Chào Luật sư X, tôi muốn mở xưởng sản xuất các mặt hàng thủ công để kinh doanh thì có phải đi đăng ký tại cơ quan thuế không? Đăng ký kinh doanh xưởng sản xuất với cơ quan thuế theo quy định hiện nay là gì? Xin được tư vấn.
Chào bạn, bạn đang muốn mở xưởng sản xuất để kinh doanh? Nhưng chưa nắm được các thủ tục pháp lý liên quan đến việc đăng ký kinh doanh xưởng sản xuất? Đăng ký kinh doanh xưởng sản xuất với cơ quan thuế theo quy định hiện nay như thế nào? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu nhé.
Căn cứ pháp lý
- Thông tư 156/2013/TT-BTC
Khái niệm về nhà xưởng
Nhà xưởng hay còn gọi là nhà công nghiệp, có diện tích và quy mô lớn hơn nhiều so với nhà ở, văn phòng hay cửa hàng thông thường. Mỗi nhà xưởng là nơi tập trung nhân lực, trang thiết bị, nguyên vật liệu,… phục vụ cho một quy trình sản xuất, chế biến nhất định. Bên cạnh đó, nhà xưởng còn là nơi chứa đựng, bảo quản hàng hóa trong khi chờ vận chuyển đến bộ phận, khu công nghiệp khác hay phân phối ra thị trường.
Thủ tục đăng ký kinh doanh xưởng sản xuất hộ cá thể
Để hoàn tất thủ tục đăng ký hộ kinh doanh cá thể, đăng ký kinh doanh xưởng sản xuất thì bạn sẽ thực hiện nộp hồ sơ đăng ký kinh doanh xưởng sản xuất tại ủy ban nhân dân quận , huyện nơi bạn đặt trụ sở kinh doanh
Hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh cá thể gồm các thành phần sau:
+ Đơn xin đăng ký kinh doanh
+ Giấy chứng nhận đủ điều kiện đăng ký kinh doanh nếu kinh doanh ngành nghề có điều kiện
+ Bản sao giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà hoặc hợp đồng thuê mướn mặt bằng có xác nhận của ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn.
Thủ tục đăng ký kinh doanh xưởng sản xuất khi đăng ký hộ kinh doanh cá thể khá đơn giản, bạn có thể qua UBND quận, huyện nơi bạn đặt trụ sở chính để hỏi và mua hồ sơ.
Thủ tục thành lập công ty kinh doanh xưởng sản xuất
Hồ sơ thành lập công ty cũng chính là hồ sơ đăng ký kinh doanh xưởng sản xuất được nộp lên sở kế hoạch đầu tư gồm các giấy tờ sau:
- Đơn đăng ký kinh doanh;
- Điều lệ công ty;
- Danh sách thành viên nếu thành lập công ty TNHH 2 thành viên, danh sách cổ đông nếu thành lập công ty cổ phần;
- Bản sao hợp lệ chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của người đại diện pháp luật và các thành viên, các cổ đông của công ty
Sau 3-5 ngày làm việc, nếu hồ sơ đăng ký kinh doanh xưởng sản xuất hợp lệ, sở KHĐT sẽ cấp giấy phép đăng ký kinh doanh kèm mã số thuế cho người đăng ký kinh doanh.
Các công việc phải làm sau khi thành lập công ty, sau khi đăng ký kinh doanh xưởng sản xuất:
- Tiến hành khắc dấu và thông báo phát hành mẫu dấu pháp nhân;
- Gắn bảng hiệu tại trụ sở của công ty;
- Tiến hành khai thuế ban đầu cho cong ty tại chi cục thuế quận/ huyện nơi công ty đặt trụ sở chính;
- Mở tài khoản ngân hàng và thông báo tài khoản ngân hàng lên sở kế hoạch và đầu tư;
- Mua token và kích hoạt nộp thuế điện tử;
- Nộp thuế môn bài;
- Làm thủ tục xin đặt in hóa đơn, đặt in hóa đơn, Thông báo phát hành hóa đơn giá trị gia tăng;
Những lưu ý khi thực hiện thủ tục thành lập xưởng sản xuất kinh doanh cho công ty
Ngành nghề của xưởng sản xuất kinh doanh
Ngành nghề kinh doanh của chi nhánh, địa điểm kinh doanh có thể là một trong số tất cả các ngành nghề công ty kinh doanh hoặc là toàn bộ những ngành nghề mà công ty kinh doanh. Nhưng cần lưu ý là ngành nghề kinh doanh của chi nhánh, địa điểm kinh doanh không được vượt quá phạm vi ngành nghề kinh doanh của công ty mẹ nên có nhiều trường hợp muốn bổ sung ngành nghề kinh doanh cho chi nhánh, địa điểm kinh doanh thì cần làm thủ tục bổ sung ngành nghề đó đó trước cho công ty mẹ xong rồi sau đó mới thực hiện bổ sung ngành nghề kinh doanh cho chi nhánh, địa điểm kinh doanh.
Trụ sở đặt xưởng sản xuất kinh doanh
Doanh nghiệp có thể thành lập xưởng sản xuất tại địa chỉ trụ sở chính hoặc khác địa chỉ trụ sở chính. Doanh nghiệp cũng có thể thành lập nhiều xưởng sản xuất kinh doanh trong cùng một đơn vị hành chính. Địa chỉ trụ sở của xưởng sản xuất kinh doanh phải ghi rõ địa chỉ số nhà, thôn/phố, xã/thị trấn/phường, quận/huyện, tỉnh/thành phố.
Đăng ký kinh doanh xưởng sản xuất với cơ quan thuế
Căn cứ Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 6/11/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số điều của Luật quản lý thuế; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế và Nghị định số 83/2013/NĐ-CP ngày 22/7/2013 của Chính phủ:
- Tại Điều 11 quy định về Khai thuế giá trị gia tăng:
“1. Trách nhiệm nộp hồ sơ khai thuế giá trị gia tăng cho cơ quan thuế
c) Trường hợp người nộp thuế có đơn vị trực thuộc kinh doanh ở địa phương cấp tỉnh khác nơi người nộp thuế có trụ sở chính thì đơn vị trực thuộc nộp hồ sơ khai thuế giá trị gia tăng cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp của đơn vị trực thuộc; nếu đơn vị trực thuộc không trực tiếp bán hàng, không phát sinh doanh thu thì thực hiện khai thuế tập trung tại trụ sở chính của người nộp thuế…
Đối với trường hợp người nộp thuế có dự án kinh doanh bất động sản ở địa phương cấp tỉnh khác nơi người nộp thuế có trụ sở chính, có thành lập đơn vị trực thuộc (chi nhánh, Ban quản lý dự án…) thì người nộp thuế phải thực hiện đăng ký thuế và nộp thuế theo phương pháp khấu trừ đối với hoạt động kinh doanh bất động sản với cơ quan thuế địa phương nơi phát sinh hoạt động kinh doanh bất động sản.”
- Tại Điều 17 quy định về khai thuế môn bài:
“1. Người nộp thuế môn bài nộp Tờ khai thuế môn bài cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp.
…Trường hợp người nộp thuế có đơn vị trực thuộc ở khác địa phương cấp tỉnh nơi người nộp thuế có trụ sở chính thì đơn vị trực thuộc thực hiện nộp Tờ khai thuế môn bài của đơn vị trực thuộc cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp đơn vị trực thuộc…”
Căn cứ Thông tư số 151/2014/TT-BTC ngày 10/10/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định số 91/2014/NĐ-CP ngày 01/10/2014 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều tại các Nghị định quy định về thuế.
- Tại Điều 16 sửa đổi Điều 12, Thông tư số 156/2013/TT-BTC như sau:
“Điều 12. Khai thuế thu nhập doanh nghiệp
- Trách nhiệm nộp hồ sơ khai thuế thu nhập doanh nghiệp cho cơ quan thuế:
…
c) Trường hợp người nộp thuế có đơn vị trực thuộc nhưng hạch toán phụ thuộc thì đơn vị trực thuộc đó không phải nộp hồ sơ khai thuế thu nhập doanh nghiệp; khi nộp hồ sơ khai thuế thu nhập doanh nghiệp, người nộp thuế có trách nhiệm khai tập trung tại trụ sở chính cả phần phát sinh tại đơn vị trực thuộc…”
- Tại Điều 19 sửa đổi, bổ sung Tiết a.3, Điểm a, Khoản 1 Điều 16 Thông tư số 156/2013/TT-BTC như sau:
“a.3) Tổ chức, cá nhân trả thu nhập thuộc diện chịu thuế thu nhập cá nhân có trách nhiệm khai quyết toán thuế thu nhập cá nhân và quyết toán thuế thu nhập cá nhân thay cho các cá nhân có ủy quyền không phân biệt có phát sinh khấu trừ thuế hay không phát sinh khấu trừ thuế. Trường hợp tổ chức, cá nhân không phát sinh trả thu nhập thì không phải khai quyết toán thuế thu nhập cá nhân…”.
Căn cứ Điều 26 Thông tư số 111/2013/TT-BTC ngày 15/8/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Luật Thuế thu nhập cá nhân, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế thu nhập cá nhân và Nghị định số 65/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật thuế thu nhập cá nhân và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế thu nhập cá nhân, quy định về khai thuế, quyết toán thuế TNCN:
“Tổ chức, cá nhân trả thu nhập thuộc diện chịu thuế thu nhập cá nhân và cá nhân có thu nhập thuộc diện chịu thuế thu nhập cá nhân thực hiện khai thuế và quyết toán thuế theo hướng dẫn về thủ tục, hồ sơ tại văn bản hướng dẫn về quản lý thuế…”
Căn cứ các quy định trên, khi Công ty bạn có mở Chi nhánh trực thuộc (gọi tắt là Chi nhánh) ở địa phương cấp tỉnh khác nơi trụ sở chính của Công ty thì:
- Về thuế Môn bài: Chi nhánh thực hiện theo quy định tại Thông tư số 42/2003/TT-BTC ngày 07/5/2003 và Điều 17 Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 6/11/2013 nêu trên.
- Về thuế GTGT: Trường hợp Chi nhánh có hoạt động kinh doanh thì nộp hồ sơ khai thuế giá trị gia tăng cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp của Chi nhánh; nếu Chi nhánh không trực tiếp bán hàng, không phát sinh doanh thu thì thực hiện khai thuế tập trung tại trụ sở chính của Công ty.
- Về thuế TNDN: Chi nhánh thực hiện khai tập trung tại trụ sở chính của Công ty theo quy định tại Điều 16 Thông tư số 151/2014/TT-BTC nêu trên.
- Về thuế TNCN: Tổ chức trả thu nhập thuộc diện chịu thuế thu nhập cá nhân thì thực hiện khai thuế và quyết toán thuế TNCN theo Điều 26 Thông tư số 111/2013/TT-BTC nêu trên.
Thứ 3: về Hóa đơn tiền điện của cơ sở sản xuất tại Bắc Ninh, mang tên công ty thì được tính là khaonar chi phí hợp lý khi tính thuế Thu nhập. Cụ thể, Các khoản chi phí hợp lý được trừ khi xác định thuế thu nhập doanh nghiệp được quy định tại Điều 6 của Thông tư 78/2014/TT-BTC có hiệu lực từ ngày 2/8/2014. Theo đó, doanh nghiệp được trừ mọi khoản chi nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau: - Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp;
- Khoản chi có đủ hóa đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật.
- Khoản chi nếu có hóa đơn mua hàng hóa, dịch vụ từng lần có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên (giá đã bao gồm thuế GTGT) khi thanh toán phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt.
- Được trừ ở mức quy định đối với các khoản chi bị khống chế mức tính vào chi phí được trừ.
Theo đó, hóa đơn tiền điện của cơ sở sản xuất là khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Để hiểu rõ hơn các quy định về chi phí hợp lý được khấu trừ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp bạn có thể tham khảo bài viết:Các khoản chi phí hợp lý được trừ khi tính thuế TNDN
Có thể bạn quan tâm
- Mẫu đơn xin giảm trừ gia cảnh 2022
- Mẫu đơn xin phép xây dựng công trình tôn giáo mới 2022
- Mẫu đơn xin xây dựng nhà kho mới 2022
- Mẫu đơn xin cấp lại sổ bảo trợ xã hội mới 2022
- Xin cấp lại bìa sổ BHXH ở đâu nhanh, uy tín 2022?
Thông tin liên hệ Luật Sư X
Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề “Đăng ký kinh doanh xưởng sản xuất với cơ quan thuế theo quy định 2022 “. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến quy định đăng ký bảo hộ logo; đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu; thành lập công ty mới…. của Luật Sư X, hãy liên hệ: 0833.102.102.
Hoặc qua các kênh sau:
FaceBook: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Vì xưởng sản xuất kinh doanh được thành lập dưới hình thức chi nhánh hoặc địa điểm kinh doanh nên khi thực hiện thủ tục thành lập xưởng sản xuất kinh doanh cho công ty phải tuân thủ theo quy định đặt tên cho chi nhánh hoặc địa điểm kinh doanh.
Tên chi nhánh, địa điểm kinh doanh phải được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ cái F, J, Z, W, chữ số và các ký hiệu.
Tên chi nhánh, địa điểm kinh doanh phải bao gồm tên doanh nghiệp kèm theo cụm từ “Chi nhánh” đối với chi nhánh, cụm từ “Địa điểm kinh doanh” đối với địa điểm kinh doanh. Tên chi nhánh, địa điểm kinh doanh phải được viết hoặc gắn tại trụ sở chi nhánh, địa điểm kinh doanh.
Ngoài tên bằng tiếng Việt, chi nhánh, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp có thể đăng ký tên bằng tiếng nước ngoài và tên viết tắt. Tên bằng tiếng nước ngoài là tên được dịch từ tên tiếng Việt sang một trong những tiếng nước ngoài hệ chữ La-tinh. Tên viết tắt được viết tắt từ tên tiếng Việt hoặc tên bằng tiếng nước ngoài. Phần tên riêng trong tên chi nhánh, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp không được sử dụng cụm từ “công ty”, “doanh nghiệp”.
Khi muốn mở rộng quy mô kinh doanh, doanh nghiệp sẽ phải thành lập các đơn vị phụ thuộc. Theo quy định của luật doanh nghiệp hiện hành doanh nghiệp có thể thành lập các đơn vị phụ thuộc sau:
Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp, bao gồm cả chức năng đại diện theo ủy quyền. Ngành, nghề kinh doanh của chi nhánh phải đúng với ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp.
Văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ đại diện theo ủy quyền cho lợi ích của doanh nghiệp và bảo vệ các lợi ích đó. Văn phòng đại diện không thực hiện chức năng kinh doanh của doanh nghiệp.
Địa điểm kinh doanh là nơi doanh nghiệp tiến hành hoạt động kinh doanh cụ thể.
Như vậy căn cứ vào chức năng của xưởng sản xuất kinh doanh, khi thực hiện thủ tục thành lập xưởng sản xuất kinh doanh cho công ty, doanh nghiệp có thể lựa chọn hình thức địa điểm kinh doanh hoặc chi nhánh.
Logo thường được thiết kế một cách rất sáng tạo, có tính khác biệt và tính thẩm mỹ cao nên logo cũng được xem là một tác phẩm mỹ thuật ứng dụng được bảo hộ quyền tác giả.
Thủ tục đăng ký quyền tác giả được quy định tại NĐ 100/2006/NĐ-CP sửa đổi, cụ thể:
-Bạn nộp 1 bộ hồ sơ đăng ký quyền tác giả tại Cục bản quyền tác giả Văn học- nghệ thuật, hồ sơ bao gồm:
• Tờ khai đăng ký quyền tác giả theo mẫu quy định.
• Hai mẫu Logo đăng ký quyền tác giả.
• Giấy uỷ quyền, nếu uỷ quyền cho người khác nộp đơn.
• Tài liệu chứng minh quyền nộp đơn, nếu công ty hưởng quyền đó của người khác.
• Ngoài ra, hồ sơ đăng ký quyền tác giả phải có thêm các tài liệu: (i) bản sao chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của tác giả, và (ii) bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của công ty.
-Theo luật định, thời gian kể từ khi đăng ký quyền tác giả đến khi nhận được Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả là khoảng 15 ngày làm việc.