Công ty kinh doanh hàng giả hàng kém chất lượng xử lý thế nào?

bởi Thanh Thủy
Công ty kinh doanh hàng giả hàng kém chất lượng

Hiện nay trên thị trường đang xuất hiện rất nhiều hàng giả, hàng kém chất lượng của các sản phẩm có tiếng trong cũng như của nước ngoài. Vấn nạn về hàng giả, hàng kém chất lượng đã và đang là vấn đề được nhiều người quan tâm. Vậy ” công ty kinh doanh hàng giả hàng kém chất lượng” bị xử phạt như thế nào?. Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu nhé.

Câu hỏi: Chào luật sư, theo tôi thấy thì hiện nay có rất nhiều cơ sở kinh doanh đang kinh doanh hàng giải và hàng kém chất lượng. Luật sư có thể cho tôi biết là việc công ty kinh doanh hàng giả hàng kém chất lượng thì có bị xử phạt không ạ?. Nếu có thì bị xử phạt như thế nào ạ?.

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Để giải đáp thắc mắc của mình, mời bạn tham khảo bài viết sau đây của chúng tôi nhé.

Thế nào là hàng giả, hàng kém chất lượng?

– Hàng giả: Là hàng hóa không có giá trị sử dụng, công dụng, hàng hóa chỉ đạt mức từ 70% trở xuống. Thuốc phòng bệnh, chữa bệnh cho người, vật nuôi không có dược chất. Thuốc bảo vệ thực vật có hoạt chất dưới 70%.Hàng hóa có nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa giả mạo tên thương nhân. Hàng hóa có nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa ghi chỉ dẫn giả mạo. Hàng hóa giả mạo về sở hữu trí tuệ, tem, nhãn, bao bì giả.

– Hàng kém chất lượng: Hàng kém chất lượng là sản phẩm chính hãng nhưng vì một số lý do nào đó, chất lượng của nó không được như cam kết hoặc tương đương giá trị của nó.

Hàng giả gồm

Theo quy định tại Khoản 8, Điều 3, Nghị định Nghị định số 98/2020/NĐ-CP quy định xử phạt hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ người tiêu dùng quy định về hàng giả bao gồm:

– Hàng hóa có giá trị sử dụng, công dụng không đúng với nguồn gốc bản chất tự nhiên, tên gọi của hàng hóa; hàng hóa không có giá trị sử dụng, công dụng hoặc có giá trị sử dụng, công dụng không đúng so với giá trị sử dụng, công dụng đã công bố hoặc đăng ký;

– Hàng hóa có ít nhất một trong các chỉ tiêu chất lượng hoặc đặc tính kỹ thuật cơ bản hoặc định lượng chất chính tạo nên giá trị sử dụng, công dụng của hàng hóa chỉ đạt mức từ 70% trở xuống so với mức tối thiểu quy định tại quy chuẩn kỹ thuật hoặc tiêu chuẩn chất lượng đã đăng ký, công bố áp dụng hoặc ghi trên nhãn, bao bì hàng hóa;

– Thuốc giả theo quy định tại khoản 33 Điều 2 của Luật Dược năm 2016 và dược liệu giả theo quy định tại khoản 34 Điều 2 của Luật Dược năm 2016;

– Thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật không có hoạt chất; không có đủ loại hoạt chất đã đăng ký; có hoạt chất khác với hoạt chất ghi trên nhãn, bao bì hàng hóa; có ít nhất một trong các hàm lượng hoạt chất chỉ đạt từ 70% trở xuống so với mức tối thiểu quy định tại quy chuẩn kỹ thuật hoặc tiêu chuẩn chất lượng đã đăng ký, công bố áp dụng;

– Hàng hóa có nhãn hàng hóa hoặc bao bì hàng hóa ghi chỉ dẫn giả mạo tên, địa chỉ tổ chức, cá nhân sản xuất hoặc nhập khẩu, phân phối hàng hóa; giả mạo mã số đăng ký lưu hành, mã số công bố, mã số mã vạch của hàng hóa hoặc giả mạo bao bì hàng hóa của tổ chức, cá nhân khác; giả mạo về nguồn gốc, xuất xứ hàng hóa hoặc nơi sản xuất, đóng gói, lắp ráp hàng hóa;

– Tem, nhãn, bao bì hàng hóa giả.

Công ty kinh doanh hàng giả hàng kém chất lượng
Công ty kinh doanh hàng giả hàng kém chất lượng

Đặc điểm phân biệt hàng giả và hàng kém chất lượng

Hàng giả

– Hàng chủ đích làm giả

– Lấy thương hiệu của hàng chính hãng

– Chất lượng kém

– Ảnh hưởng xấu đến kinh tế, trải nghiệm và sức khỏe người tiêu dùng

Hàng kém chất lượng

– Là hàng hóa được chính thương hiệu của mình sản xuất

– Không được 80% chất lượng cam kết

– Giá trị tương đương với hàng chính hãng

– Vẫn có những dịch vụ đi kèm như hàng chính hãng

Công ty kinh doanh hàng giả hàng kém chất lượng

Việc mua bán, kinh doanh hàng giả, hàng nhái hay hàng kém chất lượng thì tuỳ theo từng trường hợp và mức độ mà đối tượng thực hiện có thể bị xử lý hàng chính hoặc hình sự.

Xử lý hành chính

Theo quy định tại Nghị định Nghị định số 98/2020/NĐ-CP quy định xử phạt hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ người tiêu dùng thì:

Đối với hành vi buôn bán, sản xuất hàng giả không có giá trị sử dụng, công dụng quy định tại điểm a, b, c và d khoản 8 Điều 3 Nghị định này, mức phạt tiền từ 500.000 đồng đến 60.000.000 đồng. Riêng với những hành vi buôn bán, sản xuất hàng giả mạo nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa quy định tại điểm đ và e khoản 8 Điều 3 Nghị định này, mức phạt tiền từ 200.000 đồng đến 45.000.000 đồng.

Ngoài ra, còn có mức phạt tăng thêm đối với hành vi buôn bán sản xuất hàng giả trong các trường hợp hàng hoá là lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh cho người mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự; là thức ăn chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, giống vật nuôi mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự; là phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, chất bảo quản thực phẩm, thực phẩm chức năng, mỹ phẩm, chất tẩy rửa, diệt côn trùng, trang thiết bị y tế, xi măng, sắt thép xây dựng, mũ bảo hiểm. Kèm theo đó là các biện pháp áp dụng hình thức phạt bổ sung và khắc phục hậu quả.

Xử lý hình sự

Việc sản xuất, buôn bán hàng giả bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu phạm tội thuộc các trường hợp quy định tại Điều 192 Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung 2017. Cụ thể nếu cá nhân nào có hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả sẽ bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 15 năm. Bên cạnh đó còn có thể bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung như:

– Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng

– Cấm đảm nhiệm chức vụ

– Cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm

– Tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Riêng với chủ thể thực hiện hành vi là pháp nhân thương mại mức phạt tiền khi bị truy cứu hình sự ở tội danh này là từ 1.000.000.000 đồng đến 9.000.000.000 đồng; đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 03 năm hoặc bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn. Hình thức xử phạt bổ sung đối với chủ thể này:

– Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng

– Cấm kinh doanh

– Cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định

– Cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.

Thực trạng hàng giả, hàng kém chất lượng hiện nay.

Qua một số khảo sát cho thấy, hiện nay hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng có mặt ở rất nhiều phân khúc của thị trường, từ các “mẹt” hàng tạp hóa trên các phiên chợ vùng sâu, vùng xa đến hè phố các đô thị, thậm chí len lỏi, trà trộn vào cả những siêu thị cao cấp ở những đô thị lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh nhằm “thử thách” mức độ sành sỏi của khách hàng.
    Hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng có những biểu hiện như đa dạng về mẫu mã, “linh động” về giá cả và đặc biệt nguy hiểm hơn là còn phong phú cả về chủng loại. Sự nguy hiểm thể hiện ở chỗ, bên cạnh việc gây thiệt hại về kinh tế cho “khổ chủ”, nó còn gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người tiêu dùng. Điển hình là đồ ăn, đồ uống, thuốc chữa bệnh…giả, kém chất lượng khiến bệnh tật thi nhau “nẩy nở”, phát triển trong cơ thể những “thượng đế” nhẹ dạ, kém hiểu biết và ham rẻ.
    Hầu hết các hãng có uy tín, có thương hiệu, được người tiêu dùng ưa chuộng đều có nguy cơ bị làm giả, làm nhái hàng hóa. Xét về góc độ kinh tế, hàng giả, hàng nhái gây ảnh hưởng rất lớn đến lợi nhuận của những doanh nghiệp sản xuất., kinh doanh chân chính. Tác động tiêu cực đầu tiên là hành vi nêu trên làm mất uy tín của những doanh nghiệp có sản phẩm bị làm giả, khiến người tiêu dùng hiểu lầm, dẫn đến việc quay lưng lại với sản phẩm. Mặt khác, vì có lợi thế về giá cả so với với hàng “xịn” mà hàng giả, hàng nhái khiến những mặt hàng chính hãng, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng lâm vào tình trạng ế ẩm, suy giảm doanh thu.

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của Luật sư X về vấn đề “ Công ty kinh doanh hàng giả hàng kém chất lượng” . Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể tận dụng những kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu; về các vấn đề liên quan đến giải thể công ty, giải thể công ty TNHH 1 thành viên; Thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất; tạm dừng công ty; Đăng ký hộ kinh doanh; Chi phí làm sổ đỏ đất nông nghiệp bao nhiêu; Thủ tục đăng ký bảo hộ logo; Nhận công chứng tại nhà;  Xác nhận tình trạng hôn nhân; Thành lập công ty hợp danh; mẫu đơn xin giải thể công ty, giấy phép bay flycam; xác nhận độc thân, đăng ký nhãn hiệu, … của Luật sư X. Hãy liên hệ hotline: 0833.102.102.

Mời bạn xem thêm:

Câu hỏi thường gặp

Một số giải pháp nhằm hạn chế nạn hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng?

– Theo kinh nghiệm từ các nước cho thấy vai trò tham gia của doanh nghiệp – chủ sở hữu quyền sở hữu trí tuệ trong thực thi là rất quan trọng. Luật Sở hữu trí tuệ của Việt Nam cũng đã quy định đây không chỉ là quyền mà còn là trách nhiệm của các doanh nghiệp trong công tác phối hợp và hợp tác với các cơ quan thực thi pháp luật. Sự liên minh giữa các nhà sản xuất trong đấu tranh chống hàng giả cần tích cực hơn nữa. Doanh nghiệp không được buông lỏng trong quản lý, giám sát tiêu thụ hàng hoá của mình, không nên coi việc chống hàng giả là của các cơ quan thực thi pháp luật.
– Đối với người tiêu dùng, cần nâng cao tinh thần cảnh giác khi mua hàng và phải nhận thức rõ nhiệm vụ của mình trong việc chống hàng nhái, hàng giả, hàng kém chất lượng. Việc này không chỉ là bảo vệ quyền lợi của mình mà còn chống lại hành vi phá hoại sản xuất, kìm hãm sự phát triển nền kinh tế đất nước. Việt Nam hiện nay cần phải thiết lập một cầu nối giữa người sản xuất và người tiêu dùng. Theo đó, nhà sản xuất cần bỏ kinh phí để thông báo đến người tiêu dùng nhằm phân biệt hàng thật của mình với hàng giả và có chính sách khen thưởng kịp thời cho những người tiêu dùng phát hiện ra hàng nhái, hàng giả.
– Sử dụng các giải pháp chứng thực hàng hóa để bảo vệ doanh nghiệp cũng như người tiêu dùng trước mối đe dọa từ hàng giả, hàng nhái. Doanh nghiệp và người tiêu dùng cần tạo liên kết chặt chẽ hơn đưa ra thông tin hai chiều liên tục tránh kẻ xấu lợi dụng làm ảnh hưởng đến quyền lợi chung.

Người tiêu dùng làm gì khi mua phải hàng kém chất lượng?

– Khi gặp phải trường hợp mua hàng không đúng chất lượng nhãn hàng cam kết, người tiêu dùng cần giữ nguyên hiện trạng hàng hóa cùng các thông tin liên quan và liên hệ với người bán yêu cầu đổi trả hoặc đòi bồi thường (nếu có) hoặc có thể liên hệ tới doanh nghiệp cung cấp sản phẩm theo số điện thoại được in trên bao bì để phản ánh sự việc.
– Khi người tiêu dùng mua phải các loại hàng hóa dịch vụ không đúng như công bố thì người tiêu dùng trước hết phải khiếu nại ngay đối với người bán hàng để xử lý ngay.
– Nếu việc khiếu nại vẫn không được xử lý, người tiêu dùng phải gọi điện ngay đến số điện thoại được in trên nhãn sản phẩm hàng hóa đó. Theo quy định của Chính phủ, tất cả các loại hàng hóa lưu thông trên thị trường phải có nhãn, mác nêu rõ cơ sở sản xuất, nguồn gốc xuất xứ và số điện thoại liên hệ, hạn sử dụng.
– Đối với trường hợp bên bán từ chối yêu cầu chính đáng của người tiêu dùng, mà bên mua chứng minh được lỗi thuộc về bên bán thì bên mua có quyền nộp đơn tố cáo đến Chi cục Trưởng chi cục quản lý thị trường thuộc Sở Công thương, Bộ Công thương và UBND các cấp là các cơ quan có thẩm quyền giải quyết và xử lý vi phạm pháp luật liên quan đến chất lượng sản phẩm, hàng hóa.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm