Chào Luật sư! Hiện tại tôi đang nghỉ hưu nhưng do còn khỏe nên tôi xin làm trong một xưởng sản xuất đồ thủ công. Hiện tại tôi vẫn đang hưởng lương hưu. Vậy Luật sư cho tôi hỏi là nếu tôi đang hưởng lương hưu có phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc hay không? Rất mong nhận được sự giải đáp từ Luật sư! Xin cảm ơn!
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến chúng tôi. Luật sư X xin phép giải đáp thắc mắc của bạn như sau:
Căn cứ pháp lý
Luật Bảo Hiểm Xã Hội 2014
Nghị định 115/2015/NĐ-CP
Nội dung tư vấn
Bảo hiểm xã hội là gì?
Theo điều 3 luật bảo hiểm xã hội thì bảo hiểm xã hội (BHXH) được hiểu như sau:
Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội.
Ngoài ra, luật cũng định nghĩa về bảo hiểm xã hội bắt buộc như sau (khoẻn 2 điều 3 luật BHXH):
2. Bảo hiểm xã hội bắt buộc là loại hình bảo hiểm xã hội do Nhà nước tổ chức mà người lao động và người sử dụng lao động phải tham gia.
Như vậy, ta hiểu đơn giản bảo hiểm xã hội là một sự bảo đảm, phòng ngừa rủi ro trong cuộc sống. Sẽ có những người bắt buộc phải tham gia hình thức này, để tránh tạo thành gánh nặng cho gia đình và xã hội.
Phân loại bảo hiểm xã hội
Bảo hiểm xã hội bao gồm 02 loại, cụ thể là:
• BHXH bắt buộc là loại hình bảo hiểm xã hội do Nhà nước tổ chức mà người lao động và người sử dụng lao động phải tham gia.
• BHXH tự nguyện là loại hình BHXH do Nhà nước tổ chức mà người tham gia được lựa chọn mức đóng, phương thức đóng phù hợp với thu nhập của mình và Nhà nước có chính sách hỗ trợ tiền đóng BHXH để người tham gia hưởng chế độ hưu trí và tử tuất.
Các chế độ về BHXH
Căn cứ pháp lý tại Điều 4 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 chế độ bảo hiểm gồm:
• BHXH bắt buộc có các chế độ sau đây: Ốm đau; Thai sản; Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; Hưu trí; Tử Tuất.
• Người lao động tham gia BHXH bắt buộc được giải quyết các chế độ ốm đau; thai sản; hưu trí; tử tuất, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp khi đáp ứng đủ các điều kiện tương ứng theo quy định của pháp luật.
• BHXH tự nguyện có các chế độ sau đây: Hưu trí; Tử tuất
Quyền lợi tham gia bảo hiểm xã hội
Khi tham gia BHXH, người lao động sẽ được hưởng những quyền lợi sau:
• Được tham gia và hưởng các chế độ theo Luật định.
- Được cấp và quản lý sổ BHXH và nhận lại sổ khi không còn làm việc.
- Nhận lương hưu và trợ cấp đầy đủ, kịp thời theo các hình thức sau: nhận trực tiếp tại cơ quan BHXH hoặc tổ chức dịch vụ được ủy quyền; nhận thông qua tài khoản tiền gửi của người lao động mở tại ngân hàng; nhận thông qua công ty, tổ chức nơi làm việc hay người sử dụng lao động.
- Hưởng bảo hiểm y tế trong các trường hợp: đang hưởng lương hưu; nghỉ việc hưởng trợ cấp thai sản, nhận con nuôi, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hay trợ cấp ốm đau.
- Chủ động đi khám giám định mức suy giảm khả năng lao động; và được thanh toán chi phí giám định y khoa nếu đủ điều kiện hưởng BHXH.
- Ủy quyền nhận lương hưu, trợ cấp BHXH cho người khác.
- Được cung cấp thông tin về đóng BHXH theo định kỳ; yêu cầu người sử dụng lao động cung cấp thông tin về việc đóng và quyền được hưởng các chế độ của BHXH.
- Người tham gia được khiếu nại, tố cáo và khởi kiện BHXH theo quy định pháp luật.
Đang hưởng lương hưu có phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc?
Căn cứ quy định tại Khoản 4 Điều 2 Nghị định số 115/2015/NĐ-CP :
Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 1 tháng đến dưới 3 tháng, là người giúp việc gia đình và người lao động mà đang hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng và trợ cấp hằng tháng dưới đây thì không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc:
a) Người đang hưởng lương hưu hằng tháng;
b) Người đang hưởng trợ cấp hằng tháng theo quy định tại Nghị định số 09/1998/NĐ-CP ngày 23.1.1998 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung Nghị định số 50/CP ngày 26.7.1995 của Chính phủ về chế độ sinh hoạt phí đối với cán bộ xã, phường, thị trấn;
c) Người đang hưởng trợ cấp mất sức lao động hằng tháng;
d) Người đang hưởng trợ cấp hàng tháng theo quy định tại Quyết định số 91/2000/QĐ-TTg ngày 4.8.2000 của Thủ tướng Chính phủ về việc trợ cấp cho những người đã hết tuổi lao động tại thời điểm ngừng hưởng trợ cấp mất sức lao động hàng tháng (Quyết định số 91/2000/QĐ-TTg);
Như vậy, người đang hưởng lương hưu hàng tháng không phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc
Mời bạn xem thêm bài viết
- Hướng dẫn thủ tục hưởng bảo hiểm thất nghiệp nhanh
- Điều kiện, mức hưởng của các chế độ bảo hiểm xã hội
- 5 dịch vụ công trực tuyến về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp trong triển khai Nghị Quyết 68
Thông tin liên hệ Luật Sư X
Trên đây là quan điểm của Luật Sư X về “Đang hưởng lương hưu có phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc?“. Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc cần tư vấn về thành lập doanh nghiệp, tra mã số thuế cá nhân, xác nhận độc thân,… vui lòng liên hệ qua hotline: 0833 102 102. Hoặc qua các kênh sau:
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Chế độ bảo hiểm xã hội bao gồm:
+ Bảo hiểm xã hội bắt buộc có các chế độ sau đây: Ốm đau; Thai sản; Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; Hưu trí; Tử Tuất.
Người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc được giải quyết các chế độ ốm đau, thai sản, hưu trí, tử tuất, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp khi đáp ứng đủ các điều kiện tương ứng theo quy định của pháp luật.
+ Bảo hiểm xã hội tự nguyện có các chế độ sau đây: Hưu trí; Tử tuất
Căn cứ Khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm y tế 2008 (sửa đổi, bổ sung 2014) quy định:
“Bảo hiểm y tế là hình thức bảo hiểm bắt buộc được áp dụng đối với các đối tượng theo quy định của Luật này để chăm sóc sức khỏe, không vì mục đích lợi nhuận do Nhà nước tổ chức thực hiện.”
Căn cứ Điều 12, Điều 13 Nghị định 143/2018/NĐ-CP; Điều 85, Điều 86 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 thì:
Người sử dụng lao động có nghĩa vụ đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động; hằng tháng với mức đóng 3% vào quỹ ốm đau và thai sản, 14% vào quỹ hưu trí và tử tuất trên quỹ tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, h khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014;