Công chức, viên chức là những đối tượng làm việc cho cơ quan Nhà nước, chịu sự điều chỉnh của luật chuyên ngành chứ không đơn thuần là Bộ luật lao động hiện nay. Để phân biệt ai là công chức, viên chức hay cán bộ là việc không dễ dàng. Hãy tham khảo bài viết sau đây của Luật sư X để biết công an là công chức hay viên chức nhé!
Công an là công chức hay viên chức?
Theo Điều 2 Luật Công an nhân dân năm 2018:
“Sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ là công dân Việt Nam được tuyển chọn, đào tạo, huấn luyện và hoạt động trong lĩnh vực nghiệp vụ của Công an nhân dân, được phong, thăng cấp bậc hàm cấp tướng, cấp tá, cấp úy, hạ sĩ quan.
Công nhân công an là công dân Việt Nam có trình độ chuyên môn kỹ thuật, được tuyển dụng vào làm việc trong Công an nhân dân mà không thuộc diện được phong cấp bậc hàm sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ“.
Đồng thời, theo khoản 13 Điều 1 Luật sửa đổi năm 2019, công chức cấp xã gồm Trưởng Công an (áp dụng với xã, thị trấn chưa tổ chức công an chính quy theo Luật Công an nhân dân năm 2018).
Như vậy, có thể thấy, sĩ quan, hạ sĩ quan phục vụ theo chế độ chuyên nghiệp, công nhân công an không phải là công chức. Những đối tượng khác nếu trong biên chế, hưởng lương từ ngân sách Nhà nước, làm việc trong các đơn vị thuộc Công an nhân dân (đáp ứng các điều kiện nêu tại Luật sửa đổi Luật Cán bộ, công chức 2019) và Trưởng Công an xã tại xã chưa có công an chính quy là công chức.
Công an có phải là cán bộ công chức không?
Để xác định công an nhân dân có phải là cán bộ, công chức hay không, có thể dựa vào khái niệm, cũng như cơ chế tuyển dụng, bổ nhiệm đối với các vị trí này, trong đó:
Khái niệm công an nhân dân hiện nay được quy định tại Luật Công an nhân dân năm 2018: Công an nhân dân là lực lượng vũ trang nhân dân, là người được đào tạo, tuyển chọn,…
Khái niệm cán bộ, công chức thì được quy định tại Luật Cán bộ, công chức năm 2008 (sửa đổi 2019):
- Cán bộ là người được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan Đảng, Nhà nước,…
- Công chức là người được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh tương ứng với vị trí việc làm trong cơ quan Đảng, Nhà nước,….
Như vậy có thể xác định như sau:
Nếu một người được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm vào một chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong Công an nhân dân thì chúng ta có thể xác định đó là cán bộ.
Còn nếu người nào được tuyển dụng, bổ nhiệm vào các ngạch, chức vụ, chức danh trong Công an nhân dân thì có thể được xác định là công chức.
Lưu ý:
Trường hợp Công an nhân dân là sĩ quan, hạ sĩ quan phục vụ theo chế độ chuyên nghiệp, công nhân công an thì chắc chắn không phải là công chức.
Trưởng công an xã, phường, thị trấn chắc chắn là công chức theo quy định của pháp luật về công chức cấp xã.
Phân biệt cán bộ, công chức, viên chức
Tiêu chí | Cán bộ | Công chức | Viên chức |
Khái niệm | Cán bộ là công dân Việt Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội ở trung ương, ở cấp tỉnh, ở cấp huyện, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.(Khoản 1 Điều 4 Luật cán bộ, công chức 2008). | Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh tương ứng với vị trí việc làm trong cơ quan của Đảng, Nhà nước, tổ chức CT-XH ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc QĐND mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc CAND mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan phục vụ theo chế độ chuyên nghiệp, công nhân công an, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.(Khoản 1 Điều 1 Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức sửa đổi 2019) | Viên chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.(Điều 2 Luật Viên chức 2010) |
Chế độ làm việc | Làm việc theo nhiệm kỳ đã được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm. | Làm công việc công vụ mang tính thường xuyên. | Làm việc theo thời hạn của hợp đồng làm việc |
Chế độ tiền lương | Hưởng lương từ ngân sách nhà nước | Hưởng lương từ ngân sách nhà nước | Hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập |
Các chế độ bảo hiểm | Phải tham gia BHXH bắt buộc, BHYT(Điều 2 Luật BHXH 2014, Khoản 6 Điều 1 Luật BHYT sửa đổi 2014) | Phải tham gia BHXH bắt buộc, BHYT(Điều 2 Luật BHXH 2014, Khoản 6 Điều 1 Luật BHYT sửa đổi 2014) | Phải tham gia BHXH bắt buộc, BHYT(Điều 2 Luật BHXH 2014, Khoản 6 Điều 1 Luật BHYT sửa đổi 2014) |
Không phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp(Khoản 1 Điều 43 Luật Việc làm) | Không phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp.(Khoản 1 Điều 43 Luật Việc làm 2013) | Phải tham gia Bảo hiểm thất nghiệp.(Khoản 1 Điều 43 Luật Việc làm) | Phải tham gia Bảo hiểm thất nghiệp. (Khoản 1 Điều 43 Luật Việc làm) |
Hình thức xử lý kỷ luật | – Khiển trách. – Cảnh cáo. – Cách chức. – Bãi nhiệm.(Điều 15 Nghị định 112/2020/NĐ-CP) | *Đối với công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý: – Khiển trách. – Cảnh cáo. – Hạ bậc lương .- Buộc thôi việc. *Đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý: – Khiển trách – Cảnh cáo. – Giáng chức. – Cách chức. – Buộc thôi việc. (Điều 7 Nghị định 112/2020/NĐ-CP) | *Đối với viên chức không giữ chức vụ quản lý: – Khiển trách. – Cảnh cáo. – Buộc thôi việc. *Đối với viên chức quản lý: – Khiển trách. – Cảnh cáo. – Cách chức. – Buộc thôi việc. (Điều 15 Nghị định 112/2020/NĐ-CP) |
Có thể bạn quan tâm
Thông tin liên hệ Luật sư X
Trên đây là tư vấn của Luật sư X về vấn đề Công an là công chức hay viên chức? Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến tạm ngừng doanh nghiệp giải thể công ty, giải thể công ty tnhh 1 thành viên, tạm dừng công ty, mẫu đơn xin giải thể công ty, giấy phép bay flycam; xác nhận độc thân, đăng ký bảo hộ logo công ty, …. của Luật sư X, hãy liên hệ: 0833102102. Hoặc qua các kênh sau:
Facebook: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Khi kết hôn trong ngành công an thì bạn cần tuân thủ về việc thẩm tra lý lịch 3 đời tình từ đời ông bà của bạn, cha mẹ bạn và bạn. Việc thẩm tra lý lịch này còn phụ thuộc vào phòng tổ chức cán bộ sẽ thẩm tra, xác minh người sẽ dự định cưới và tất cả những người thân trong gia đình tại nơi sinh sống và nơi làm việc.
Theo Điều 7 Luật công an nhân dân năm 2018 quy định về tuyển chọn công dân vào công an có nội dung như sau:
“1. Công dân có đủ tiêu chuẩn về chính trị, phẩm chất đạo đức, trình độ, sức khỏe, độ tuổi và năng khiếu phù hợp với công tác công an, có nguyện vọng và Công an nhân dân có nhu cầu thì có thể được tuyển chọn vào Công an nhân dân.
2. Công an nhân dân được ưu tiên tuyển chọn sinh viên, học sinh xuất sắc tốt nghiệp ở các cơ sở giáo dục đại học, cơ sở giáo dục nghề nghiệp có đủ tiêu chuẩn để đào tạo, bổ sung vào Công an nhân dân.”
Ngoài ra, theo Điều 6 của Thông tư 15/2016/TT – BCA của Bộ công an có hướng dẫn chi tiết về tuyển sinh vào đại học, cao đẳng chính quy.