nuôi con nhỏ; hỗ trợ khi người lao động có thân nhân bị chết, người lao động có người thân kết hôn, sinh nhật của người lao động, trợ cấp cho người lao động gặp hoàn cảnh khó khăn khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và các khoản hỗ trợ, trợ cấp khác ghi thành mục riêng trong hợp đồng lao động quy định tại tiết c2 điểm c khoản 5 Điều 3 của Thông tư số 10/2020/TT-BLĐTBXH.

Như vậy, phụ cấp ăn trưa không đóng bảo hiểm xã hội.

Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội đối với người đại diện phần vốn nhà nước không chuyên trách tại các tập đoàn kinh tế, tổng công ty, công ty nhà nước sau cổ phần hóa; công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên (sau đây được viết là tập đoàn, tổng công ty, công ty) là tiền lương theo chế độ tiền lương của cơ quan, tổ chức đang công tác trước khi được cử làm đại diện phần vốn nhà nước. Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội đối với người đại diện phần vốn nhà nước chuyên trách tại các tập đoàn, tổng công ty, công ty là tiền lương theo chế độ tiền lương do tập đoàn, tổng công ty, công ty quyết định.

Trong thời gian người lao động ngừng việc theo quy định của pháp luật về lao động mà vẫn được hưởng tiền lương thì người lao động và người sử dụng lao động thực hiện đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc theo mức tiền lương người lao động được hưởng trong thời gian ngừng việc.

Phụ cấp ăn trưa có đóng BHXH không
Phụ cấp ăn trưa có đóng BHXH không?

Nguyên tắc đóng bảo hiểm xã hội được quy định như thế nào?

Nguyên tắc của bảo hiểm xã hội là những tư tưởng chỉ đạo trong việc ban hành và thực hiện những chính sách về bảo hiểm xã hội. Các nguyên tắc của bảo hiểm xã hội được quy định tại Điều 5 Luật BHXH 2014:

– Mức hưởng bảo hiểm xã hội được tính trên cơ sở mức đóng, thời gian đóng bảo hiểm xã hội và có chia sẻ giữa những người tham gia bảo hiểm xã hội. Chế độ bảo hiểm xã hội không phải là “thù lao” lao động nhưng không tách rời nguyên tắc phân phối theo lao động. Việc chi trả bảo hiểm phải có tính hợp lý, tương đồng với mức độ đóng góp. Có nghĩa là mức trợ cấp, độ dài thời gian hưởng phù hợp với mức tiền lương, tiền công, thời gian đóng của người lao động. Tuy nhiên, nếu chỉ phân phối theo lao động thì không đạt được mục đích của bảo hiểm xã hội vì bảo hiểm còn có ý nghĩa xã hội và mang tính chất tương trợ cộng đồng. Trong cùng một thời gian đóng góp và mức độ đóng góp thì có người lao động đóng bảo hiểm xã hội nhưng không được hưởng (người ốm đau; người không ốm đau); mức độ hưởng không giống nhau (Người đến tuổi nghỉ hưu thì chết, người sống lâu hơn). Vì vậy, toàn bộ trợ cấp cho người lao động căn cứ vào tiền lương, tiền công khi đang làm việc và thời gian đóng bảo hiểm xã hội cộng với sự tương trợ cộng đồng. Không phải người nào cũng hưởng bảo hiểm xã hội như nhau mà mức hưởng được quy định theo pháp luật và pháp luật cũng quy định mức tối thiểu.

– Mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc được tính trên cơ sở tiền lương tháng của người lao động. Mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện được tính trên cơ sở mức thu nhập tháng do người lao động lựa chọn. Chế độ bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với người lao động và người sử dụng lao động đồng thời cũng cũng bắt buộc cả mức đóng (căn cứ mức lương của người lao động). Chế độ bảo hiểm xã hội tự nguyện được thực hiện trên cơ sở ý chí và khả năng của người tham gia (không bắt buộc). Nhà nước có các quy định cụ thể đối với các chế độ bảo hiểm và mức tối đa, mức tối thiểu của tiền lương, tiền công đóng bảo hiểm cũng như mức trợ cấp bảo hiểm. Quy định giới hạn này nhằm bảo vệ quyền lợi của người lao động đồng thời bảo đảm hoạt động của quỹ bảo hiểm xã hội.

– Người lao động vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện được hưởng chế độ hưu trí và chế độ tử tuất trên cơ sở thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội. Thời gian đóng bảo hiểm xã hội đã được tính hưởng bảo hiểm xã hội một lần thì không tính vào thời gian làm cơ sở tính hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội. Trong cơ chế thị trường, người lao động có thể cùng lúc tham gia nhiều quan hệ lao động và trong từng giai đoạn có thể tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc hoặc bảo hiểm xã hội tự nguyện. Chính vì vậy việc đảm bảo quyền lợi bảo hiểm của người lao động phải được tính thống nhất, đầy đủ toàn bộ quá trình làm việc khác nhau người lao động. Người lao động có thể thực hiện quá trình lao động với nhiều thay đổi, biến động nhưng việc hưởng bảo hiểm xã hội phải có sự thống nhất. Thời gian lao động có thể được thực hiện liên tục hoặc bị ngắt quãng nhưng các chế độ bảo hiểm sẽ được tính trên cơ sở tổng thời gian của cả quá trình làm việc.

– Quỹ bảo hiểm xã hội được quản lý tập trung, thống nhất, công khai, minh bạch; được sử dụng đúng mục đích và được hạch toán độc lập theo các quỹ thành phần, các nhóm đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định và chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định. Bảo hiểm xã hội là chính sách lớn chứa đựng các nội dung chính trị, xã hội, kinh tế và pháp lý vì vậy nhà nước phải trực tiếp quy định và quản lý vấn đề này. Quỹ bảo hiểm xã hội cũng là một trong các nội dung quản lý bảo hiểm xã hội của nhà nước. Quỹ bảo hiểm xã hội có Quỹ bảo hiểm xã hội bắt buộc và Quỹ bảo hiểm xã hội tự nguyện. Nhà nước bảo hộ quỹ bảo hiểm xã hội và có biện pháp bảo toàn, tăng trưởng quỹ.

– Việc thực hiện bảo hiểm xã hội phải đơn giản, dễ dàng, thuận tiện, bảo đảm kịp thời và đầy đủ quyền lợi của người tham gia bảo hiểm xã hội. Đây là nguyên tắc và cũng là chính sách của nhà nước đối với bảo hiểm xã hội. Tất cả người lao động có thể làm việc nhiều nơi, nhiều chỗ, nhiều công việc khác nhau nhưng được hưởng bảo hiểm xã hội ở một nơi, do một tổ chức bảo hiểm thực hiện. Nhà khuyến khích, tạo điều kiện để cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia bảo hiểm xã hội; hỗ trợ người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện; ưu tiên, đầu tư phát triển công nghệ thông tin trong quản lý bảo hiểm xã hội. Hệ thống bảo hiểm xã hội ngày càng được hiện đại hóa và cải cách hành chính mạnh mẽ.

Khuyến nghị

Với phương châm “Đưa luật sư đến ngay tầm tay bạn”, Luật sư X sẽ cung cấp dịch vụ tư vấn luật lao động tới quý khách hàng. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý chuyên nghiệp, chúng tôi sẽ hỗ trợ khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào.

Thông tin liên hệ

LSX đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Phụ cấp ăn trưa có đóng BHXH không?”. Ngoài ra, chúng tôi  có hỗ trợ dịch vụ pháp lý khác liên quan đến tư vấn pháp lý về quyền thừa kế đất đai không di chúc, Làm hồ sơ xin việc có cần hộ khẩu không?,… Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833.102.102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.

Có thể bạn quan tâm

Câu hỏi thường gặp

Phụ cấp ăn trưa có thuộc tiền lương đóng BHXH không?

Phụ cấp ăn trưa không bao gồm trong tiền lương đóng BHXH.

Phụ cấp ăn trưa là tiền ở đâu?

Phụ cấp ăn trưa là khoản tiền hỗ trợ của công ty đối với người lao động.

Mục đích của phụ cấp ăn trưa là gì?

– Hỗ trợ người lao động.
– Khuyến khích, động viên người lao động giúp người lao động làm việc với tinh thần thỏa mái và hiệu quả công việc hơn.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm