Kinh doanh hộ gia đình là một trong những hình thức kinh doanh khá phổ biến bên cạnh đó nó rất phù hợp với quy mô nhỏ, số vốn ít, và thường do một hộ gia đình hay cá nhân làm chủ và tham gia trực tiếp hoạt động quản lý. Hộ kinh doanh cá thể được xem là mô hình kinh doanh đơn giản và phổ biến tại Việt Nam. Đăng ký kinh doanh hộ gia đình đây là cơ sở pháp lý xác định hộ gia đình đang tiến hành kinh doanh. Việc đăng ký kinh doanh của hộ gia đình được quy định theo hình thức “hộ kinh doanh” vẫn được điều chỉnh bằng pháp luật của doanh nghiệp. Xin mời các bạn độc giả cùng tìm hiểu qua bài viết của Luật sư X để hiểu và nắm rõ được những quy định về “Đăng ký kinh doanh hộ gia đình” có thể giúp các bạn độc giả hiểu sâu hơn về pháp luật.
Căn cứ pháp lý
Khái niệm đăng ký hộ kinh doanh
Căn cứ Khoản 1 Điều 79 Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định về hộ kinh doanh như sau:
“Điều 79. Hộ kinh doanh
1. Hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc các thành viên hộ gia đình đăng ký thành lập và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh của hộ. Trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh thì ủy quyền cho một thành viên làm đại diện hộ kinh doanh. Cá nhân đăng ký hộ kinh doanh, người được các thành viên hộ gia đình ủy quyền làm đại diện hộ kinh doanh là chủ hộ kinh doanh.”
Điều kiện cấp giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh cá thể
Tại Khoản 1 Điều 82 Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định về điều kiện cấp giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh như sau:
“Điều 82. Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh
1. Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh được cấp cho hộ kinh doanh thành lập và hoạt động theo quy định tại Nghị định này. Hộ kinh doanh được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Ngành, nghề đăng ký kinh doanh không bị cấm đầu tư kinh doanh;
b) Tên của hộ kinh doanh được đặt theo đúng quy định tại Điều 88 Nghị định này;
c) Có hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh hợp lệ;
d) Nộp đủ lệ phí đăng ký hộ kinh doanh theo quy định.”
Hộ kinh doanh được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh khi có đủ các điều kiện sau đây:
+ Ngành, nghề đăng ký kinh doanh không bị cấm đầu tư kinh doanh;
+ Tên của hộ kinh doanh được đặt theo đúng quy định tại Điều 88 Nghị định 01/2021/NĐ-CP;
“Điều 88. Đặt tên hộ kinh doanh
1. Hộ kinh doanh có tên gọi riêng. Tên hộ kinh doanh bao gồm hai thành tố theo thứ tự sau đây:
a) Cụm từ “Hộ kinh doanh”;
b) Tên riêng của hộ kinh doanh.
Tên riêng được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ F, J, Z, W, có thể kèm theo chữ số, ký hiệu.
2. Không được sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc để đặt tên riêng cho hộ kinh doanh.
3. Hộ kinh doanh không được sử dụng các cụm từ “công ty”, “doanh nghiệp” để đặt tên hộ kinh doanh.
4. Tên riêng hộ kinh doanh không được trùng với tên riêng của hộ kinh doanh đã đăng ký trong phạm vi cấp huyện.”
+ Có hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh hợp lệ;
+ Nộp đủ lệ phí đăng ký hộ kinh doanh theo quy định.
– Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh được cấp trên cơ sở thông tin trong hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh do người thành lập hộ kinh doanh tự khai và tự chịu trách nhiệm.
– Các thông tin trên Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh có giá trị pháp lý kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh và hộ kinh doanh có quyền hoạt động kinh doanh kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh, trừ trường hợp kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện.
Trường hợp hộ kinh doanh đăng ký ngày bắt đầu hoạt động kinh doanh sau ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh thì hộ kinh doanh được quyền hoạt động kinh doanh kể từ ngày đăng ký, trừ trường hợp kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện.
– Hộ kinh doanh có thể nhận Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh trực tiếp tại Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện hoặc đăng ký và trả phí để nhận qua đường bưu điện.
– Hộ kinh doanh có quyền yêu cầu Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện cấp bản sao Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh và nộp phí theo quy định.
Hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh
Hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh bao gồm:
(1) Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh;
(2) Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với chủ hộ kinh doanh, thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh trong trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh;
(3) Bản sao biên bản họp thành viên hộ gia đình về việc thành lập hộ kinh doanh trong trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh;
(4) Bản sao văn bản ủy quyền của thành viên hộ gia đình cho một thành viên làm chủ hộ kinh doanh đối với trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh.
Thủ tục đăng ký hộ kinh doanh
Bước 1: Khi tiếp nhận hồ sơ, Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện trao Giấy biên nhận và cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh cho hộ kinh doanh trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ.
Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện phải thông báo bằng văn bản cho người nộp hồ sơ hoặc người thành lập hộ kinh doanh biết. Thông báo phải nêu rõ lý do và các yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ (nếu có).
Bước 2: Nếu sau 03 ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh mà không nhận được Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh hoặc không nhận được thông báo yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh thì người thành lập hộ kinh doanh hoặc hộ kinh doanh có quyền khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
Bước 3: Định kỳ vào tuần làm việc đầu tiên hàng tháng, Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện gửi danh sách hộ kinh doanh đã đăng ký tháng trước cho Cơ quan thuế cùng cấp, Phòng Đăng ký kinh doanh và cơ quan quản lý chuyên ngành cấp tỉnh.
Nơi thực hiện đăng ký hộ kinh doanh: Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đặt trụ sở hộ kinh doanh.
Mời các bạn xem thêm bài viết
- PHÍ THÀNH LẬP HỘ KINH DOANH CÁ THỂ TẠI VIỆT NAM NĂM 2022
- CÁCH VIẾT ĐƠN XIN ĐỔI TÊN CHI TIẾT CHUẨN QUY ĐỊNH NĂM 2023
- MẪU ĐƠN XIN ĐỔI HỌ CHO CON CHUẨN QUY ĐỊNH NĂM 2023
Thông tin liên hệ
Luật sư X sẽ đại diện khách hàng để giải quyết các vụ việc có liên quan đến vấn đề “Đăng ký kinh doanh hộ gia đình” hoặc các dịch vụ khác như là kết hôn với người nước ngoài. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ hỗ trợ quý khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào. Hãy liên lạc với số hotline 0833.102.102 để được trao đổi chi tiết, xúc tiến công việc diễn ra nhanh chóng, bảo mật, uy tín.
- FB: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
+ Cơ quan cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh.
+ Mã số Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh.
+ Ngày cấp lần đầu và ngày cấp mới (nếu có).
+ Tên hộ kinh doanh (ghi bằng chữ in hoa).
+ Địa chỉ kinh doanh cùng với các thông tin liên hệ khác gồm số điện thoại, fax, email, website.
+ Ngành nghề kinh doanh.
+ Vốn điều lệ.
+ Họ và tên đại diện hộ kinh doanh (ghi bằng chữ in hoa).
+ Các thông tin trên Giấy tờ chứng thực cá nhân của đại diện hộ kinh doanh.
Giấy phép kinh doanh hộ kinh doanh cũng như giấy đăng ký kinh doanh đối với ngành nghề kinh doanh không điều kiện thì không có quy định về thời hạn. Còn đối với giấy phép kinh doanh có điều kiện thì sẽ có thời hạn, nhưng thời hạn bao lâu còn phụ thuộc vào mỗi ngành nghề, mỗi loại giấy phép kinh doanh khác nhau.
Chủ hộ kinh doanh được lựa chọn các ngành nghề trong hệ thống mã ngành kinh tế Việt Nam để đăng ký hoạt động cho hộ kinh doanh cá thể dự kiến thành lập. Thông thường, để tránh việc bị áp mức thuế khoán cao, Luật Trí Nam luôn kiến nghị khách hàng chỉ nên lựa chọn các ngành nghề chính sẽ kinh doanh, ngành nghề dự kiến mở rộng kinh doanh sắp tới, bởi thủ tục bổ sung ngành nghề kinh doanh tương đối đơn giản. Các hộ kinh doanh không nên vì ngại phải thực hiện thủ tục bổ sung ngành nghề kinh doanh mà chọn đăng ký quá nhiều ngành nghề kinh doanh.