Công thức tính lợi nhuận trước thuế tính như thế nào?

bởi DuongAnhTho
Công thức tính lợi nhuận trước thuế

Xin chào mọi người và Luật Sư. Tôi có một số thắc mắc mong muốn được giải đáp như sau. Tôi muốn hỏi làm thế nào để tính lợi nhuận trước thuế. Liệu có công thức tính nào hay không? Rất mong nhận được sự giúp đỡ từ mọi người và Luật Sư. Xin chân thành cảm ơn. Xin chào bạn! Để giải đáp những thắc mắc trên mời quý bạn đọc cùng Luật Sư X tìm hiểu vấn đề trên qua bài viết “ Công thức tính lợi nhuận trước thuế” sau đây.

Căn cứ pháp lý

Công thức tính lợi nhuận trước thuế

Lợi nhuận trước thuế bao gồm tất cả các khoản lợi nhuận thu về từ hoạt động sản xuất kinh doanh. Lợi nhuận tài chính và lợi nhuận phát sinh khác. Lợi nhuận trước thuế được tính bằng tổng doanh thu trừ đi chi phí.

Cụ thể, công thức tính lợi nhuận trước thuế:

Lợi nhuận trước thuế = Tổng doanh thu – Chi phí cố định – Chi phí phát sinh

Trong đó: Tổng doanh thu là toàn bộ doanh thu được thu về từ hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp thể hiện trong các biên lai, hóa đơn bán ra.

Chi phí cố định bao gồm giá vốn bỏ ra, chi phí vận chuyển, chi phí sản xuất, chi phí thuê nhân viên, chi phí thuê địa điểm và các khoản chi phí khác có tính chất cố định trong kinh doanh.

Chi phí phát sinh là tất cả các chi phí phát sinh theo quá trình hoạt động của công ty không theo kế hoạch của doanh nghiệp.

Sau khi đã tổng hợp số liệu và hoàn thành xong các bước xác định chi phí. Thì ta mới có thể xác định chính xác lợi nhuận trước thuế từ đó có thể xác định đúng về tình trạng lãi, lỗ của doanh nghiệp.

Có được chia lợi nhuận trước thuế không?

Hiện nay, pháp luật không có quy định bắt buộc phải chia lợi nhuận sau thuế. Cũng không có quy định không được chia lợi nhuận sau thuế. Do đó, các doanh nghiệp có thể thực hiện chia lợi nhuận trước thuế.

Tuy nhiên, lợi nhuận trước thuế là lợi nhuận chưa trừ đi các khoản thuế với cơ quan thuế nên các doanh nghiệp cần phải kê khai đúng lợi nhuận trước thuế và tính đúng phần thuế phải nộp và các khoản nợ, các nghĩa vụ tài chính khác để có căn cứ chia lợi nhuận.

Trong các doanh nghiệp, công ty đang hoạt động, thường chia lợi nhuận sau khi đã hoàn thành tất cả các nghĩa vụ tài chính với cơ quan thuế và các chủ thể khác.

Việc chia lợi nhuận khi chưa tính thuế có thể dẫn đến sai sót. Và việc lấy lại lợi nhuận từ các chủ thể cũng có thể có khó khăn, chậm lấy lại. Hoặc có nhiều trường hợp không thể lấy lại được dẫn đến việc thất thoát khoản tiền đáng kể cho doanh nghiệp.

Tầm quan trọng của lợi nhuận trước thuế

Lợi nhuận trước thuế hay còn gọi là thu nhập trước thuế (viết tắt là EBIT). Là số liệu cụ thể để đo lường lợi nhuận mà các doanh nghiệp hay nhà đầu tư thực hiện trước thời điểm thanh toán khoản thuế và lãi vay (nếu có).

Trước hết, EBIT là con số không được các công ty lớn tính toán. Mà nó chỉ nằm trong dấu kiểm của quy trình kế toán. Lợi nhuận trước thuế giúp cho doanh nghiệp giảm trừ được những rủi ro, tránh khỏi những phát sinh không đáng có.

Thứ hai, lợi nhuận trước thuế cũng là cơ sở để chủ đầu tư nắm được toàn bộ các chỉ số quan trọng, quyết định đầu tư hay không đầu tư vào doanh nghiệp này và giám sát mô hình vận hành trong nội bộ doanh nghiệp khi quyết định đầu tư. Bởi vì, lợi nhuận trước thuế là lợi nhuận thực nhận được của doanh nghiệp, là kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Dựa trên kết quả đó, người ta mới đánh giá được doanh nghiệp đó kinh doanh có lãi hay không có lãi và lãi vào bao nhiêu.

Bên cạnh đó, một số doanh nghiệp được khấu trừ thuế, giảm thuế, miễn thuế nên lợi nhuận sau thuế có thể sẽ rất cao nhưng sẽ không phải án được trực tiếp lãi kinh doanh của doanh nghiệp.

Ngoài ra, lợi nhuận trước thuế cũng có ý nghĩa to lớn đối với các nhà phân tích đầu tư và đánh giá sự phát sinh tín dụng. Lợi nhuận trước thuế cung cấp những số liệu cực kỳ chính xác. Giúp quá trình đánh giá của các chuyên gia được chính xác hơn, hạn chế sự tối đa sai sót.

Các chỉ tiêu đánh giá lợi nhuận trước thuế trong kinh doanh

Công thức tính lợi nhuận trước thuế
Công thức tính lợi nhuận trước thuế

Việc đánh giá lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp sẽ được xem xét dựa trên các chỉ tiêu sau:

Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh. Đây là các khoản chênh lệch giữa doanh thu và chi phí hoạt động kinh doanh bao gồm. Giá thành các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ đã tiêu thụ.

Lợi nhuận từ hoạt động tài chính. Là các khoản tiền chênh lệch giữa doanh thu, chi phí của những công việc liên quan đến tài chính cũng như thuế phải nộp theo quy định của pháp luật.

Lợi nhuận từ các hoạt động khác. Là các khoản chênh lệch giữa thu nhập của hoạt động kinh doanh khác nhau. Các khoản thuế gián thu phải nộp theo quy định của pháp luật trong kỳ kinh doanh.

So sánh lợi nhuận trước thuế và lợi nhuận sau thuế

Giống nhau: Đều là con số thể hiện hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Đóng vai trò quan trọng trong việc đánh giá quá trình sản xuất kinh doanh.

Khác nhau:

Tiêu chí so sánhLợi nhuận trước thuếLợi  nhuận sau thuế
Khái niệmLợi nhuận trước thuế chính là lợi nhuận mà doanh nghiệp, nhà đầu tư thu được trước khi nộp thuế và tiền lãi phải trả.Lợi nhuận sau thuế là lợi nhuận mà doanh nghiệp, nhà đầu tư thu được sau khi trừ đi tổng chi phí và thuế phải nộp nhà nước. Lợi nhuận sau thuế còn được gọi là lợi nhuận ròng (lãi ròng).
Công thức tínhLợi nhuận trước thuế = Tổng doanh thu – Chi phí cố định – Chi phí phát sinhLợi nhuận sau thuế = Tổng Doanh thu – Tổng Chi phí – Thuế TNDN
Ý nghĩa– Giúp đánh giá chính xác tình hình kinh doanh của doanh nghiệp.- Lợi nhuận trước thuế là cơ sở để các nhà đầu tư so sánh và đưa ra lựa chọn đầu tư hợp lý.- Nhận được sự chú trọng của nhà đầu tư và các chuyên gia phân tích tài chính hơn là các doanh nghiệp.– Lợi nhuận sau thuế cho thấy công ty kiểm soát chi phí của mình như thế nào.- Lợi nhuận sau thuế quyết định công ty, doanh nghiệp kinh doanh tốt hay không, lời hay lỗ. Nếu lợi nhuận sau thuế nhỏ hơn 0 thì công ty kinh doanh thua lỗ và ngược lại nếu lớn hơn 0 thì công ty kinh doanh có lãi.- Thông qua lợi nhuận sau thuế, doanh nghiệp có thể dễ dàng biết các tỷ lệ lợi nhuận/doanh thu, lợi nhuận/tài sản, đánh giá tính hiệu quả của hoạt động kinh doanh.

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề. “ Công thức tính lợi nhuận trước thuế “. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên. Nhằm để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn; giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến thành lập công ty; tạm dừng công ty, mẫu đơn xin giải thể công ty; giấy phép bay flycam, thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất, dịch vụ tạm ngừng kinh doanh…. của luật sư X. Hãy liên hệ: 0833 102 102.

Hoặc qua các kênh sau:

Có thể bạn quan tâm:

  • Di chúc chung vợ chồng có hiệu lực khi nào
  • Quy định kích thước bảng hiệu công ty như thế nào?
  • Quy định vị trí treo biển công ty
  • Hành vi buôn bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu

Câu hỏi thường gặp

Tại sao cần xác định lợi nhuận trước thuế?

Khi xem xét lợi nhuận trước thuế là gì sẽ cho phép nhà quản lý điều chỉnh các kế hoạch để tiếp tục mở rộng phát triển các sản phẩm đang kinh doanh (nếu lợi nhuận dương và có xu hướng gia tăng) hay thu hẹp sản xuất, chuyển đổi sản phẩm (nếu lợi nhuận âm hoặc có xu hướng giảm).

Ý nghĩa của việc tính lợi nhận trước thuế và sau thuế

– Lợi nhuận trước thuế sẽ phản ánh rõ nét năng lực hoạt động của doanh nghiệp. Khi doanh nghiệp hoạt động hiệu quả hay không hiệu quả, đạt được kỳ vòng đề ra từ đầu năm hay không đều sẽ được thể hiện rõ qua khoản tính toán này.
– Trong khi đó, lợi nhuận sau thuế lại phản ảnh phần lợi tức và cổ tức dành cho các cổ đông và các nhà đầu tư dài hạn. Điều này chính là yếu tố quan trọng để doanh nghiệp tạo dựng niềm tin cho các đối tác của mình từ đó đảm bảo hoạt động kinh doanh bền vững lâu dài.

Doanh nghiệp cần làm gì khi chỉ số EBIT thấp?

Nếu lợi nhuận trước thuế thấp do giá vốn của sản phẩm cao, bạn cần đánh giá lại chuỗi cung ứng. Theo đó, bạn có thể chọn các sản phẩm rẻ hơn hoặc thuê ngoài để giảm chi phí sản xuất.
Trường hợp lợi nhuận trước thuế thấp do chi phí không cân xứng hãy kiểm tra lại tất cả các khâu vận hành. Sau đó cắt giảm những chi phí không thực sự cần thiết.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm