Đăng ký an toàn thực phẩm ở đâu theo quy định năm 2022?

bởi VanAnh
Đăng ký an toàn thực phẩm ở đâu theo quy định năm 2022

Hiện tại trong quá trình xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm, bạn không biết cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm của mình cần đến cơ quan nào để xin giấy phép. Đặc biệt là vì nhiều tổ chức có thể cấp loại giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm này tùy thuộc vào loại hình hoạt động của cơ sở khác nhau. Vậy Có thể đăng ký an toàn thực phẩm ở đâu theo quy định năm 2022? Cùng LSX tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.

Căn cứ pháp lý

Luật An toàn thực phẩm 2010

Quy định pháp luật về những hành vi bị cấm trong an toàn thực phẩm

Căn cứ theo điều 5 Luật An toàn thực phẩm năm 2010 quy định cụ thể như sau:

“Điều 5. Những hành vi bị cấm

1. Sử dụng nguyên liệu không thuộc loại dùng cho thực phẩm để chế biến thực phẩm.

2. Sử dụng nguyên liệu thực phẩm đã quá thời hạn sử dụng, không rõ nguồn gốc, xuất xứ hoặc không bảo đảm an toàn để sản xuất, chế biến thực phẩm.

3. Sử dụng phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm đã quá thời hạn sử dụng, ngoài danh mục được phép sử dụng hoặc trong danh mục được phép sử dụng nhưng vượt quá giới hạn cho phép; sử dụng hóa chất không rõ nguồn gốc, hóa chất bị cấm sử dụng trong hoạt động sản xuất, kinh doanh thực phẩm.

4. Sử dụng động vật chết do bệnh, dịch bệnh hoặc chết không rõ nguyên nhân, bị tiêu hủy để sản xuất, kinh doanh thực phẩm.

5. Sản xuất, kinh doanh:

  • Thực phẩm vi phạm quy định của pháp luật về nhãn hàng hóa;
  • Thực phẩm không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng;
  • Thực phẩm bị biến chất;
  • Thực phẩm có chứa chất độc hại hoặc nhiễm chất độc, tác nhân gây ô nhiễm vượt quá giới hạn cho phép;
  • Thực phẩm có bao gói, đồ chứa đựng không bảo đảm an toàn hoặc bị vỡ, rách, biến dạng trong quá trình vận chuyển gây ô nhiễm thực phẩm;
  • Thịt hoặc sản phẩm được chế biến từ thịt chưa qua kiểm tra thú y hoặc đã qua kiểm tra nhưng không đạt yêu cầu;
  • Thực phẩm không được phép sản xuất, kinh doanh để phòng, chống dịch bệnh;
  • Thực phẩm chưa được đăng ký bản công bố hợp quy tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong trường hợp thực phẩm đó thuộc diện phải được đăng ký bản công bố hợp quy;
  • Thực phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ hoặc quá thời hạn sử dụng.

6. Sử dụng phương tiện gây ô nhiễm thực phẩm, phương tiện đã vận chuyển chất độc hại chưa được tẩy rửa sạch để vận chuyển nguyên liệu thực phẩm, thực phẩm.

7. Cung cấp sai hoặc giả mạo kết quả kiểm nghiệm thực phẩm.

8. Che dấu, làm sai lệch, xóa bỏ hiện trường, bằng chứng về sự cố an toàn thực phẩm hoặc các hành vi cố ý khác cản trở việc phát hiện, khắc phục sự cố về an toàn thực phẩm.

9. Người mắc bệnh truyền nhiễm tham gia sản xuất, kinh doanh thực phẩm.

10. Sản xuất, kinh doanh thực phẩm tại cơ sở không có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật.

11. Quảng cáo thực phẩm sai sự thật, gây nhầm lẫn đối với người tiêu dùng.

12. Đăng tải, công bố thông tin sai lệch về an toàn thực phẩm gây bức xúc cho xã hội hoặc thiệt hại cho sản xuất, kinh doanh.

13. Sử dụng trái phép lòng đường, vỉa hè, hành lang, sân chung, lối đi chung, diện tích phụ chung để chế biến, sản xuất, kinh doanh thức ăn đường phố.”

Có thể đăng ký an toàn thực phẩm ở đâu theo quy định năm 2022?

Bộ y tế cấp giấy chứng nhận cho cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với các cơ sở:

  • Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm sản xuất kinh doanh Thực phẩm chức năng.
  • Vệ sinh an toàn thực phẩm cơ sở sản xuất kinh doanh phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm.
  • Vệ sinh an toàn thực phẩm cho sản phẩm yến sào, nấm linh chi, sâm, đông trùng hạ thảo.

Chi cục Vệ sinh an toàn thực phẩm – Sở y tế cấp Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm cho các đơn vị sau:

  • Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm cho Nhà hàng, Quán ăn, Quán cà phê.
  • Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm cho nước uống đóng chai, đóng bình, nước đá.
  • Giấy phép Vệ sinh an toàn thực phẩm cho khách sạn.
  • Giấy phép Vệ sinh an toàn thực phẩm bếp ăn tập thể.

Sở nông nghiệp cấp giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm cho các cơ sở:

  • Giấy đủ điều kiện an toàn thực phẩm kinh doanh rau, củ, quả.
  • Đăng ký vệ sinh an toàn thực phẩm sản xuất cà phê bột, cà phê hòa tan.
  • Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm tươi sống.
  • Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm cho cơ sở sản xuất , kinh doanh các loại trà.
  • Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm cho cơ sở sản xuất đậu tương , lạc ,vừng…

Sở Công Thương cấp giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm cho các cơ sở:

  • Vệ sinh an toàn thực phẩm cơ sở sản xuất bánh kẹo.
  • An toàn thực phẩm cho cơ sở sản xuất kinh doanh sữa và sản phẩm từ sữa.
  • Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm cho Siêu thị, cửa hàng tiện ích.
Đăng ký an toàn thực phẩm ở đâu theo quy định năm 2022
Đăng ký an toàn thực phẩm ở đâu theo quy định năm 2022?

Thủ tục cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm

Bước 1: Nộp hồ sơ

Chủ cơ sở hoặc người được ủy quyền nộp 01 bộ hồ sơ tại cơ quan có thẩm quyền. Hồ sơ gồm có:

  • Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện VSATTP (Theo mẫu).
  • Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
  • 01 bản thuyết minh về cơ sở vật chất (bản vẽ sơ đồ mặt bằng sản xuất kinh doanh; mô tả quy trình chế biến thực phẩm), trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định
  • Giấy xác nhận đủ sức khỏe của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kimh doanh thực phẩm do sở y tế cấp huyện trở lên cấp
  • Giấy xác nhận đã được tập huấn kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm cảu chủ cơ sở và của người trực tiếp sản xuất kinh doanh thực phẩm.

Bước 2: Thẩm định hồ sơ

Trong thời gian 05-10 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền xem xét tính hợp lệ của hồ sơ và thông báo bằng văn bản cho cơ sở nếu hồ sơ không hợp lệ hoặc cần sửa đổi, bổ sung.

Bước 3: Thẩm định cơ sở

Sau khi xem xét hồ sơ nếu thấy hồ sơ hợp lệ; cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm tiến hành hoạt động thẩm định cơ sở trong vòng 15 ngày làm việc.

Bước 4: Cấp giấy chứng nhận

Sau quá trình kiểm tra hồ sơ pháp lý và thẩm định trực tiếp tại cơ sở.

Trường hợp cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định, cơ quan tiếp nhận hồ sơ cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm .

Trường hợp cơ sở chưa đủ điều kiện an toàn thực phẩm; biên bản thẩm định ghi rõ phải chờ hoàn thiện phải ghi rõ nội dung và thời gian hoàn thiện nhưng không quá 60 ngày. Sau khi cơ sở báo cáo hoàn thiện; đoàn thẩm định sẽ tiến hành thẩm định lại các nội dung chưa đạt.

Thông tin liên hệ

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề Có thể đăng ký an toàn thực phẩm ở đâu theo quy định năm 2022?

Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến các vấn đề pháp lý khác như tạm dừng công ty, mẫu đơn xin giải thể công ty; hồ sơ đổi căn cước công dân gắn chíp; Xác nhận tình trạng hôn nhân, Đăng ký hộ kinh doanh, đăng ký nhãn hiệu, ly hôn đơn phương cần những giấy tờ gì,… Quý khách vui lòng liên hệ LSX để được hỗ trợ, giải đáp. Hãy liên hệ: 0833102102.

Để được tư vấn cũng như trả lời những thắc mắc của khách hàng trong và ngoài nước thông qua web Luatsux.vn, lsx.vn, web nước ngoài Lsxlawfirm,…

Câu hỏi thường gặp

Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm có hiệu lực trong bao lâu?

+) Giấy chứng nhận có hiệu lực trong thời gian 03 năm. Trong trường hợp tiếp tục sản xuất, kinh doanh thực phẩm, trước 06 tháng tính đến ngày Giấy chứng nhận hết hạn, tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải nộp hồ sơ xin cấp lại theo quy định tại khoản 1 Điều 4 của Thông tư này.
+) Trường hợp Giấy chứng nhận được cấp lại theo quy định tại khoản 2, khoản 4 và khoản 5 Điều 4 của Thông tư này, hiệu lực của Giấy chứng nhận cấp lại được tính theo thời hạn của Giấy chứng nhận đã được cấp trước đó.
+) Trường hợp Giấy chứng nhận được cấp lại theo quy định tại khoản 3 Điều 4 của Thông tư này, Giấy chứng nhận có hiệu lực trong thời gian 03 năm kể từ ngày cấp lại.

Cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm tươi sống phải đáp ứng các điều kiện nào về bảo đảm an toàn thực phẩm?

Căn cứ khoản 1 Điều 23 Luật an toàn thực phẩm 2010 về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất thực phẩm tươi sống:
“1. Cơ sở sản xuất thực phẩm tươi sống phải bảo đảm các điều kiện sau đây:
a) Bảo đảm các điều kiện về đất canh tác, nguồn nước, địa điểm sản xuất để sản xuất thực phẩm an toàn;
b) Tuân thủ các quy định của pháp luật về sử dụng giống cây trồng, giống vật nuôi; phân bón, thức ăn chăn nuôi, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, chất kích thích tăng trưởng, chất tăng trọng, chất phát dục, chất bảo quản thực phẩm và các chất khác có liên quan đến an toàn thực phẩm;
c) Tuân thủ quy định về kiểm dịch, vệ sinh thú y trong giết mổ động vật; về kiểm dịch thực vật đối với sản phẩm trồng trọt;
d) Thực hiện việc xử lý chất thải theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;
đ) Chất tẩy rửa, chất diệt khuẩn, chất khử độc khi sử dụng phải bảo đảm an toàn cho con người và môi trường;
e) Duy trì các điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm, lưu giữ hồ sơ về nguồn gốc, xuất xứ nguyên liệu thực phẩm và các tài liệu khác về toàn bộ quá trình sản xuất thực phẩm tươi sống.”
Theo đó, cơ sở sản xuất thực phẩm tươi sống phải bảo đảm các điều kiện:
Bảo đảm các điều kiện về đất canh tác, nguồn nước, địa điểm sản xuất;
Tuân thủ các quy định về sử dụng giống cây trồng, giống vật nuôi; phân bón, thức ăn chăn nuôi, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, chất kích thích tăng trưởng, chất tăng trọng, chất phát dục, chất bảo quản thực phẩm,…;
Tuân thủ quy định về kiểm dịch, vệ sinh thú y, về kiểm dịch thực vật
Thực hiện việc xử lý chất thải theo quy định;
Bảo đảm an toàn khi sử dụng chất tẩy rửa, chất diệt khuẩn, chất khử độc;
Duy trì các điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm, lưu giữ hồ sơ về nguồn gốc, xuất xứ nguyên liệu thực phẩm và các tài liệu khác.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm