Năm 2022, đảng viên có được xăm hình?

bởi Nguyen Duy
Năm 2022, đảng viên có được xăm hình

Chào Luật sư X, em là sinh viên năm 3 chuyên ngành lục quân, hiện em đang bắt đầu học lớp cảm tình đảng để có thể gia nhập vào đảng. Nghe nói đảng viên thì không được xăm hình không biết có đúng không, vì em có một hình xăm tầm 3 cm ở gốc vai trái nên rất lo lắng. Vậy theo quy định năm 2022, đẳng viên có được xăm hình không? Nhiệm vụ, vai trò của đảng viên được quy định ra sao? Xin được tư vấn.

Chào bạn, để giải đáp thắc mắc hãy cùng Luật sư X tìm hiểu qua bài viết sau nhé.

Căn cứ pháp lý

  • Quy định số 37-QĐ/TW

Đảng viên là gì theo quy định hiện nay?

Theo Điều 1 Điều lệ Đảng thì Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam là chiến sĩ cách mạng trong đội tiên phong của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và dân tộc Việt Nam, suốt đời phấn đấu cho mục đích, lý tưởng của Đảng, đặt lợi ích của Tổ quốc, của giai cấp công nhân và nhân dân lao động lên trên lợi ích cá nhân; chấp hành nghiêm chỉnh Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, các nghị quyết của Đảng và pháp luật của Nhà nước; có lao động, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; có đạo đức và lối sống lành mạnh; gắn bó mật thiết với nhân dân; phục tùng tổ chức, kỷ luật của Đảng, giữ gìn đoàn kết thống nhất trong Đảng.

Công dân Việt Nam từ mười tám tuổi trở lên; thừa nhận và tự nguyện: thực hiện Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, tiêu chuẩn và nhiệm vụ đảng viên, hoạt động trong một tổ chức cơ sở đảng; qua thực tiễn chứng tỏ là người ưu tú, được nhân dân tín nhiệm, đều có thể được xét để kết nạp vào Đảng.

Đây cũng là tiêu chuẩn để trở thành Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.

Đảng viên có nhiệm vụ và vai trò gì?

– Nhiệm vụ của Đảng viên

Nhiệm vụ của Đảng viên được quy định tại Điều 2 Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam hiện hành xác định đảng viên có nhiệm vụ:

  • Tuyệt đối trung thành với mục đích lý tưởng cách mạng của Đảng, chấp hành nghiêm chỉnh Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, nghị quyết, chỉ thị của Đảng, pháp luật của Nhà nước; hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; phục tùng tuyệt đối sự phân công và điều động của Đảng;
  • Không ngừng học tập, rèn luyện, nâng cao trình độ kiến thức, năng lực công tác, phẩm chất chính trị, đạo đức cách mạng, có lối sống lành mạnh; đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân, cơ hội, cục bộ, quan liêu, tham nhũng, lãng phí và các biểu hiện tiêu cực khác. Chấp hành quy định của Ban Chấp hành Trung ương về những điều đảng viên không được làm.
  • Liên hệ chặt chẽ với nhân dân, tôn trọng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân; chăm lo đời sống vật chất, tinh thần và bảo vệ quyền lợi chính đáng của nhân dân; tích cực tham gia công tác quần chúng, công tác xã hội nơi làm việc và nơi ở; tuyên truyền vận động gia đình và nhân dân thực hiện đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.
  • Tham gia xây dựng, bảo vệ đường lối, chính sách và tổ chức của Đảng; phục tùng kỷ luật, giữ gìn đoàn kết thống nhất trong Đảng; thường xuyên tự phê bình và phê bình, trung thực với Đảng; làm công tác phát triển đảng viên; sinh hoạt đảng và đóng đảng phí đúng quy định.

Ngoài ra, trong tình hình mới, người Đảng viên còn có nhiệm vụ tiếp tục sự nghiệp đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa. Quan trọng hơn, Đảng viên còn có nhiệm vụ bảo vệ vững chắc độc lập chủ quyền, làm thất bại âm mưu, thủ đoạn “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch trong điều kiện mở cửa, hội nhập quốc tế và khu vực.

– Vai trò của Đảng viên

Đảng viên có những vai trò sau đối với Đảng và với Tổ quốc:

  • Đảng viên là chiến sỹ cách mạng trong đội quân tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam, của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam;
  • Đội ngũ đảng viên là những người có trách nhiệm góp phần xây dựng đường lối, chủ trương, chính sáchcủa Đảng; đồng thời có trách nhiệm tổ chức thực hiện mọi đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng.
  • Đảng viên dù ở cương vị nào, cũng vừa là người lãnh đạo, vừa là người phục vụ quần chúng.
  • Đảng viên là người kiên định bảo vệ Đảng, bảo vệ đường lối và chủ trương của Đảng.

Đảng viên có được xăm hình?

Năm 2022, đảng viên có được xăm hình
Năm 2022, đảng viên có được xăm hình?

Hiện nay, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đang quy định những điều Đảng viên không được làm tại Quy định số 37-QĐ/TW ngày 25/10/2021. Theo đó, 19 điều Đảng viên không được làm gồm:

  • Nói, viết, làm trái/không thực hiện Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, Chỉ thị, Nghị quyết, Quy định, Quy chế, Quyết định của Đảng, pháp luật không cho phép.
  • Không thực hiện nguyên tắc của Đảng, tự ứng cử, đề cử chức danh… khi chưa được tổ chức Đảng cho phép.
  • Xuyên tạc, phủ nhận chủ nghĩa Mác – Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, không nêu gương, cơ hội, vụ lợi, độc đoán, quan liêu, xa rời quần chúng…
  • Để lộ, cung cấp, làm mất/viết bài, đăng thông tin, bí mật Đảng, Nhà nước, những điều không được công bố, tàng trữ, tuyên truyền, phát tán, xúi giục người khác… trái với chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.
  • Viết bài/cung cấp tài liệu để người khác viết, đăng tải bài viết sai sự thật mà không cải chính; sáng tác, sản xuất, phát tán tác phẩm không lành mạnh, trái thuần phong mỹ tục, mang tính kích động, ảnh hưởng xấu đến xã hội…
  • Tố cáo sai sự thật, cùng ký tên, viết trong đơn tố cáo của người khác, tố cáo giấu tên, mạo tên; gửi/phát tán đơn khiếu nại, tố cáo dưới mọi hình thức đến nơi không có thẩm quyền giải quyết; đe doạ, trù dập, trả thù người tố cáo, khiếu nại; xúi giục, mua chuộc, cưỡng ép người khác khiếu nại, tố cáo.
  • Tham gia, tổ chức hội trái luật; biểu tình, tụ tập đông người gây mất trật tự, an ninh.
  • Tổ chức, xúi giục, tham gia hoạt động bè phái gây mất đoàn kết nội bộ; đả kích, vu cáo, xúc phạm… cá nhân, tổ chức thông qua việc lợi dụng phản ánh, góp ý.
  • Lập hồ sơ, báo cáo, kê khai lý lịch, tài sản, thu nhập không trung thực; dùng văn bằng, chứng chỉ giả, chuyển tiền, nhập quốc tịch, chuyển tài sản ra nước ngoài; mở tài khoản, mua bán tài sản ở nước ngoài trái luật.
  • Tham mưu, chủ trì ban hành văn bản có nội dung trái luật, trái quy định của Đảng; thực hiện không đúng quy định trong quản lý đầu tưu, xây dựng, sử dụng nhà đất, tài chính, tài sản, tài nguyên.
  • Vi phạm đạo đức công vụ, bao che, báo cáo sai sự thật; thiếu trách nhiệm khiến xảy ra tình trạng mất đoàn kết, tham nhũng, lãng phí, tiêu cực…
  • Có hành vi chạy chức, chạy quyền; bao che, tiếp tay… dưới mọi hình thức để bản thân/người khác được tuyển dụng, bổ nhiệm, đề cử, khen thưởng, phong tặng danh hiệu, đi học nước ngoài… trái quy định.
  • Tác động, can thiệp vào việc kiểm tra, giám sát, thanh tra, kiểm toán, điều tra, xét xử, thi hành án…giải quyết khiếu nại… để giảm hình phạt cho người khác.
  • Tham ô, môi giới, nhận hoặc đưa hối lộ, lợi dụng vị trí công tác để thực hiện hành vi hối lộ dưới mọi hình thức; tạo điều kiện cho rửa tiền, vay tiền trái quy định.
  • Nhận, tặng quà dưới mọi hình thức để tác động người khác đưa ra quyết định sai, có lợi cho bản thân/người khác.
  • Không tiết kiệm, gây lãnh phí trong việc sử dụng tài sản công; mua sắm, sử dụng, quản lý tài sản công trái luật.
  • Để người thân của mình, bản thân, người khác đi du lịch, chữa bệnh, học tập bằng nguồn tài trợ có liên quan đến ngành, lĩnh vực theo dõi, quản lý.
  • Đánh bạc hoặc tổ chức đánh bạc dưới mọi hình thức; dùng ma tuý; uống rượu, bia không đúng quy định và các tệ nạn xã hội khác; cưới xin, ma chay xa hoa, lãng phí hoặc vì vụ lợi…
  • Mê tín, dị đoan…

Như Luật sư X đã trình bày, hiện nay không có quy định cấm đảng viên xăm hình.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin liên hệ Luật Sư X

Trên đây là những vấn đề liên quan đến “Năm 2022, đảng viên có được xăm hình?” Luật sư X tự hào sẽ là đơn vị hàng đầu hỗ trợ mọi vấn đề cho khách hàng liên quan đến tư vấn pháp lý, thủ tục giấy tờ liên quan đến Các dạng tranh chấp về pháp luật thừa kế… Nếu quy khách hàng còn phân vân, hãy đặt câu hỏi cho Luật sư X thông qua số hotline 0833.102.102 chúng tôi sẽ tiếp nhận thông tin và phản hồi nhanh chóng.

Hoặc qua các kênh sau:

FaceBook: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux

Câu hỏi thường gặp

Quyền và nghĩa vụ của Đảng viên?

Điều 3 Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam quy định Đảng viên có quyền:
– Được thông tin và thảo luận các vấn đề về Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng; biểu quyết công việc của Đảng.
– Ứng cử, đề cử và bầu cử cơ quan lãnh đạo các cấp của Đảng theo quy định của Ban Chấp hành Trung ương.
– Phê bình, chất vấn về hoạt động của tổ chức đảng và đảng viên ở mọi cấp trong phạm vi tổ chức; báo cáo, kiến nghị với các cơ quan có trách nhiệm và yêu cầu được trả lời.
– Trình bày ý kiến khi tổ chức đảng nhận xét, quyết định công tác hoặc thi hành kỷ luật đối với mình.
Đảng viên dự bị có các quyền trên đây, trừ quyền biểu quyết, ứng cử và bầu cử cơ quan lãnh đạo của Đảng.

Người xăm hình có được kết nạp Đảng không?

Về điều kiện được kết nạp Đảng, Điều 1 Điều lệ Đảng và Hướng dẫn số 01-HD/TW có quy định gồm các điều kiện sau đây:
Tuổi đời: Từ đủ 18 tuổi trở lên. Riêng người trên 60 tuổi chỉ được kết nạp nếu có sức khoẻ và uy tín, đang công tác hoặc ở tại nơi chưa có tổ chức đảng, chưa có Đảng viên hoặc vì yêu cầu đặc biệt, cũng đã được đồng ý bằng văn bản của Ban Thường vụ cấp uỷ trực thuộc Trung ương.
Trình độ học vấn:
Tối thiểu hoàn thành chương trình bậc tiểu học: Sinh sống ở miền núi, biên giới, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế, xã hội đặc biệt khó khăn, ngư dân thường xuyên ngoài biển, đảo.
ÍT nhất biết đọc, viết chữ quốc ngữ, được đồng ý bằng văn bản: Người vào Đảng là già làng, trưởng bản, người có uy tín sống ở miền núi, biên giới, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế, xã hội đặc biệt khó khăn…
Phẩm chất: Là người ưu tú, được nhân dân tín nhiệm, có đạo đức, lối sống lành mạnh, thực hiện kỷ luật nghiêm chỉnh; chấp hành Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, các văn bản của Đảng và pháp luật Nhà nước…

Phải dự bị 12 tháng trước khi chuyển Đảng chính thức?

Theo khoản 2 Điều 1 Điều lệ Đảng, công dân Việt Nam từ đủ 18 tuổi trở lên, qua thực tiễn chứng tỏ là người ưu tú, được nhân dân tín nhiệm… thì đều có thể được xét để kết nạp vào Đảng.
Thứ Bảy, 03/04/2021, 08:00Tăng giảm cỡ chữ:
Muốn chuyển thành Đảng viên chính thức, thủ tục thế nào?
Nguyễn Hương
Tác giả: Nguyễn Hương
Trở thành Đảng viên là kết quả của việc nỗ lực rèn luyện, phấn đấu không ngừng nghỉ của nhiều bộ phận người dân Việt Nam. Vậy sau khi được kết nạp Đảng mà muốn trở thành Đảng viên chính thức thì phải làm sao?
Phải dự bị 12 tháng trước khi chuyển Đảng chính thức?
Theo khoản 2 Điều 1 Điều lệ Đảng, công dân Việt Nam từ đủ 18 tuổi trở lên, qua thực tiễn chứng tỏ là người ưu tú, được nhân dân tín nhiệm… thì đều có thể được xét để kết nạp vào Đảng.
Xem thêm…
Đồng thời, khoản 1 Điều 5 Điều lệ Đảng cũng nêu rõ:
Người được kết nạp vào Đảng phải trải qua thời kỳ dự bị mười hai tháng, tính từ ngày chi bộ tổ chức lễ kết nạp. Trong thời kỳ dự bị, chi bộ tiếp tục giáo dục, rèn luyện và phân công đảng viên chính thức giúp đảng viên đó tiến bộ.
Theo quy định này, để được kết nạp vào Đảng thì công dân Việt Nam đáp ứng đủ các điều kiện nêu trên phải trải qua thời kỳ dự bị 12 tháng. Trong khoảng thời gian 12 tháng này, những Đảng viên dự bị cũng vẫn phải tiếp tục rèn luyện, phấn đấu để được xem xét, quyết định chuyển thành Đảng viên chính thức.
Nếu đủ tư cách Đảng viên thì những Đảng viên dự bị sẽ được công nhận Đảng viên chính thức. Ngược lại, hết thời kỳ dự bị, sau khi xem xét mà không đủ tư cách Đảng viên thì sẽ bị xóa tên khỏi danh sách Đảng viên dự bị.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm