Năm 2023 đã trả hết nợ nhưng ngân hàng không trả sổ đỏ, phải làm sao?

bởi TranQuynhTrang
Năm 2023 đã trả hết nợ nhưng ngân hàng không trả sổ đỏ, phải làm sao?

Xin chào Luật sư, tôi có thế chấp vay sổ đỏ để vay tiền tại ngân hàng cách đây khoảng 5 năm, nay tôi đã quyết toán hết nợ với ngân hàng và được ngân hàng hẹn qua lấy sổ đỏ. Tuy nhiên mấy tháng nay khi qua lấy sổ đỏ tôi đều được hứa hẹn hôm khác đến lấy. Tôi thắc mắc rằng ngân hàng có được giữ sổ đỏ khi đã trả hết nợ hay không? Khi tôi đã trả hết nợ nhưng ngân hàng không trả sổ đỏ, phải làm sao? Mong luật sư tư vấn giúp, tôi xin cảm ơn.

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến LSX, tại nội dung bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc cho bạn. Hi vọng bài viết hữu ích với bạn đọc.

Căn cứ pháp lý

Vay thế chấp sổ đỏ là gì?

Vay thế chấp sổ đỏ là cách gọi thông dụng cho hình thức mà người đi vay dùng quyền sử dụng đất ở, nhà ở đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở, quyền sở hữu nhà ở (sổ đỏ) để làm tài sản thế chấp nhằm bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trả nợ đối với ngân hàng và không chuyển giao tài sản đó cho ngân hàng.  

Ngân hàng có được giữ sổ đỏ khi đã trả hết nợ hay không?

Căn cứ vào Điều 327 Bộ luật Dân sự năm 2015 thì thế chấp tài sản chấm dứt khi thuộc vào một trong các trường hợp sau:

– Nghĩa vụ được bảo đảm bằng thế chấp chấm dứt;

– Việc thế chấp tài sản được hủy bỏ hoặc được thay thế bằng biện pháp bảo đảm khác;

– Tài sản thế chấp đã được xử lý;

– Theo thỏa thuận của các bên.

Bên cạnh đó, theo Điều 322 Bộ luật Dân sự năm 2015 thì nghĩa vụ bên nhận thế chấp được quy định như sau:

– Trả lại các giấy tờ cho bên thế chấp sau khi chấm dứt thế chấp đối với trường hợp các bên thỏa thuận bên nhận thế chấp giữ giấy tờ liên quan đến tài sản thế chấp.

– Thực hiện thủ tục xử lý tài sản thế chấp theo đúng quy định của pháp luật.

Theo đó, nếu người đi vay thế chấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất/ Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở không trả được nợ hoặc trả nợ không đầy đủ, không đúng hạn như trong hợp đồng vay/ hợp đồng tín dụng mà các bên đã ký kết thì Ngân hàng có quyền thực hiện xử lý tài sản bảo đảm (có thể là giấy chứng nhận/ sổ đỏ/ sổ hồng) theo quy định pháp luật để thu hồi lại tiền đã cho vay.

Năm 2023 đã trả hết nợ nhưng ngân hàng không trả sổ đỏ, phải làm sao?
Năm 2023 đã trả hết nợ nhưng ngân hàng không trả sổ đỏ, phải làm sao?

Và khi các bên đã tất toán khoản vay, tức là bên vay đã trả nợ và Ngân hàng đã nhận trả nợ đầy đủ, thì Ngân hàng là bên nhận thế chấp phải thực hiện nghĩa vụ sau khi chấm dứt thế chấp được quy định tại khoản 1 Điều 322 Bộ luật Dân sự năm 2015. Do đó, Ngân hàng phải trả lại sổ đỏ cho người vay để họ thực hiện thủ tục xóa đăng ký thế chấp tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Sau khi xóa đăng ký thế chấp, sổ đỏ sẽ tiếp tục được tham gia giao dịch như bình thường.

Như vậy, trong trường hợp của bạn, sau khi đã hoàn thành việc trả nợ (bao gồm cả trả tiền gốc và tiền lãi theo hợp đồng tín dụng) và đã được phía Ngân hàng xác nhận thì bạn có quyền lấy lại sổ đỏ mà Ngân hàng đang cầm giữ để thực hiện thủ tục xóa đăng ký thế chấp. Nếu bạn không trực tiếp tới Ngân hàng để lấy lại sổ đỏ thì bạn có thể ủy quyền cho người khác thay mặt bạn thực hiện công việc này. 

Năm 2023 đã trả hết nợ nhưng ngân hàng không trả sổ đỏ, phải làm sao?

Căn cứ vào khoản 1 Điều 105 Bộ luật Dân sự năm 2015 thì tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản. Trong đó, quyền tài sản là quyền trị giá được bằng tiền, bao gồm quyền tài sản đối với đối tượng quyền sở hữu trí tuệ, quyền sử dụng đất và các quyền tài sản khác. Để trở thành tài sản thì đối tượng đó phải có đủ các thuộc tính sau:

– Con người có thể chiếm hữu được;

– Đáp ứng nhu cầu tinh thần hoặc vật chất cho chủ thể;

– Phải có thể trị giá được thành tiền và là đối tượng trong trao đổi tài sản;

– Khi chúng không còn tồn tại thì quyền sở hữu bị chấm dứt (đối với đất là quyền sử dụng).

Bên cạnh đó, căn cứ khoản 16 Điều 3 Luật Đất đai năm 2013 thì Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất được hiểu là một loại chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất. Tức là, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở chỉ là văn bản chứa đựng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu đối với nhà ở và tài sản gắn liền với đất.

Khi đối chiếu các thuộc tính trên thì ta có thể nhận định rằng quyền sử dụng đất là quyền tài sản nhưng Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất không được coi là tài sản vì ngay cả khi Giấy chứng nhận không còn tồn tại thì tài sản (đất, nhà ở trên đất hoặc tài sản gắn liền với đất) vẫn còn tồn tại, chứ không hề bị chấm dứt.

Do đó, sổ đỏ không phải là tài sản, nó chỉ là căn cứ để xác nhận quyền sử dụng đất. Theo đó, hành vi giữ sổ đỏ của người khác không đủ yếu tố cấu thành tội phạm theo quy định của Bộ luật Hình sự hiện hành. Nên nếu bạn có khởi kiện ra Tòa án để yêu cầu Ngân hàng trả lại sổ đỏ thì Tòa án sẽ không tiếp nhận đơn khởi kiện của bạn.

Tuy nhiên, có quan điểm cho rằng Tòa án phải thụ lý vụ việc. Điều này được căn cứ vào khoản 2 Điều 14 Bộ luật Dân sự năm 2015 có quy định Tòa án không được từ chối giải quyết vụ, việc dân sự vì lý do chưa có điều luật để áp dụng; trong trường hợp này, quy định tại Điều 5 và Điều 6 của Bộ luật này được áp dụng. Đồng thời, tại khoản 2 Điều 4 Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015 cũng có nêu:

– Tòa án không được từ chối giải quyết vụ việc dân sự vì lý do chưa có điều luật để áp dụng.

– Vụ việc dân sự chưa có điều luật để áp dụng là vụ việc dân sự thuộc phạm vi điều chỉnh của pháp luật dân sự nhưng tại thời điểm vụ việc dân sự đó phát sinh và cơ quan, tổ chức, cá nhân yêu cầu Tòa án giải quyết chưa có điều luật để áp dụng.

– Việc giải quyết vụ việc dân sự quy định tại khoản này được thực hiện theo các nguyên tắc do Bộ luật Dân sự và Bộ luật này quy định.

Như vậy, cả Bộ luật Dân sự năm 2015 và Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015 đều quy định Tòa án không được từ chối giải quyết vụ việc dân sự vì lý do chưa có điều luật để áp dụng. Bên cạnh đó, khoản 1 Điều 14 Bộ luật Dân sự năm 2015 cũng quy định đối với trường hợp quyền dân sự bị xâm phạm hoặc có tranh chấp thì việc bảo vệ quyền được thực hiện theo pháp luật tố tụng tại Tòa án hoặc Trọng tài. Do vậy, nếu chủ sử dụng đất, chủ sở hữu khởi kiện đòi lại Giấy chứng nhận và Tòa án có thụ lý đơn và giải quyết vụ việc thì cũng không vi phạm pháp luật.

Song, xét trên tình hình thực tế của bạn thì trước hết, bạn nên viết đơn yêu cầu Tổng Giám đốc Ngân hàng giải quyết vấn đề và đồng thời tìm hiểu được lý do vì sao phía Ngân hàng chậm trả lại sổ đỏ cho mình. Từ lý do đó mà bạn có thể xem xét lựa chọn phương thức nào là tốt nhất để giải quyết vấn đề của mình.

Thông tin liên hệ:

Luật sư X đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Năm 2023 đã trả hết nợ nhưng ngân hàng không trả sổ đỏ, phải làm sao?“. Ngoài ra, chúng tôi có hỗ trợ dịch vụ pháp lý khác liên quan đến tư vấn pháp lý về tra cứu quy hoạch đất. Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.

Mời bạn xem thêm:

Câu hỏi thường gặp:

Hình thức vay thế chấp có đặc điểm gì?

Đặc điểm hình thức vay thế chấp:
Phải có tài sản đảm bảo, tài sản này này sẽ được ngân hàng thẩm định giá trị;
Lãi suất thấp hơn nhiều so hình thức vay tín chấp;
Thời gian cho vay kéo dài;
Số tiền mà khách hàng có thể vay rất lớn và khoảng 70% – 80% giá trị tài sản đảm bảo;
Hình thức trả nợ linh hoạt.

Vay thế chấp sổ đỏ tại ngân hàng có những lợi ích gì?

Khi vay thế chấp tại ngân hàng có những lợi ích sau:
– Số tiền được vay lớn (tối đa đến 100% giá trị tài sản đảm bảo), phù hợp với nhiều mục đích vay trả góp dài hạn như mua nhà, xây sửa nhà, mua ô tô, kinh doanh, du học…
– Thời gian vay dài khoảng 20 năm, 25 năm làm giảm gánh nặng trả nợ.
– Lãi suất cạnh tranh, với chương trình ưu đãi: Lãi suất có thể chỉ 6% – 8%/năm, hết ưu đãi lãi suất khoảng 10% -12%/năm.
– Khách hàng vẫn được sử dụng tài sản của mình.

Rủi ro khi cho người khác mượn sổ đỏ vay thế chấp là gì?

Trên thực tế rất nhiều trường hợp cho người thân mượn sổ đỏ để đem thế chấp tại ngân hàng hay cầm cố tại các tổ chức tín dụng để vay tiền mà không hiểu bản chất của việc cho mượn đó. Chỉ đến khi người mượn sổ mất khả năng thanh toán, người cho mượn sổ nhận được thông báo phát mại tài sản từ phía ngân hàng mới tá hỏa xin tư vấn và khi hiểu ra thì chuyện đã rồi, tự dưng lại đứng trước nguy cơ mất tài sản và mất thời gian vào kiện tụng.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm