Công ty làm mất sổ bảo hiểm xã hội thì phải làm sao?

bởi PhamThanhThuy
Công ty làm mất sổ bảo hiểm xã hội thì phải làm sao?

Chào Luật sư, công ty làm mất bảo hiểm xã hội thì phải làm sao? Tôi đang làm việc cho công ty sản xuất lúa gạo. Hôm qua tôi được phòng nhân sự thông báo là hiện tại sổ bảo hiểm xã hội của tôi đã bị mất. Không biết tôi cần phải làm gì? Có thể xin sổ BHXH mới được không? Mất sổ bảo hiểm xã hội thì có được hưởng bảo hiểm xã hội không? Công ty làm mất sổ bảo hiểm xã hội không? Mong Luật sư tư vấn giúp tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn Luật sư,

Căn cứ pháp lý

Nội dung tư vấn

Sổ bảo hiểm xã hội là gì?

BHXH là sự đảm bảo thay thế được bù đắp một phần thu nhập cho NLĐ khi họ bị mất hoặc giảm thu nhập do bị ốm đau, thai sản, tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, tàn tật, thất nghiệp, tuổi già, tử tuất, dựa trên cơ sở một quỹ tài chính do sự đóng góp của các bên tham gia BHXH, có sự bảo hộ của Nhà nước theo pháp luật, nhằm bảo đảm an toàn đời sống cho người lao động và gia đình họ, đồng thời góp phần bảo đảm an toàn xã hội.

Sổ bảo hiểm xã hội là căn cứ để giải quyết các chế độ cho người tham gia bảo hiểm xã hội theo quy định của Pháp luật. Sổ bảo hiểm xã hội ghi đầy đủ thông tin về người tham gia bảo hiểm xã hội về họ tên, nơi ở, các thông tin về thời gian làm việc, quá trình đóng và hưởng bảo hiểm xã hội…

Công ty làm mất sổ bảo hiểm xã hội thì phải làm sao?
Công ty làm mất sổ bảo hiểm xã hội thì phải làm sao?

Ai phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc?

Khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định các đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc. Cụ thể bao gồm những đối tượng như sau:

1. Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm:

a) Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;

b) Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;

c) Cán bộ, công chức, viên chức;

d) Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu;

đ) Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân;

e) Hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân; hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn; học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí;

g) Người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;

h) Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương;

i) Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn.

Như vậy, đối với các đối tượng nêu trên thì việc tham gia bảo hiểm xã hội là bắt buộc.

Các loại hợp đồng phải đóng bảo hiểm xã hội

Hiện nay, Luật Bảo hiểm xã hội 2014 và các văn bản pháp luật khác không đưa ra quy định cụ thể về loại hợp đồng nào thì không phải đóng bảo hiểm xã hội. Tuy nhiên, đối chiếu với quy định tại khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội. Người lao động không làm việc theo các loại hợp đồng dưới đây thì không phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc. Bao gồm các loại hợp đồng sau đây:

– Hợp đồng lao động không xác định thời hạn;

– Hợp đồng lao động xác định thời hạn;

– Hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 – dưới 12 tháng.

– Hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng.

Như vậy, khi ký các loại hợp đồng lao động này, người lao động không bắt buộc phải đóng bảo hiểm xã hội theo quy định.

Công ty làm mất sổ bảo hiểm xã hội thì phải làm sao?

Trong trường hợp công ty đó làm mất sổ bảo hiểm xã hội của bạn thì công ty sẽ bị xử phạt hành chính theo điều 28 Nghị định 95/2013/NĐ-CP:

“Điều 28. Vi phạm các quy định khác về bảo hiểm xã hội

2. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng khi vi phạm với mỗi người lao động đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:

…….

c) Làm mất mát, hư hỏng, sửa chữa, tẩy xóa sổ bảo hiểm xã hội.”

Như vậy, đối với trường hợp phía công ty làm mất sổ bảo hiểm xã hội của bạn, bạn có quyền yêu cầu công ty phải tiến hành thủ tục cấp lại sổ bảo hiểm cho mình. Nếu công ty từ chối không thực hiện thủ tục cấp lại sổ bảo hiểm xã hội thì bạn có thể làm đơn gửi lên phòng lao động thương binh xã hội hoặc Tòa án nơi công ty đặt trụ sở để yêu cầu xem xét hành vi trên của công ty đó.

Sổ bảo hiểm xã hội bị rách bìa có sao không? 

Căn cứ vào Khoản 2 Điều 46 Quyết định 595/QĐ- BHXH quy định như sau:

“Điều 46. Cấp và quản lý sổ BHXH

2. Cấp lại sổ BHXH

2.1. Cấp lại sổ BHXH (bìa và tờ rời) các trường hợp: mất, hỏng; gộp; thay đổi số sổ; họ, tên, chữ đệm; ngày, tháng, năm sinh; người đã hưởng BHXH một lần còn thời gian đóng BHTN chưa hưởng.

2.2. Cấp lại bìa sổ BHXH các trường hợp: sai giới tính, quốc tịch.

2.3. Cấp lại tờ rời sổ BHXH các trường hợp: mất, hỏng.”

Như vậy, theo quy định trên đối chiếu với trường hợp của bạn thì bìa sổ BHXH ở ngoài của bạn bị rách đây được coi là trường hợp được coi là bị hỏng bìa nên bạn không thể làm hồ sơ hưởng bảo hiểm. Tuy nhiên, quy định cụ thể trên đã được sửa đổi theo Quyết định 505/QĐ-BHXH nhưng khi sổ BHXH bị hỏng bạn vẫn có thể đề nghị cơ quan BHXH để cấp lại sổ BHXH khi bị rách bìa sổ.

Công ty làm mất sổ bảo hiểm xã hội thì phải làm sao?
Công ty làm mất sổ bảo hiểm xã hội thì phải làm sao?

Cấp lại sổ BHXH có ảnh hưởng đến quyền lợi?

Theo Quyết định số 1035/QĐ-BHXH, sổ bảo hiểm xã hội khi được cấp lại sẽ khác sổ được cấp lần đầu ở một vài điểm:

  • Nội dung in trên bìa sổ (trang 1):

Dưới dòng ghi “số sổ” thì có ghi thêm dòng chữ “Cấp lần …” bằng chữ in thường, cỡ chữ 16, kiểu chữ đứng, đậm.

Nếu cấp lại lần thứ 1, thì ghi “Cấp lần 2”; cấp lại lần thứ 2, thì ghi “Cấp lần 3”.

Riêng sổ bảo hiểm xã hội cấp lại do thay đổi họ và tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, quốc tịch hoặc thay đổi số sổ thì trên sổ cấp lại sẽ in theo nội dung thay đổi.

  • Nội dung in trong tờ rời sổ:

Nếu đang tham gia mà cấp lại sổ, dưới phần ghi quá trình đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp: in dòng lũy kế thời gian đóng quỹ hưu trí, tử tuất, bảo hiểm thất nghiệp chưa hưởng trên trang tờ rời cuối cùng.

Nếu đã hưởng BHXH 1 lần cấp lại sổ bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp, dưới phần ghi quá trình đóng bảo hiểm thất nghiệp: in dòng tổng thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp chưa hưởng trên trang tờ rời cuối cùng.

Với những quy định này, có thể thấy, việc in lại, cấp lại sổ BHXH chỉ với mục đích xác nhận lại những thông tin đăng ký ban đầu cũng như quá trình đóng, hưởng tính đến thời điểm hiện tại.

Thêm vào đó, hiện nay, việc đóng, hưởng các chế độ bảo hiểm của người lao động đều được theo dõi trên hệ thống của cơ quan BHXH. Do đó, việc cấp lại sổ bảo hiểm xã hội không làm ảnh hưởng tới bất cứ quyền lợi nào của những người tham gia.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin liên hệ Luật Sư X

Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề “Các loại hợp đồng phải đóng bảo hiểm xã hội năm 2022“. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến dịch vụ tạm ngừng kinh doanh; hợp thức hóa lãnh sự; đăng ký mã số thuế cá nhân mới nhất; giấy phép bay Flycam…. của Luật Sư X, hãy liên hệ: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Không đóng bảo hiểm xã hội còn được hưởng chế độ nào nữa không?

Khoản 3 Điều 168 Bộ luật Lao động 2019 nêu rõ: “Đối với người lao động không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp thì người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả thêm cùng lúc với kỳ trả lương một khoản tiền cho người lao động tương đương với mức người sử dụng lao động đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp.

Cấp lại bảo hiểm xã hội hiện nay mất bao lâu?

Người lao động nộp hồ sơ cấp lại Sổ Bảo hiểm xã hội cho Cơ quan BHXH hoặc nộp thông qua đơn vị đang làm việc. Cụ thể, khoản 2 Điều 29 Quyết định 595/QĐ-BHXH quy định:
Cấp lại Sổ Bảo hiểm xã hội do thay đổi họ, tên, chữ đệm; ngày, tháng, năm sinh; giới tính, dân tộc; quốc tịch; Sổ Bảo hiểm xã hội do mất, hỏng; cộng nối thời gian nhưng không phải đóng BHXH hoặc gộp sổ thì không quá 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.
Trường hợp cần phải xác minh quá trình đóng BHXH ở tỉnh khác hoặc nhiều đơn vị nơi người lao động có thời gian làm việc thì không quá 45 ngày nhưng phải có văn bản thông báo cho người lao động biết;
Điều chỉnh nội dung đã ghi trên Sổ Bảo hiểm xã hội: không quá 05 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.
Như vậy, người lao động đến Cơ quan BHXH quận/huyện nộp đầy đủ hồ sơ và không phải nộp lệ phí khi cần cấp lại Sổ Bảo hiểm xã hội mới.

Muốn được cấp lại bảo hiểm xã hội thì đi đến cơ quan nào để được giải quyết?

Căn cứ quy định tại Khoản 6 Điều 1 Quyết định 505/QĐ-BHXH như sau:
“6. Sửa đổi, bổ sung Tiết a Điểm 2.1 Khoản 2 Điều 3 như sau:
“a) Cấp mới, cấp lại, điều chỉnh, xác nhận sổ BHXH và ghi thời gian đóng BHTN chưa hưởng trợ cấp thất nghiệp, ghi thời gian đóng BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN cho người tham gia tại đơn vị do BHXH huyện trực tiếp thu; người đang bảo lưu thời gian đóng BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN ở huyện, tỉnh khác.”

5/5 - (2 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm