“Xin chào luật sư. Hiện nay quyền trẻ em được quy định như thế nào? Đánh đập trẻ em vi phạm quyền gì, xử lý ra sao? Nếu tôi phát hiện hành vi đánh đập xâm phạm đến quyền của trẻ em thì được tố cáo tới cơ quan nào? Liên hệ ai để nhận được sự giúp đỡ những đứa trẻ đó? Rất mong được luật sư hỗ trợ giải đáp thắc mắc. Tôi xin chân thành cảm ơn!”
Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho Luật Sư X. Với thắc mắc của bạn chúng tôi xin được đưa ra quan điểm tư vấn như sau:
Căn cứ pháp lý
Nội dung tư vấn
Đánh đập trẻ em vi phạm quyền gì?
Quyền trẻ em là tất cả những gì trẻ em cần có để được sống và lớn lên một cách lành mạnh và an toàn. Quyền trẻ em nhằm đảm bảo cho trẻ em không chỉ là người tiếp nhận thụ động lòng nhân từ của người lớn, mà các em là những thành viên Tham gia tích cực vào quá trình phát triển của chính mình.
Tại khoản 6 Điều 4 Luật Trẻ em 2016 cũng quy định bạo lực trẻ em là hành vi hành hạ, ngược đãi, đánh đập; xâm hại thân thể, sức khỏe; lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm; cô lập, xua đuổi và các hành vi cố ý khác gây tổn hại về thể chất, tinh thần của trẻ em. Đây là hành vi bị pháp luật cấm. Hành vi đánh đập trẻ em sẽ bị khép vào tội bạo lực, bạo hành trẻ em và hành vi này sẽ bị xử lý theo quy định.
Đánh đập trẻ em bị phạt bao nhiêu tiền?
Theo quy định tại Nghị định 130/2021/NĐ của Chính phủ, hành vi dùng đòn roi đánh trẻ em nếu gây tổn hại về sức khỏe, tổn thương về tinh thần…sẽ bị xử phạt hành chính. Cụ thể Điều 22 Nghị định này quy định mức phạt tiền là từ 10 – 20 triệu đồng, mức phạt cao hơn nhiều so với Nghị định 144/2013/NĐ-CP trước đây quy định mức phạt với các hành vi này là phạt tiền từ 5-10 triệu đồng. Theo đó, các hành vi vi phạm được quy định như sau:
- Bắt nhịn ăn, nhịn uống, không cho hoặc hạn chế vệ sinh cá nhân; bắt sống ở nơi có môi trường độc hại, nguy hiểm hoặc các hình thức đối xử tồi tệ khác với trẻ em
- Gây tổn hại về tinh thần, xúc phạm nhân phẩm, danh dự, lăng mạ, chửi mắng, đe dọa, cách ly ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ em
- Cô lập, xua đuổi hoặc dùng các biện pháp trừng phạt để dạy trẻ em gây tổn hại về thể chất, tinh thần của trẻ em
- Thường xuyên đe dọa trẻ em bằng các hình ảnh, âm thanh, con vật, đồ vật làm trẻ em sợ hãi, tổn hại về tinh thần.
Bên cạnh đó đối với người có những hành vi trên còn được áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả. Bao gồm:
- Buộc chịu mọi chi phí để khám bệnh, chữa bệnh (nếu có) cho trẻ em đối với hành vi nêu trên.
- Buộc tiêu hủy vật phẩm gây hại cho sức khỏe trẻ em đối với hành vi thường xuyên đe dọa trẻ em bằng các hình ảnh, âm thanh, con vật, đồ vật làm trẻ em sợ hãi, tổn hại về tinh thần.
Đánh đập trẻ em có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?
Không chỉ bị xử phạt hành chính như đã nêu trên, tùy theo mức độ vi phạm, người có hành vi đánh và bạo hành trẻ còn có nguy cơ bị xử lý hình sự.
Người bạo hành trẻ em có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội hành hạ người khác theo quy định tại Điều 140 Bộ luật Hình sự 2015. Mức phạt quy định như sau:
– Phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm nếu người nào đối xử tàn ác hoặc làm nhục người lệ thuộc mình nếu không thuộc các trường hợp quy định tại Điều 185 của Bộ luật này, thì
– Phạt tù từ 01 năm đến 03 năm nếu phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau:
- Với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ
- Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân tỷ lệ từ 11% trở lên
- Phạm tội đối với 02 người trở lên.
Người bạo hành trẻ em có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về hành vi ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mình theo quy định tại Điều 186 Bộ luật Hình sự 2015 thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
Trường hợp có hành vi phạm tội đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, người khuyết tật thì bị phạt tù từ 2 – 5 năm.
Bên cạnh đó, tùy theo động cơ, mục đích và mức độ nghiêm trọng của hậu quả của hành vi mà người thực hiện hành vi bạo hành trẻ em có thể đối diện với các mức án cao hơn như ngồi tù, chung thân, thậm chí là tử hình. Cụ thể:
- Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe đối với trẻ em với mức phạt tù cao nhất là 3 năm (điểm c khoản 1 Điều 134 Bộ luật Hình sự)
- Tội vô ý làm chết người với mức phạt tù cao nhất là 5 năm (khoản 1 Điều 128 Bộ luật Hình sự)
- Tội giết trẻ em với mức phạt cao nhất là tù chung thân hoặc tử hình (điểm b khoản 1 Điều 123 Bộ luật Hình sự).
Như vậy, tội bạo hành trẻ em có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự như đã nêu trên. Người bạo hành trẻ em có thể chịu hình phạt cao nhất là tử hình.
Tố cáo hành vi bạo lực đối với trẻ em như thế nào?
Theo quy định từ Điều 79 đến Điều 95 Luật trẻ em 2016 thì có đến tận 17 cơ quan có chức năng và nhiệm vụ để bảo vệ trẻ em, cụ thể:
- Tòa án nhân dân
- Viện kiểm sát nhân dân các cấp
- Quốc hội
- Các bộ Lao động – thương binh và xã hội, Tư pháp, Công an, Y tế, Giáo dục đào tạo, Văn hóa – thể thao và du lịch, Thông tin truyền thông, UBND các cấp, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các thành viên của Mặt trận, Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam…
Bên cạnh đó, có thể tố cáo hành vi bạo lực đối với trẻ em tới:
– Số điện thoại tổng đài Quốc gia bảo vệ trẻ em 111
– Ứng dụng Tổng đài 111
– Facebook Tổng đài Quốc gia bảo vệ trẻ em: https://www.facebook.com/tongdaiquocgiabvte
– Zalo Tổng đài 111: https://zalo.me/1249273939821550616
Việt Nam ta là nước đầu tiên ở Châu Á đã ký kết công ước về đảm bảo quyền trẻ em. Chúng ta hãy nỗ lực thực hiện bằng được cam kết ấy. Và pháp luật, báo chí, toàn xã hội phải góp sức, chung tay cùng lên án hành vi bạo hành trẻ em để có thể mang lại sự bình yên cho gia đình và xã hội; làm cho mọi người được sống trong yêu thương đùm bọc lẫn nhau.
Có thể bạn quan tâm
- Trẻ em phạm tội bị xử lý như thế nào?
- Có phạm tội dâm ô khi sờ mông, sờ đùi trẻ em không?
- Số điện thoại đường dây nóng bảo vệ trẻ em là số nào?
Thông tin liên hệ Luật Sư X
Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề “Đánh đập trẻ em vi phạm quyền gì, xử lý thế nào?“. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến tạm dừng công ty; hợp thức hóa lãnh sự; giấy phép bay Flycam…. của Luật Sư X, hãy liên hệ: 0833.102.102.
Câu hỏi thường gặp
Quyền trẻ em bao gồm 9 nhóm quyền cơ bản như sau:
– Quyền được khai sinh và có quốc tịch
– Quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng
– Quyền được sống chung với cha mẹ
– Quyền được tôn trọng, bảo vệ tính mạng, thân thể nhân phẩm và danh dự
– Quyền được chăm sóc sức khỏe
– Quyền được học tập
– Quyền được vui chơi giải trí hoạt động văn hoá, nghệ thuật, thể dục, thể thao, du lịch
– Quyền được phát triển năng khiếu
– Quyền có tài sản
Một người sinh ngày 02/09/2000 thì đến ngày 02/09/2016 thì mới được xem là “đủ 16 tuổi”, còn trường hợp chưa đến ngày 02/09/2016 thì được coi là “dưới 16 tuổi“.
Các quyền quy định trong Công ước về quyền trẻ em được giành cho mọi trẻ em, không phân biệt trẻ em trai, trẻ em gái, nguồn gốc xã hội, dân tộc, tôn giáo, giàu hay nghèo, lành lặn hay khuyết tật… Tuy nhiên, trẻ em gái luôn được ưu tiên, nhấn mạnh trong các chương trình hay dự án dành cho trẻ em do những đặc điểm về giới tính và những ràng buộc của phong tục tập quán.