Đất của mình bị cấp sổ đỏ cho người khác thì làm thế nào?

bởi Thùy Linh
Đất của mình bị cấp sổ đỏ cho người khác thì làm thế nào?

Xin chào Luật sư X. Chuyện là tôi có sở hữu một mảnh đất, tuy nhiên do những sai sót khi làm thủ tục mà mảnh đất hoàn toàn của tôi này lại bị cấp sổ đỏ cho người khác. Tôi rất hoang mang lo sợ, luật sư có thể giúp tôi giải quyết trường hợp đất bị cấp sổ đỏ cho người khác thì làm thế nào được không? Mong luật sư giải đáp. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho Luật Sư X. Để giải đáp thắc mắc liên quan đến “Đất của mình bị cấp sổ đỏ cho người khác thì làm thế nào?” và cũng như nắm rõ một số vấn đề pháp luật xoay quanh câu hỏi này. Mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi như sau:

Căn cứ pháp lý

Điều kiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Theo quy định tại khoản 16 Điều 3 Luật Đất đai 2013, cụ thể như sau:

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ), quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất.

Việc sổ đỏ cho người sử dụng đất cần phải đáp ứng các điều kiện theo quy định của pháp luật như sau:

Có giấy tờ về quyền sử dụng đất. Người sử dụng đất có một trong các giấy tờ được quy định tại (Điều 100 Luật Đất đai 2013) thì được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo pháp luật.

Trường hợp không có các loại giấy tờ quy định tại (Điều 100 Luật Đất đai 2013) được cấp sổ đỏ khi đủ các điều kiện sau:

+ Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất trước ngày 01/07/2014 mà không có các giấy tờ về quyền sử dụng đất

+ Có hộ khẩu thường trú tại địa phương và trực tiếp sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn

+ Được UBND cấp xã nơi có đất xác nhận là người sử dụng đất ổn định, không có tranh chấp.

Xử lý trường hợp đất bị cấp sai sổ đỏ cho người khác

Căn cứ (Khoản 2 Điều 106 Luật Đất đai 2013) quy định trường hợp nhà nước thu hồi giấy chứng nhận đã cấp trong các trường hợp:

– Nhà nước thu hồi toàn bộ diện tích đất trên giấy chứng nhận đã cấp;

– Cấp đổi giấy chứng nhận đã cấp;

– Người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất đăng ký biến động đất đai mà phải cấp mới giấy chứng nhận

– Sổ đỏ đã cấp không đúng thẩm quyền, không đúng đối tượng sử dụng đất (cấp sai sổ cho người khác), không đúng diện tích đất, không đủ điều kiện được cấp,…

Trường hợp UBND xã cấp sai sổ đỏ (đất bị cấp sổ đỏ cho người khác) thì UBND có thể thu hồi lại sổ đỏ đã cấp và thực hiện thủ tục đính chính cũng như cấp lại sổ mới cho người có đất bị cấp sai theo quy định pháp luật.

Đất của mình bị cấp sổ đỏ cho người khác thì làm thế nào?
Đất của mình bị cấp sổ đỏ cho người khác thì làm thế nào?

Trình tự thủ tục đính chính lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Hồ sơ thực hiện đính chính thông tin giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Trong trường hợp sai sót này là do lỗi của người sử dụng đất thì hồ sơ bao gồm:

+ Đơn xin đề nghị đính chính thông tin trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

+ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất bị sai thông tin.

+ Các giấy tờ khác liên quan đến việc đề nghị đính chính: Bản sao chứng minh thư nhân dân, bản sao sổ hộ khẩu…

Cơ quan có thẩm quyền thực hiện đính chính giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Cơ quan có thẩm quyền đính chính, thay đổi thông tin trên sổ đỏ là Văn phòng đăng ký đất đai ở địa phương (Phòng tài nguyên môi trường cấp quận, huyện, thị xã).

Nếu phát hiện có sai sót thông tin trên sổ đỏ, người dân sẽ nộp hồ sơ tại Phòng tài nguyên môi trường huyện để được giải quyết. Trường hợp

Trường hợp sai sót này là do bên phía cơ quan nhà nước thì chỉ cần nộp lại Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để thay đổi thông tin.

Nếu Văn phòng đăng ký đất đai phát hiện lỗi sai trên giấy Chứng nhận thì phải thông báo cho người sử dụng đất được biết và yêu cầu nộp lại giấy Chứng nhận quyền sử dụng đất  để thực hiện việc đính chính.

Các bước thực hiện đính chính thông tin giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

+ Bước 1: Người có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất bị sai sót về thông tin nộp hồ sơ tới Văn phòng đăng ký đất đai để được giải quyết. 

Bước 2: Văn phòng đăng ký đất đai sẽ tiến hành kiểm tra, xác minh thông tin, lập biên bản kết luận về nội dung và nguyên nhân sai sót, sau đó trình hồ sơ lên cấp có thẩm quyền để thực hiện đính chính. Đồng thời Văn phòng đăng ký cũng sẽ tiến hành chỉnh lý nội dung sai sót trong cơ sở dữ liệu đất đai và hồ sơ địa chính.

+ Bước 3: Nhận lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã được đính chính thông tin.

Thời hạn thực hiện việc thay đổi đính chính thông tin trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được quy định tại Nghị định 01/2017/NĐ-CP: Thời gian thực hiện thủ tục đính chính Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là không quá 10 ngày. Trong trường hợp ở địa bàn vùng sâu, vùng xa, miền núi, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế đặc biệt khó khăn thì có thể kéo dài thêm không quá 10 ngày, tức là tối đa 20 ngày. Sau khi hết thời hạn này mà vẫn chưa có kết quả thì cơ quan nhà nước phải trả lời rõ lý do cho người dân.

Trong trường hợp đính chính mà người sử dụng đất đang có Giấy chứng nhận, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng có mong muốn thì có thể yêu cầu cấp đổi sang Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất thì khi đó, Văn phòng đăng ký đất đai trình cơ quan có thẩm quyền để cấp Giấy chứng nhận cho người dân.

Phí và lệ phí đính chính thông tin giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Các loại phí và lệ phí khi thực hiện đính chính thông tin sổ đỏ bao gồm các loại lệ phí sau:

+ Lệ phí chứng nhận đăng ký biến động đất đai.

+ Lệ phí trích lục bản đồ địa chính hoặc trích đo địa chính thửa đất.

+ Phí cấp đổi, cấp lại Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (trường hợp có yêu cầu).

Mức phí, lệ phí do Ủy ban nhân dân từng tỉnh, thành phố quy định, tùy từng điều kiện cụ thể của từng địa phương mà quy định mức thu cho phù hợp, và về nguyên tắc phải đảm bảo như sau:

+ Mức thu đối với hộ gia đình, cá nhân tại các quận thuộc thành phố trực thuộc Trung ương, phường nội thành thuộc thành phố hoặc thị xã trực thuộc tỉnh cao hơn mức thu tại các khu vực khác.

+ Mức thu đối với tổ chức cao hơn mức thu đối với hộ gia đình, cá nhân.

Video Luật sư giải đáp thắc mắc Đất của mình bị cấp sổ đỏ cho người khác thì làm thế nào?

Đất của mình bị cấp sổ đỏ cho người khác thì làm thế nào?

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề “Đất của mình bị cấp sổ đỏ cho người khác thì làm thế nào?”. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan như: lệ phí đăng ký mã số thuế cá nhân, điều kiện cấp phép bay flycam, tìm hiểu về hợp thức hóa lãnh sự tại Việt Nam, xin hợp pháp hóa lãnh sự ở Hà Nội, dịch vụ công chứng tại nhà của chúng tôi… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp. 

Để được tư vấn cũng như trả lời những thắc mắc của khách hàng trong và ngoài nước thông qua web Luatsux.vn, lsx.vn, web nước ngoài Lsxlawfirm,…

Hãy liên hệ: 0833.102.102.

Mời bạn xem thêm

Câu hỏi thường gặp

Đặc điểm của giấy chứng nhận quyền sử dụng đất?

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có những đặc điểm cơ bản như sau:
– Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có thể được cấp cho một cá nhân, một nhóm cá nhân theo hình thức đồng sở hữu, cấp cho hộ gia đình hoặc cấp cho cơ quan, đơn vị, tổ chức đang sử dụng đất.
– Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có bìa màu hồng cánh sen, bao gồm 4 trang khác với các loại Giấy chứng nhận khác.
– Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thể hiện đầy đủ thông tin của người sử dụng, những thông tin thay đổi sau khi đã được cấp Giấy chứng nhận.
– Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất giống như một bản đồ địa chính thu hẹp, thể hiện hướng đất, diện tích đất, chiều dài của các cạnh, tiếp giáp với diện tích đất của nhà ai, có nhà và các tài sản gì gắn liền với đất.
– Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chỉ được cấp cho 7 đối tượng theo quy định của Luật Đất đai trong đó không bao gồm người nước ngoài.

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất bao gồm những nội dung gì?

Giấy chứng nhận quyền sử dụng được quy định trong Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư 23/2014/TT – BTNMT áp dụng thống nhất trong phạm vi cả nước đối với mọi loại đất.
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất gồm một tờ có 04 trang in trên nền hoa văn trống đồng màu hồng cánh sen và các trang bổ sung nền trắng, có kích thước 190 mm x265 mm bao gồm các nội dung như sau:
– Trang thứ nhất bao gồm:
+ Quốc hiệu, Quốc huy, tên của sổ: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được in bằng màu mực đỏ;
+ Đề mục ghi thông tin của người sử dụng đất và số phát hành Giấy chứng nhận được in bằng mực đen;
+ dấu nổi của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
– Trang thứ hai bao gồm:
+ Đề mục ghi thông tin của thửa đất, nhà ở và tài sản gắn liền với đất, trong đó ghi các thông tin về thửa đất, nhà ở, các tài sản là công trình, rừng, cây lâu năm;
+ Ngày cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và cơ quan ký cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
+ Số vào sổ cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Tất cả đều được in bằng màu mực đen.
– Trang thứ ba bao gồm hai mục là Sơ đồ thửa đất và những thông tin về sự thay đổi sau khi cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được in bằng mực màu đen.
– Trang thứ tư gồm những nội dung tiếp theo của mục những thông tin về sự thay đổi sau khi cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, những nội dung lưu ý đối với người sử dụng đất và mã vạch được in bằng màu mực đen.
– Trang bổ sung bao gồm các thông tin về số hiệu thửa đất, số phát hành, số vào sổ giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và những thông tin về sự thay đổi sau khi cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất giống trang thứ tư.

Các loại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hiện nay?

Theo khoản 2 Điều 97 Luật Đất đai 2013, không chỉ riêng giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mà còn một số giấy tờ khác được công nhận còn giá trị pháp lý như sau:
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất
Các loại giấy tờ chứng nhận khác (theo quy định của pháp luật)

3.7/5 - (3 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm