Theo quy định, bất kì tham gia tổ chứ nào thì cũng sẽ phải nộp phí quy định của tổ chức đó; đảng viên cũng không ngoại lệ đảng viên khi tham gia Đảng cũng phải đóng Đảng phí theo quy định. Theo Điều lệ Đảng, đóng đoàn phí là nghĩa vụ của mọi đảng viên và được coi là nguồn kinh phí hoạt động của tổ chức đảng. Vậy các khoản đảng phí phải nộp cho năm 2022 là bao nhiêu? Cùng Luật sư X đi tìm hiểu mức đảng phí nộp bao nhiêu dưới bài viết này.
Căn cứ pháp lý
- Quyết định 342/QĐ-TW
Mức đóng Đảng phí dựa trên căn cứ nào?
Theo quy định tại Quyết định 342/QĐ-TW của Bộ Chính trị, căn cứ để tính đóng Đảng phí là thu nhập hàng tháng của Đảng viên.
Trong đó, thu nhập này bao gồm: Tiền lương, một số khoản phụ cấp; tiền công; sinh hoạt phí; thu nhập khác.
Trường hợp Đảng viên xác định được thu nhập thường xuyên thì đóng Đảng phí theo tỷ lệ % của thu nhập tháng (chưa tính trừ thuế TNCN);
Trường hợp Đảng viên khó xác định được thu nhập thì có mức đóng cụ thể hàng tháng cho từng loại đối tượng.
Đảng phí nộp bao nhiêu theo quy định năm 2023??
Về mức đóng Đảng phí hiện nay được quy định tại Quyết định 342/QĐ-TW và Công văn số 141-CV/VPTW/nb hướng dẫn thực hiện Quyết định số 342/QĐ-TW, cụ thể như sau:
Đối với Đảng viên trong cơ quan hành chính, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, mức đóng hàng tháng là 1% tiền lương, các khoản phụ cấp tính đóng BHXH, tiền công;
Đảng viên trong Quân đội nhân dân:
- Nếu là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp hưởng lương theo cấp bậc quân hàm, mức đóng là 1% tiền lương, các khoản phụ cấp tính đóng BHXH;
- Là hạ sĩ quan, chiến sĩ, mức đóng hàng tháng là 1% phụ cấp;
- Đối với công nhân viên quốc phòng, lao động hợp đồng, mức đóng là 1% tiền lương, các khoản phụ cấp đóng BHXH, tiền công.
- Đảng viên trong Công an nhân dân:
- Đối với Sĩ quan, hạ sĩ quan hưởng lương theo cấp bậc quân hàm, mức đóng Đảng phí là 1% tiền lương, các khoản phụ cấp tính đóng BHXH;
- Công nhân, viên chức, người lao động hợp đồng, lao động tạm tuyển, mức đóng là 1% tiền lương, các khoản phụ cấp đóng BHXH, tiền công;
- Trường hợp là hạ sĩ quan, chiến sĩ phục vụ có thời hạn hưởng phụ cấp quân hàm; Học sinh, học viên hưởng sinh hoạt phí, mức đóng là 1% phụ cấp, sinh hoạt phí.
Đảng viên hưởng lương bảo hiểm xã hội, mức đóng là 0,5% mức tiền lương bảo hiểm xã hội;
- Mức đóng đối với Đảng viên làm việc trong doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp, các tổ chức kinh tế cụ thể như sau:
- Đảng viên làm việc trong các đơn vị sự nghiệp, các tổ chức kinh tế, mức đóng là 1% tiền lương, phụ cấp tính đóng BHXH, tiền công;
- Đảng viên làm việc trong các doanh nghiệp, mức đóng Đảng phí là 1% tiền lương, phụ cấp tính đóng BHXH, tiền công và các khoản thu nhập khác từ quỹ tiền lương của đơn vị.
Đối với các Đảng viên khác ở trong nước, mức đóng cụ thể như sau:
- Đảng viên thuộc các ngành nghề nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, lao động tự do, mức đóng là 6.000 đồng – 10.000 đồng, tùy từng địa bàn.
Riêng đối với Đảng viên ngoài độ tuổi lao động mức đóng bằng 50%;
- Đảng viên là học sinh, sinh viên không hưởng lương, phụ cấp, mức đóng là 3.000 đồng;
- Đảng viên là chủ trang trại, chủ cửa hàng thương mại, sản xuất kinh doanh dịch vụ, mức đóng là 15.000 đồng – 30.000 đồng, tùy từng địa bàn.
Đối với Đảng viên sống, học tập, làm việc ở nước ngoài, thì mức đóng cụ thể với từng trường hợp như sau:
- Đảng viên ra nước ngoài theo diện được hưởng lương hoặc sinh hoạt phí, mức đóng là 1% tiền lương hoặc sinh hoạt phí;
- Đảng viên đi du học tự túc và Đảng viên đi theo gia đình, mức đóng là 2 USD;
- Đảng viên là thành phần tự do làm ăn sinh sống; kinh doanh dịch vụ nhỏ, mức đóng là 3 USD;
- Đảng viên đi xuất khẩu lao động, mức đóng là 2 – 4 USD, tùy từng nước;
- Đảng viên là chủ hoặc đồng sở hữu các doanh nghiệp, khu thương mại, mức đóng là 10 USD.
Đảng viên dự bị có phải đóng Đảng phí không?
Các đối tượng phải đóng Đảng phí được Bộ Chính trị quy định cụ thể tại Quy định về chế độ Đảng phí ban hành kèm theo Quyết định số 342/QĐ-TW ngày 28/12/2010 gồm:
Đảng viên trong các cơ quan hành chính, các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, đơn vị lực lượng vũ trang;
Đảng viên hưởng lương bảo hiểm xã hội;
Đảng viên làm việc trong các doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp, các tổ chức kinh tế;
Đảng viên khác ở trong nước bao gồm đảng viên nông nghiệp, nông thôn, đảng viên là học sinh, sinh viên…;
Đảng viên sống, học tập, làm việc ở ngoài nước.
Mọi Đảng viên dù là dự bị, chính thức hay miễn sinh hoạt Đảng đều phải thực hiện nghĩa vụ nộp Đảng phí.
Không đóng đảng phí có bị xóa tên Đảng viên không?
Căn cứ Mục 8 Quy định 24-QĐ/TW năm 2021 quy định Điều 8: Xoá tên đảng viên và giải quyết khiếu nại về xoá tên đảng viên như sau:
8.1. Xoá tên đảng viên.
Chi bộ xem xét, đề nghị cấp uỷ có thẩm quyền quyết định xoá tên trong danh sách đảng viên đối với các trường hợp sau: Đảng viên bỏ sinh hoạt đảng hoặc không đóng đảng phí ba tháng trong năm mà không có lý do chính đáng; đảng viên tự ý trả thẻ đảng viên hoặc tự huỷ thẻ đảng viên; đảng viên giảm sút ý chí phấn đấu, không thực hiện nhiệm vụ đảng viên, đã được chi bộ giáo dục nhưng sau thời gian 12 tháng phấn đấu không tiến bộ; đảng viên hai năm liền vi phạm tư cách đảng viên; đảng viên không bảo đảm tiêu chuẩn chính trị theo quy định của Bộ Chính trị.
8.2. Giải quyết khiếu nại về xoá tên đảng viên.
8.2.1. Trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận được quyết định xoá tên, đảng viên có quyền khiếu nại với cấp uỷ cấp trên cho đến Ban Bí thư Trung ương Đảng.
8.2.2. Cơ quan tổ chức của cấp uỷ có trách nhiệm tham mưu giúp cấp uỷ giải quyết khiếu nại. Thời hạn giải quyết khiếu nại được quy định như sau: Không quá 90 ngày làm việc đối với cấp tỉnh, huyện và tương đương; không quá 180 ngày làm việc đối với cấp Trung ương, kể từ ngày nhận được khiếu nại.
8.2.3. Không giải quyết những trường hợp khiếu nại sau đây: Quá thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày đảng viên nhận được quyết định xoá tên; đã được cấp có thẩm quyền cao nhất xem xét, kết luận; cá nhân hoặc tập thể khiếu nại hộ; khiếu nại khi chưa có quyết định xoá tên của cấp uỷ đảng có thẩm quyền.
8.2.4. Việc giải quyết khiếu nại về xoá tên đối với đảng viên ở ngoài nước có quy định riêng.
Mời bạn xem thêm:
- Hướng dẫn viết lý lịch đảng viên mẫu 2-knđ dễ dàng
- Chưa đăng ký kết hôn thì có được đứng tên chung trên sổ hồng?
- Xử phạt hành vi đăng tin sai sự thật trên mạng xã hội
Thông tin liên hệ
Vấn đề “Đảng phí nộp bao nhiêu theo quy định năm 2023??”. đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. Luật sư X luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý liên quan như dịch vụ đăng ký bản quyền… vui lòng liên hệ đến hotline 0833.102.102 …. Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng, làm các dịch vụ một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện.
Câu hỏi thường gặp
Theo Tiểu mục 5.2 Mục 5 Hướng dẫn 01-HD/TW năm 2021 quy định thủ tục và cách tính tuổi đảng cho đảng viên như sau:
– Tuổi đảng của đảng viên được tính từ ngày cấp có thẩm quyền ký quyết định kết nạp đảng viên, nếu không có quyết định kết nạp hoặc không còn lưu giữ được quyết định kết nạp thì lấy ngày vào Đảng ghi trong thẻ đảng viên (trường hợp người đã ra khỏi Đảng mà trước đó đã được xác nhận tuổi đảng thì không được tính lại tuổi đảng theo quy định này).
Đối với những người bị đưa ra khỏi Đảng đã được cấp có thẩm quyền thẩm tra, xác minh, kết luận là bị oan, sai và từ khi đưa ra khỏi Đảng đến nay không vi phạm tư cách đảng viên được khôi phục quyền đảng viên thì tuổi đảng được tính liên tục. Đảng viên có trách nhiệm truy nộp đủ số đảng phí cho chi bộ trong thời gian gián đoạn sinh hoạt đảng theo mức đóng đảng phí quy định trong thời gian đó.
Theo Mục I Công văn 141-CV/VPTW/nb năm 2011 quy định về đối tượng và mức đóng đảng phí của đảng viên, trong đó:
Thu nhập hằng tháng của đảng viên để tính đóng đảng phí bao gồm: tiền lương, một số khoản phụ cấp; tiền công; sinh hoạt phí; thu nhập khác. Đảng viên xác định được thu nhập thường xuyên, đóng đảng phí theo tỉ lệ (%) của thu nhập hằng tháng (chưa tính trừ thuế thu nhập cá nhân); đảng viên khó xác định được thu nhập thì quy định mức đóng cụ thể hằng tháng cho từng loại đối tượng.
Đối với Đảng viên đi xuất khẩu lao động :
– Làm việc tại các nước thuộc các nước công nghiệp phát triển và các nước có mức thu nhập bình quân trên đầu người cao (Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan…), mức đóng đảng phí hằng tháng là 4 USD/tháng.
– Làm việc tại các nước còn lại, mức đóng hằng tháng là 2 USD/tháng.