Cướp tài sản là một trong các tội vô cùng phổ biến; người phạm tội ngày càng trở nên tinh vi và bất chấp pháp luật. Cướp ngân hàng trước đây ở Việt Nam không sảy ra thường xuyên. Nhưng hiện nay, sau đợt khủng hoảng kinh tế của dịch covid, nhiều người rơi vào tình trạng túng quẫn. làm liều. Đi kèm là các nhóm hội kích động, tạo động lực cho tội phạm phát triển. Có những vụ cướp được thực hiện nhanh chóng nhưng có những vụ cướp lại không hoàn thành được. Vậy Cướp ngân hàng bất thành thì có bị xử lý không? Bài viết dưới đây của Luật sư X sẽ giúp các bạn giải đáp.
Căn cứ pháp lý
Hành vi cướp ngân hàng là tội gì?
Đối với hành vi cướp ngân hàng hoàn toàn có đủ các yếu tố cấu thành thì hành vi này chính là tội cướp tài sản theo quy định của Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017. Như vậy; người thực hiện hành vi đã phạm tội cướp tài sản theo quy định tại điều Điều 168 Bộ Luật Hình sự năm 2015:
Điều 168: Tội cướp tài sản
1. Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc; hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm.
Có thể thấy rằng, mức khung hình phạt khá lớn và đối với tội cướp tài sản; thì không căn cứ vào số tiền cướp được mà chỉ căn cứ vào việc đe dọa; dùng vũ lực để chiếm đoạt tài sản mà thôi.
Quy định về tội cướp tài sản
Cướp tài sản là gì?
Căn cứ Điều 168 Bộ luật hình sự năm 2015 quy định về khái niệm cướp tài sản, theo đó:
Cướp tài sản là hành vi dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể tự vệ được nhằm chiếm đoạt tài sản.
Cấu thành tội cướp tài sản
Khách thể
Tội phạm này xâm phạm đến quyền bất khả xâm phạm về tính mạng, sức khoẻ của con người; và quyền sở hữu tài sản của Nhà nước, tổ chức, cá nhân.
– Đối tượng tác động: Là tài sản được quy định theo Bộ luật dân sự.
Các tài sản được quy định trong tội này không gồm các tài sản có tính chất tự nhiên như khoáng sản, động vật; các tài sản đã có tội riêng để quy định như vũ khí; vật liệu nổ; tài bay; tàu thuỷ;công trình an ninh quốc gia; ma túy;….
Chủ thể
Người thực hiện hành vi phạm tội này là người từ đủ 14 tuổi trở lên; có năng lực trách nhiệm hình sự.
Mặt chủ quan
-Về mặt lỗi: người vi phạm với lỗi cố ý trực tiếp
-Động cơ: Tư lợi, muốn lấy về cho mình những lợi ích vật chất.
-Mục đích: Mục đích là chiếm đoạt tài sản của người khác. Đây là yếu tố bắt buộc của tội cướp tài sản; là mục đích cuối cùng mà người này mong muốn
Mặt khách quan
–Hành vi: Hành vi chiếm đoạt là hành vi mong muốn dịch chuyển tài sản của người khác thành tài sản của mình trái pháp luật; và trái ý chí của chủ sở hữu hoặc người quản lý tài sản. Bao gồm các hành vi sau đây:
+Hành vi dùng vũ lực
Là hành vi dùng sức mạnh (có hoặc không có công cụ phạm tội) tác động vào người khác nhằm đè bẹp hoặc làm tê liệt sự chống cự của người này chống lại việc chiếm đoạt; khiến họ không thể chống cự hoặc chống cự nhưng không có kết quả.
+Hành vi đe doạ dùng vũ lực ngay tức khắc
Đây là trường hợp người phạm tội bằng lời nói hoặc bằng cử chỉ (hoặc cả 2) đe doạ dùng vũ lực ngay tức khắc nếu chống cự lại việc chiếm đoạt.
Hành vi đe doạ dùng vũ lực ở tội cướp tài sản có tính chất mãnh liệt nhằm làm cho người bị đe doạ thấy rằng vũ lực sẽ xảy ra ngay; họ không hoặc khó có điều kiện tránh khỏi. Sự đe doạ này có khả năng làm tê liệt ý chí của người bị đe doạ.
+Hành vi (khác) làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được.
Dạng hành vi này tuy không phải dùng vũ lực; đe doạ dùng vũ lực nhưng những hành vi đó có khả năng làm cho người bị tấn công không thể ngăn cản được việc chiếm đoạt. VD: đầu độc, dùng thuốc mê,…
-Hậu quả: Hậu quả không là dấu hiệu bắt buộc, không phải dấu hiệu định tội.
Tội phạm hoàn thành khi người phạm tội thực hiện một trong các hành vi nêu trên.
Cướp ngân hàng bất thành thì có bị xử lý không?
Từ quy định về tội cướp tài sản, có thể thấy việc một người có bị truy cứu TNHS về Tội cướp tài sản hay không không phụ thuộc vào việc họ đã chiếm đoạt được tài sản đó chưa. Theo đó, tội phạm được xem là hoàn thành kể từ thời điểm người phạm tội thực hiện một trong các hành vi như dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực, hành vi khác khiến cho bị hại tê liệt ý chí, không thể kháng cự lại nhằm chiếm đoạt tài sản. Các hành vi cụ thể:
+ Hành vi dùng vũ lực: dùng vũ lực là hành vi dùng sức mạnh vật lý hoặc các phương tiện bổ trợ như súng dao gậy… tác động lên cơ thể người phạm tội
+ Hành vi đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc: dùng lời nói hoặc hành động nhằm đe doạ người bị hại khiến cho người bị tấn công sợ và tin rằng nếu không đưa tài sản thì vũ lực sẽ được thực hiện ngay lập tức
+ Hành vi khác
Như vậy, bất kể cướp tài sản thành hay không thành thì hành vi của em bạn cũng sẽ bị truy cứu TNHS về Tội cướp tài sản với khung hình phạt cao nhất là tù chung thân, phạt tiền đến 100 triệu đồng. Tuy nhiên khi em bạn ‘cố ý thực hiện tội phạm nhưng không thực hiện được đến cùng vì những nguyên nhân ngoài ý muốn của người phạm tội’ – Điều 15 BLHS sẽ được coi là phạm tội chưa đạt, mức hình phạt sẽ được giảm nhẹ hơn theo Điều 57 Bộ luật hình sự 2015 về Quyết định hình phạt trong trường hợp chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt:
“Đối với trường hợp phạm tội chưa đạt, nếu điều luật được áp dụng có quy định hình phạt cao nhất là tù chung thân hoặc tử hình thì áp dụng hình phạt tù không quá 20 năm; nếu là tù có thời hạn thì mức hình phạt không quá ba phần tư mức phạt tù mà điều luật quy định.”
Thông tin liên hệ
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Cướp ngân hàng bất thành thì có bị xử lý không?”. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến xác nhận tình trạng độc thân, thành lập công ty hợp danh, thủ tục xin giải thể công ty cổ phần, đổi tên giấy khai sinh, tạm ngừng kinh doanh của doanh nghiệp, hợp thức hóa lãnh sự tại Việt Nam, đăng ký mã số thuế cá nhân mới nhất, giấy phép bay flycam; đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, hạn khai sinh cho con… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp.
Để được tư vấn cũng như trả lời những thắc mắc của khách hàng trong và ngoài nước thông qua web Luatsux.vn, lsx.vn, web nước ngoài Lsxlawfirm,…
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
- Facebook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Có thể bạn quan tâm
- Cướp tài sản làm chết người thì có bị truy cứu hình sự tội giết người?
- Phạm tội cướp tài sản có phải làm đơn xin xóa án tích không?
- Xông vào trụ sở công an cướp vật chứng bị xử lý như thế nào?
Cây hỏi thường gặp
Dùng vũ lực được hiểu là dùng sức mạnh vật chất (có vũ khí hoặc công cụ, phương tiện khác) để chủ động tấn công người quản lý tài sản hoặc người khác; hành động tấn công này có khả năng gây nguy hại đến tính mạng, sức khỏe của người bị tấn công và làm cho họ mất khả năng chống cự lại hoặc công khai để cho người bị tấn công biết
Căn cứ Điều 168 Bộ luật hình sự năm 2015 quy định về khái niệm cướp tài sản, theo đó:
Cướp tài sản là hành vi dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể tự vệ được nhằm chiếm đoạt tài sản.
Trường hợp anh bạn bị kết án 6 năm tù về tội cướp tài sản. Anh bạn không phải chịu hình phạt bổ sung nào. Căn cứ Điểm c Khoản 2 Điều 70 Bộ luật hình sự:
“2. Người bị kết án đương nhiên được xóa án tích, nếu từ khi chấp hành xong hình phạt chính hoặc hết thời gian thử thách án treo, người đó đã chấp hành xong hình phạt bổ sung, các quyết định khác của bản án và không thực hiện hành vi phạm tội mới trong thời hạn sau đây:
c) 03 năm trong trường hợp bị phạt tù từ trên 05 năm đến 15 năm;”
Tuy nhiên do anh bạn phải bồi thường thiệt hại cho bị hại. Do đó trường hợp của anh bạn sẽ được xóa án tích sau 03 năm kể từ khi chấp hành xong án phạt tù và bồi thường thiệt hại cho bị hại; anh bạn không phạm tội mới nào.
Bên cạnh đó nếu anh bạn sau khi chấp hành án xong về địa phương có những biểu hiện tiến bộ rõ rệt và đã lập công, được cơ quan, tổ chức nơi người đó công tác hoặc chính quyền địa phương nơi người đó cư trú đề nghị, thì Tòa án quyết định việc xóa án tích nếu người đó đã bảo đảm được ít nhất một phần ba thời hạn xóa án tích. Trong trường hợp này là 1 năm.