Chào Luật sư X, tôi vừa mới sinh em bé và hiện tại em bé đã được 20 ngày tuổi. Tôi định đăng ký khai sinh cho bé nhưng không tìm thấy giấy chứng sinh. Theo tôi được biết thì phải có giấy chứng sinh mới được làm giấy khai sinh. Cho tôi hỏi đăng ký khai sinh không có chứng sinh có được không? Xin được tư vấn. Tôi xin cảm ơn.
Chào bạn, để giải đáp thắc mắc hãy cùng Luật sư X tìm hiểu qua bài viết sau nhé.
Căn cứ pháp lý
Giấy chứng sinh là gì?
Hiện nay, pháp luật chưa có quy định nào cụ thể về giấy chứng sinh là gì. Tuy nhiên, giấy chứng sinh là một trong những loại giấy tờ quan trọng mà mỗi con người được cấp từ khi mới sinh ra.
Giấy chứng sinh được dùng làm căn cứ chứng thực, xác nhận sự ra đời của một người, đồng thời dùng để thực hiện thủ tục đăng ký khai sinh cho trẻ hoặc các thủ tục khác có liên quan.
Thời hạn sử dụng của giấy chứng sinh: đến khi trẻ được đăng ký khai sinh.
Giấy chứng sinh sẽ ghi nhận những nội dung sau đây:
– Họ và tên người mẹ;
– Năm sinh người mẹ;
– Thông tin về giấy CMND/CCCD của người mẹ;
– Đã sinh con ra vào lúc nào;
– Giới tính con sinh ra;
– Cân nặng con sinh ra;
– Con sinh ra thứ mấy;
– Số con một lần sinh;
– Dự định đặt tên cho con là gì;
– Chữ ký của người đỡ đẻ; và thủ trưởng cơ sở y tế.
Ai có trách nhiệm đăng ký khai sinh?
Theo Điều 15 Luật Hộ tịch năm 2014 quy định trách nhiệm đăng ký khai sinh như sau:
– Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày sinh con, cha hoặc mẹ có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho con; trường hợp cha, mẹ không thể đăng ký khai sinh cho con thì ông hoặc bà hoặc người thân thích khác hoặc cá nhân, tổ chức đang nuôi dưỡng trẻ em có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho trẻ em.
– Công chức tư pháp – hộ tịch thường xuyên kiểm tra, đôn đốc việc đăng ký khai sinh cho trẻ em trên địa bàn trong thời hạn quy định; trường hợp cần thiết thì thực hiện đăng ký khai sinh lưu động.”
Theo đó, cha hoặc mẹ có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho con trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày sinh con.
Trường hợp nếu cha, mẹ không thể đăng ký khai sinh cho con thì ông hoặc bà hoặc người thân thích khác hoặc cá nhân, tổ chức đang nuôi dưỡng trẻ em có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho trẻ em.
Đăng ký khai sinh không có chứng sinh có được không?
Căn cứ Điều 16 Luật Hộ tịch năm 2014 quy định thủ tục đăng ký khai sinh như sau:
– Người đi đăng ký khai sinh nộp tờ khai theo mẫu quy định và giấy chứng sinh cho cơ quan đăng ký hộ tịch. Trường hợp không có giấy chứng sinh thì nộp văn bản của người làm chứng xác nhận về việc sinh; nếu không có người làm chứng thì phải có giấy cam đoan về việc sinh; trường hợp khai sinh cho trẻ em bị bỏ rơi phải có biên bản xác nhận việc trẻ bị bỏ rơi do cơ quan có thẩm quyền lập; trường hợp khai sinh cho trẻ em sinh ra do mang thai hộ phải có văn bản chứng minh việc mang thai hộ theo quy định pháp luật.
– Ngay sau khi nhận đủ giấy tờ theo quy định tại khoản 1 Điều này, nếu thấy thông tin khai sinh đầy đủ và phù hợp, công chức tư pháp – hộ tịch ghi nội dung khai sinh theo quy định tại khoản 1 Điều 14 của Luật này vào Sổ hộ tịch; cập nhật vào Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để lấy Số định danh cá nhân.
Công chức tư pháp – hộ tịch và người đi đăng ký khai sinh cùng ký tên vào Sổ hộ tịch. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã cấp Giấy khai sinh cho người được đăng ký khai sinh.
– Chính phủ quy định chi tiết việc đăng ký khai sinh cho trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em chưa xác định được cha, mẹ, trẻ em sinh ra do mang thai hộ; việc xác định quê quán của trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em chưa xác định được cha, mẹ”.
Như vậy, người đi đăng ký khai sinh nếu không có giấy chứng sinh thì có thể nộp thay thế bằng văn bản của người làm chứng xác nhận về việc sinh; hoặc nếu không có người làm chứng thì phải có giấy cam đoan về việc sinh.
Trường hợp đăng ký khia inh cho con, bạn chỉ cần nhờ một trong những người biết về việc bạn sinh con, làm chứng bằng một văn bản và nộp cho công chức tư pháp – hộ tịch tại UBND cấp xã. Nếu không có người làm chứng, thì phải làm giấy cam đoan về việc sinh là có thực, sau đó nộp giấy tờ trên cùng một tờ khai đăng ký khai sinh theo mẫu quy định cho UBND cấp xã để thực hiện đăng ký khai sinh cho con mình.
Đăng ký khai sinh cho con bao gồm những nội dung nào?
Căn cứ Điều 14 Luật Hộ tịch năm 2014 quy định nội dung đăng ký khai sinh bao gồm nội dung, cụ thể như nhau:
– Nội dung đăng ký khai sinh gồm:
- Thông tin của người được đăng ký khai sinh: Họ, chữ đệm và tên; giới tính; ngày, tháng, năm sinh; nơi sinh; quê quán; dân tộc; quốc tịch;
- Thông tin của cha, mẹ người được đăng ký khai sinh: Họ, chữ đệm và tên; năm sinh; dân tộc; quốc tịch; nơi cư trú;
- Số định danh cá nhân của người được đăng ký khai sinh.
– Việc xác định quốc tịch, dân tộc, họ của người được khai sinh được thực hiện theo quy định của pháp luật về quốc tịch Việt Nam và pháp luật dân sự.
– Nội dung đăng ký khai sinh quy định tại khoản 1 Điều này là thông tin hộ tịch cơ bản của cá nhân, được ghi vào Sổ hộ tịch, Giấy khai sinh, cập nhật vào Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử và Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Hồ sơ, giấy tờ của cá nhân liên quan đến thông tin khai sinh phải phù hợp với nội dung đăng ký khai sinh của người đó.
Chính phủ quy định việc cấp số định danh cá nhân cho người được đăng ký khai sinh.”
Thủ tục đăng ký khai sinh cho con gồm những gì?
Bước 1: Hồ sơ chuẩn bị
Bản chính Giấy chứng sinh (do Bệnh viện, Cơ sở y tế nơi trẻ sinh ra cấp).
Các giấy tờ tùy thân (hộ chiếu, chứng minh nhân dân, thẻ căn cước công dân hoặc giấy tờ khác có dán ảnh và thông tin cá nhân do cơ quan có thẩm quyền cấp, còn giá trị sử dụng) để chứng minh về nhân thân;
Giấy chứng nhận kết hôn (nếu cha, mẹ của trẻ đã đăng ký kết hôn);
Sổ Hộ khẩu (hoặc giấy chứng nhận nhân khẩu tập thể,
Giấy đăng ký tạm trú có thời hạn của cha, mẹ trẻ).
Sau khi chuẩn bị được các giấy tờ, hồ sơ trên, người đi đăng ký khai sinh Điền và nộp mẫu tờ khai đăng ký khai sinh theo hướng dẫn.
Bước 2: Nộp và xuất trình các giấy tờ trên tại UBND cấp xã nơi cư trú của người cha hoặc người mẹ
Theo quy định của luật Hộ tịch 2014, thì UBND xã phường có thẩm quyền đăng ký khai sinh cho trẻ sinh ra trên địa bàn mình quản lý. UBND có thẩm quyền quản lý ở đây có thể là UBND nơi cha mẹ đăng ký thường trú, tạm trú, hoặc UBND xã nơi trẻ đang sinh sống thực tế. Theo đó, thủ tục làm khai sinh cho trẻ được quy định thẩm quyền rộng rãi. Giúp thủ tục này được diễn ra nhanh và dễ dàng hơn.
Bước 3: Tiếp nhận hồ sơ đăng ký khai sinh và cấp Giấy khai sinh
Công chức tư pháp – hộ tịch có trách nhiệm nhận và kiểm tra các giấy tờ hợp lệ, xét thấy thông tin khai sinh đầy đủ và phù hợp thì tiến hành ghi nội dung khai sinh vào Sổ hộ tịch, trình Chủ tịch UBND cấp xã ký vào bản chính Giấy khai sinh.
Công chức tư pháp – hộ tịch và người đi đăng ký khai sinh cùng ký tên vào Sổ hộ tịch
Giấy khai sinh chỉ được cấp 1 bản chính. Tùy thuộc vào yêu cầu của người đăng ký, Cán bộ tư pháp-Hộ tịch sẽ tiến hành cấp bản sao.
Có thể bạn quan tâm
- Quy định có làm căn cước công dân online được không năm 2022
- Đi làm căn cước công dân cần những gì theo quy định mới 2022
- Đi làm căn cước công dân ở đâu theo quy định năm 2022
Thông tin liên hệ Luật Sư X
Trên đây là bài viết Luật sư X tư vấn về “Đăng ký khai sinh không có chứng sinh có được không năm 2022?”. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả. Đội ngũ luật sư của Công ty Luật sư X luôn sẵn sàng lắng nghe và giải đáp mọi vướng mắc liên quan đến quy định biên chế công chức nhà nước; thẩm quyền xác nhận mối quan hệ nhân thân, dịch vụ đăng ký nhãn hiệu độc quyền… của bạn. Nếu có những vấn đề nào chưa rõ cần được tư vấn thêm quý độc giả hãy liên hệ ngay tới hotline 0833.102.102. để được các chuyên gia pháp lý của Luật sư X tư vấn trực tiếp.
Hoặc qua các kênh sau:
FaceBook: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Thẩm quyền cấp giấy chứng sinh quy định tại khoản 1 Điều 16 Thông tư 56/2017/TT-BYT. Theo đó, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đã được cấp giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh có phạm vi hoạt động chuyên môn được phép thực hiện dịch vụ đỡ đẻ được phép cấp giấy chứng sinh.
Quyết định 1872/QĐ-BTP năm 2020 quy định, chi tiết về giấy tờ phải nộp khi đăng ký khai sinh như sau:
– Tờ khai đăng ký khai sinh theo mẫu.
– Bản chính Giấy chứng sinh; trường hợp không có Giấy chứng sinh thì nộp văn bản của người làm chứng xác nhận về việc sinh; nếu không có người làm chứng thì phải có giấy cam đoan về việc sinh;
– Trường hợp trẻ em bị bỏ rơi thì phải có biên bản về việc trẻ bị bỏ rơi do cơ quan có thẩm quyền lập.
– Trường hợp khai sinh cho trẻ em sinh ra do mang thai hộ phải có văn bản xác nhận của cơ sở y tế đã thực hiện kỹ thuật hỗ trợ sinh sản cho việc mang thai hộ.
– Văn bản ủy quyền (được chứng thực) theo quy định của pháp luật trong trường hợp ủy quyền thực hiện việc đăng ký khai sinh.
Như vậy, giấy chứng sinh nộp khi đăng ký khai sinh cho con phải là bản chính, bản sao y sẽ không được chấp nhận.
Theo Thông tư 17/2012/TT-BYT, giấy chứng sinh có thể được cấp lại.
Đối với trường hợp mất, rách, nát giấy chứng sinh: bố, mẹ hoặc người thân thích của trẻ phải làm Đơn đề nghị cấp lại Giấy chứng sinh theo mẫu quy định tại Phụ lục 03 ban hành kèm theo Thông tư 17. Đơn này phải có xác nhận của Tổ trưởng Tổ dân phố hoặc trưởng thôn về việc sinh và đang sinh sống tại địa bàn khu dân cư.
Sau khi xin xác nhận, bố, mẹ hoặc người thân thích của trẻ gửi cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi đã cấp Giấy chứng sinh cho trẻ lần đầu.
Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đơn, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có trách nhiệm cấp lại giấy chứng sinh mới. Giấy chứng sinh được cấp lại phải ghi rõ số, quyển số của Giấy chứng sinh cũ và đóng dấu “Cấp lại”. Trong trường hợp cần phải xác minh, thì thời hạn xác minh không quá 03 ngày làm việc.
Như vậy, giấy chứng sinh nếu bị mất thì hoàn toàn có thể xin cấp lại.
Người dân khi bị mất giấy chứng sinh thì có thể lựa chọn 01 trong 03 cách sau để được khai sinh cho con:
Xin cấp lại giấy chứng sinh;
Xuất trình văn bản của người làm chứng về việc sinh khi đi đăng ký khai sinh;
Xuất trình văn bản cam đoan về việc sinh khi đi đăng ký khai sinh.
Lưu ý rằng đối với trường hợp thứ 02 và thứ 03 nêu trên, thủ tục đăng ký khai sinh sẽ rắc rối hơn so với việc xuất trình giấy chứng sinh.