Sổ đỏ có bảng tọa độ không giống với thực tế thì có được đính chính không?

bởi Đinh Tùng
Sổ đỏ có bảng tọa độ không giống với thực tế thì có được đính chính không?

Xin chào Luật sư X. Tôi tên là Dương Hoàng C, tôi là một người hành nghề tự do nên không tìm hiểu hay nghiên cứu quá chuyên sâu về lĩnh vực Luật Đất Đai. Vậy luật sư có thể giải đáp giúp tôi câu hỏi nếu sổ đỏ có bảng tọa độ không giống với thực tế thì có thể được đính chính không?. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho Luật Sư X. Để giải đáp thắc mắc về “Sổ đỏ có bảng tọa độ không giống với thực tế thì có được đính chính không?” và cũng như nắm rõ một số vấn đề pháp luật xoay quanh câu hỏi này. Mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi như sau:

Căn cứ pháp lý

Sổ đỏ có bảng tọa độ không giống với thực tế thì có được đính chính không?

Căn cứ theo Khoản 5 Điều 98 Luật đất đai 2013 quy định:

Trường hợp có sự chênh lệch diện tích giữa số liệu đo đạc thực tế với số liệu ghi trên giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này hoặc Giấy chứng nhận đã cấp mà ranh giới thửa đất đang sử dụng không thay đổi so với ranh giới thửa đất tại thời điểm có giấy tờ về quyền sử dụng đất, không có tranh chấp với những người sử dụng đất liền kề thì khi cấp hoặc cấp đổi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất diện tích đất được xác định theo số liệu đo đạc thực tế. Người sử dụng đất không phải nộp tiền sử dụng đất đối với phần diện tích chênh lệch nhiều hơn nếu có.

Trường hợp đo đạc lại mà ranh giới thửa đất có thay đổi so với ranh giới thửa đất tại thời điểm có giấy tờ về quyền sử dụng đất và diện tích đất đo đạc thực tế nhiều hơn diện tích ghi trên giấy tờ về quyền sử dụng đất thì phần diện tích chênh lệch nhiều hơn (nếu có) được xem xét cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định tại Điều 99 của Luật này.

Cấp Giấy chứng nhận đối với diện tích đất tăng thêm so với giấy tờ về quyền sử dụng đất được hướng dẫn bởi Khoản 20 Điều 2 Nghị định 01/2017/NĐ-CP.

Như vậy, nếu có sự chênh lệch diện tích giữa số liệu đo đạc thực tế với số liệu ghi trên giấy chứng nhận, đồng thời không có tranh chấp với những người sử dụng đất liền kề thì bạn có thể làm thủ tục cấp đổi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất diện tích đất được xác định theo số liệu đo đạc thực tế.

Không đưa sổ đỏ ra để thi hành án có bị cưỡng chế thu hồi không?

Theo Khoản 2 Điều 106 Luật đất đai 2013 quy định các trường hợp thu hồi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất như sau:

– Nhà nước thu hồi toàn bộ diện tích đất trên Giấy chứng nhận đã cấp;

– Cấp đổi Giấy chứng nhận đã cấp;

– Người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất mà phải cấp mới Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;

– Giấy chứng nhận đã cấp không đúng thẩm quyền, không đúng đối tượng sử dụng đất, không đúng diện tích đất, không đủ điều kiện được cấp, không đúng mục đích sử dụng đất hoặc thời hạn sử dụng đất hoặc nguồn gốc sử dụng đất theo quy định của pháp luật đất đai, trừ trường hợp người được cấp Giấy chứng nhận đó đã thực hiện chuyển quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất theo quy định của pháp luật đất đai.

Như vậy, theo quy định trên thì trường hợp chủ sử dụng đất không giao giấy chứng nhận QSDĐ để thi hành án dân sự không thuộc trường hợp bị thu hồi.

Còn việc thi hành án, nếu người phải thi hành án không đưa giấy tờ để thi hành bán án thì Chấp hành viên sẽ ra quyết định cưỡng chế QSDĐ đó để thi hành án, theo quy định tại Luật thi hành án dân sự 2008.

Sổ đỏ có bảng tọa độ không giống với thực tế thì có được đính chính không?
Sổ đỏ có bảng tọa độ không giống với thực tế thì có được đính chính không?

Mua bán đất không có sổ đỏ thì có được cấp bìa không?

Theo Điều 188 Luật đất đai 2013 quy định điều kiện chuyển nhượng QSDĐ như sau:

– Có Giấy chứng nhận, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 186 và trường hợp nhận thừa kế quy định tại khoản 1 Điều 168 của Luật này;

– Đất không có tranh chấp;

– Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;

– Trong thời hạn sử dụng đất.

Theo thông tin bạn cung cấp gia đình anh Minh không có GCNQSDĐ (sổ đỏ) thì không đủ điều kiện chuyển nhượng, việc chuyển nhượng QSDĐ này cho bạn là vi phạm vào điều cấm của xã hội.

Mặt khác, theo Điều 123 Bộ luật dân sự 2015 quy định giao dịch dân sự bị vô hiệu do vi phạm vào điều cấm của Luật.

Vậy nên, hợp đồng của gia đình bạn thiết lập với anh Minh sẽ bị vô hiệu, và đất mà gia đình bạn mua đó sẽ không được cấp bìa đỏ (GCNQSDĐ).

Khi làm sổ đỏ phải nộp bản gốc hay bản sao giấy tờ?

Căn cứ Khoản 2 Điều 11 Thông tư 24/2014/TT-BTNMT được sửa đổi bởi Khoản 9 Điều 7 Thông tư 33/2017/TT-BTNMT về việc nộp giấy tờ khi thực hiện thủ tục đăng ký, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, cụ thể như sau:

2. Khi nộp các giấy tờ về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất theo quy định tại Điều 100 của Luật Đất đai, các Điều 18, 31, 32, 33 và 34 của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP, Khoản 16 Điều 2 của Nghị định số 01/2017/NĐ-CP (nếu có) để làm thủ tục đăng ký lần đầu hoặc đăng ký biến động theo quy định tại các Điều 8, 9, 9a, 9b và 10 của Thông tư này thì người nộp hồ sơ được lựa chọn một trong các hình thức sau:

a) Nộp bản sao giấy tờ đã có công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật về công chứng, chứng thực;

b) Nộp bản sao giấy tờ và xuất trình bản chính để cán bộ tiếp nhận hồ sơ kiểm tra đối chiếu và xác nhận vào bản sao;

c) Nộp bản chính giấy tờ.

Theo đó, khi nộp hồ sơ đề nghị cấp Sổ đỏ thì người sử dụng đất được lựa chọn một trong các hình thức nộp giấy tờ như nộp bản sao có công chứng hoặc chứng thực; nộp bản sao (bản photo không có công chứng, chứng thực) và xuất trình bản chính để đối chiếu; nộp bản chính.

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề “Sổ đỏ có bảng tọa độ không giống với thực tế thì có được đính chính không?”. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan như điều kiện cấp phép bay flycam, mẫu biên bản điều chỉnh hóa đơn điện tử ,tìm hiểu về hợp thức hóa lãnh sự tại Việt Nam, xin hợp pháp hóa lãnh sự ở Hà Nội, dịch vụ công chứng tại nhà của chúng tôi… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp. 

Để được tư vấn cũng như trả lời những thắc mắc của khách hàng trong và ngoài nước thông qua web Luatsux.vn, lsx.vn, web nước ngoài Lsxlawfirm,…

Hãy liên hệ: 0833.102.102.

Mời bạn xem thêm

Câu hỏi thường gặp

Muốn biết hồ sơ làm sổ đỏ lần đầu gồm những gì thì căn cứ vào đâu?

Muốn biết hồ sơ làm sổ đỏ lần đầu gồm những gì thì căn cứ theo Khoản 1 Điều 8 Thông tư 24/2014/TT-BTNMT được sửa đổi bởi Khoản 19 Điều 7 Thông tư 33/2017/TT-BTNMT và Khoản 7 Điều 1 Thông tư 09/2021/TT-BTNMT về hồ sơ nộp khi thực hiện thủ tục đăng ký, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất lần đầu.

bắt buộc đổi Sổ đỏ sang Sổ hồng hay không?

Khoản 2 Điều 97 Luật Đất đai 2013 quy định:
“Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng đã được cấp theo quy định của pháp luật về đất đai, pháp luật về nhà ở, pháp luật về xây dựng trước ngày 10 tháng 12 năm 2009 vẫn có giá trị pháp lý và không phải đổi sang Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; trường hợp người đã được cấp Giấy chứng nhận trước ngày 10 tháng 12 năm 2009 có nhu cầu cấp đổi thì được đổi sang Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của Luật này.”
Như vậy, Luật Đất đai không bắt buộc đổi Giấy chứng nhận có bìa màu đỏ và Sổ hồng cũ sang Sổ hồng mới (mẫu Giấy chứng nhận mới đang được cấp có màu hồng cánh sen – hay còn gọi là Sổ hồng mới).

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm