Khi đất nước chuyển sang giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực, mở rộng giao lưu và hợp tác văn hóa thì hiện tượng hộ tịch có yếu tố nước ngoài xuất hiện ngày càng nhiều. Công tác hộ tịch là lĩnh vực thể hiện rõ nhất chức năng của Nhà nước, giúp nhà nước bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, đồng thời góp phần bảo đảm trật tự xã hội. Nhận thức được tầm quan trọng đó, nhiều người rất quan tâm đến việc đăng ký hộ tịch. Vậy Đăng ký hộ tịch có yếu tố nước ngoài như thế nào? Bài viết dưới đây của Luật sư X sẽ giúp các bạn giải đáp.
Căn cứ pháp lý
Đăng ký hộ tịch là gì?
Khoản 2 Điều 2 Luật Hộ tịch năm 2014 quy định:
“Đăng ký hộ tịch là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận hoặc ghi vào Sổ hộ tịch các sự kiện hộ tịch của cá nhân, tạo cơ sở pháp lý để Nhà nước bảo hộ quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, thực hiện quản lý về dân cư.”
Nội dung của hoạt động đăng ký hộ tịch theo quy định của Luật hộ tịch 2014 bao gồm:
– Xác nhận vào Sổ hộ tịch các sự kiện hộ tịch: Khai sinh; Kết hôn; Giám hộ; Nhận cha, mẹ, con; Thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, bổ sung thông tin hộ tịch; Khai tử.
– Ghi vào Sổ hộ tịch việc thay đổi hộ tịch của cá nhân theo bản án, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền: Thay đổi quốc tịch; Xác định cha, mẹ, con; Xác định lại giới tính; Nuôi con nuôi, chấm dứt việc nuôi con nuôi; Ly hôn, hủy việc kết hôn trái pháp luật, công nhận việc kết hôn; Công nhận giám hộ; Tuyên bố hoặc hủy tuyên bố một người mất tích, đã chết, bị mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự.
– Ghi vào Sổ hộ tịch sự kiện khai sinh; kết hôn; ly hôn; hủy việc kết hôn; giám hộ; nhận cha, mẹ, con; xác định cha, mẹ, con; nuôi con nuôi; thay đổi hộ tịch; khai tử của công dân Việt Nam đã được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài.
– Xác nhận hoặc ghi vào Sổ hộ tịch các việc hộ tịch khác theo quy định của pháp luật.
Đăng ký hộ tịch có yếu tố nước ngoài
Khái niệm đăng ký hộ tịch có yếu tố nước ngoài là việc cơ quan có thẩm quyền xác nhận các sự kiện: sinh; kết hôn; sung, tử; nuôi con nuôi; giám hộ; nhận cha, mẹ, con; thay đổi, cải chính, bổ điều chỉnh hộ tịch; xác định lại giới tính; xác định lại dân tộc; ghi vào sổ hộ tịch các việc: xác định cha, mẹ, con; thay đổi quốc tịch; ly hôn; hủy việc kết hôn trái pháp luật; chấm dứt nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài.
Hiện nay, đăng ký hộ tịch có yếu tố nước ngoài được thực hiện theo quy định tại Nghị định 158/2005/NĐ-CP về đăng ký và quản lý hộ tịch. Theo quy định tại Nghị định này thì xác nhận các sự kiện hộ tịch có yếu tố nước ngoài bao gồm các công việc sau::
- Ghi vào sổ hộ tịch việc của công dân Việt Nam đã đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền của nước ngoài. ngoài.
- Đăng ký sửa đổi, bổ sung, cải chính các sự kiện hộ tịch trên có yếu tố nước
- Nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài
- Đăng ký nhận cha, mẹ, con có yếu tố nước ngoài;
- Đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài;
- Đăng ký giám hộ có yếu tố nước ngoài
- Đăng ký khai tử có yếu tố nước ngoài;
- Đăng ký khai sinh có yếu tố nước ngoài;
Thủ tục đăng ký khai sinh có yếu tố nước ngoài
Giấy tờ phải xuất trình khi đăng ký khai sinh có yếu tố nước ngoài bao gồm:
– Hộ chiếu hoặc chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân hoặc các giấy tờ khác có dán ảnh và thông tin cá nhân do cơ quan có thẩm quyền cấp, còn giá trị sử dụng để chứng minh về nhân thân của người có yêu cầu đăng ký khai sinh.
– Giấy tờ chứng minh nơi cư trú để xác định thẩm quyền đăng ký khai sinh.
– Giấy chứng nhận kết hôn nếu cha, mẹ đã đăng ký kết hôn.
– Trường hợp trẻ em sinh ra ở nước ngoài, có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam hoặc cha và mẹ đều là công dân Việt Nam, chưa được đăng ký khai sinh ở nước ngoài, về cư trú tại Việt Nam thì xuất trình giấy tờ chứng minh việc trẻ em đã nhập cảnh hợp pháp vào Việt Nam (như: hộ chiếu, giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế có dấu xác nhận nhập cảnh của cơ quan quản lý xuất, nhập cảnh) và văn bản xác nhận của cơ quan công an có thẩm quyền về việc trẻ em đang cư trú tại Việt Nam.
Các bước thực hiện:
Bước 1: Người có yêu cầu đăng ký khai sinh nộp hồ sơ đến Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của UBND quận, huyện.
Bước 2: Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của UBND cấp huyện tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra tính hợp lệ và đầy đủ của các giấy tờ có trong hồ sơ.
+ Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, công chức tiếp nhận hồ sơ, viết giấy biên nhận;
+ Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ thì hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung, hoàn thiện hồ sơ theo quy định. Trường hợp không thể bổ sung, hoàn thiện hồ sơ ngay thì phải lập văn bản hướng dẫn, trong đó nêu rõ những loại giấy tờ, nội dung cần bổ sung, hoàn thiện, ký và ghi rõ họ, tên người tiếp nhận hồ sơ;
+ Trong trường hợp hồ sơ không được bổ sung, hoàn thiện theo hướng dẫn thì người tiếp nhận hồ sơ từ chối tiếp nhận hồ sơ. Việc từ chối tiếp nhận hồ sơ phải được thể hiện bằng văn bản, trong đó ghi rõ lý do từ chối, người tiếp nhận ký và ghi rõ họ tên.
Bước 3: Ngay khi nhận hồ sơ, nếu thấy thông tin khai sinh đầy đủ và hợp lệ, công chức làm công tác đăng ký hộ tịch ghi nội dung khai sinh vào sổ đăng ký khai sinh và cùng người đi đăng ký khai sinh ký tên vào sổ.
Phòng Tư pháp báo cáo Chủ tịch UBND cấp huyện cấp Giấy khai sinh cấp cho người được đăng ký khai sinh.
Trường hợp cha, mẹ chọn quốc tịch Việt Nam cho con thì công chức làm công tác hộ tịch cập nhật thông tin khai sinh để lấy số định danh cá nhân.
Quy định về việc đăng ký hộ tịch cho công dân Việt Nam cư trú ở nước ngoài
Việc đăng ký hộ tịch cho công dân Việt Nam cư trú ở nước ngoài được quy định tại Điều 53 Luật Hộ tịch 2014, theo đó:
Cơ quan đại diện thực hiện đăng ký các việc hộ tịch theo quy định tại Điều 3 của Luật này cho công dân Việt Nam cư trú ở nước ngoài, nếu việc đăng ký đó không trái pháp luật của nước tiếp nhận và điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
Căn cứ quy định của Luật này, Bộ Ngoại giao phối hợp với Bộ Tư pháp hướng dẫn về thẩm quyền, thủ tục đăng ký hộ tịch, việc cấp bản sao trích lục hộ tịch cho công dân Việt Nam cư trú ở nước ngoài tại Cơ quan đại diện.
Thông tin liên hệ
Trên đây là bài viết Luật sư X tư vấn về “Đăng ký hộ tịch có yếu tố nước ngoài”. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả. Đội ngũ luật sư của Công ty Luật sư X luôn sẵn sàng lắng nghe và giải đáp mọi vướng mắc liên quan đến dò mã số thuế cá nhân của bạn. Nếu có những vấn đề nào chưa rõ cần được tư vấn thêm quý độc giả hãy liên hệ ngay tới hotline 0833.102.102 để được các chuyên gia pháp lý của Luật sư X tư vấn trực tiếp.
Câu hỏi thường gặp
Việc đăng ký khai tử có yếu tố nước ngoài được thực hiện trong trường hợp:
– Người nước ngoài chết tại Việt Nam (gồm người nước ngoài và người không quốc tịch).
– Công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài chết tại Việt Nam.
Trường hợp đăng ký giám hộ được coi là đăng ký giám hộ có yếu tố nước ngoài là trường hợp:
– Đăng ký giám hộ giữa người nước ngoài với công dân Việt Nam
– Đăng ký giám hộ giữa người nước ngoài với nhau tại Việt Nam
– Đăng ký giám hộ giữa người Việt Nam định cư ở nước ngoài với nhau
– Đăng ký giám hộ giữa người Việt Nam định cư ở nước ngoài với công dân Việt Nam.
Theo Điều 7 Luật Hộ tịch năm 2014 quy định:
“1. Ủy ban nhân dân cấp xã đăng ký hộ tịch trong các trường hợp sau:
a) Đăng ký sự kiện hộ tịch quy định tại các điểm a, b, c, d và e khoản 1 Điều 3 của Luật này cho công dân Việt Nam cư trú ở trong nước;
b) Đăng ký thay đổi, cải chính hộ tịch cho người chưa đủ 14 tuổi; bổ sung thông tin hộ tịch cho công dân Việt Nam cư trú ở trong nước;
c) Thực hiện các việc hộ tịch theo quy định tại khoản 2 và khoản 4 Điều 3 của Luật này;
d) Đăng ký khai sinh cho trẻ em sinh ra tại Việt Nam có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam thường trú tại khu vực biên giới, còn người kia là công dân của nước láng giềng thường trú tại khu vực biên giới với Việt Nam; kết hôn, nhận cha, mẹ, con của công dân Việt Nam thường trú ở khu vực biên giới với công dân của nước láng giềng thường trú ở khu vực biên giới với Việt Nam; khai tử cho người nước ngoài cư trú ổn định lâu dài tại khu vực biên giới của Việt Nam.
2. Ủy ban nhân dân cấp huyện đăng ký hộ tịch trong các trường hợp sau, trừ trường hợp quy định tại điểm d khoản 1 Điều này:
a) Đăng ký sự kiện hộ tịch quy định tại khoản 1 Điều 3 của Luật này có yếu tố nước ngoài;
b) Đăng ký thay đổi, cải chính hộ tịch cho công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên cư trú ở trong nước; xác định lại dân tộc;
c) Thực hiện các việc hộ tịch theo quy định tại khoản 3 Điều 3 của Luật này.