Đất thừa kế có phải đóng thuế hay không năm 2023?

bởi Hương Giang
Đất thừa kế có phải đóng thuế

Di sản thừa kế có thể được phân chia theo di chúc của người để lại di sản hoặc phân chia theo quy định pháp luật. Vào thời điểm mở thừa kế, người được hưởng di sản cần phải tiến hành thủ tục khai nhận di sản tại cơ quan có thẩm quyền. Song, ngoài quan tâm đến giá trị của phần di sản mình được hưởng thì người dân cũng cần nắm rõ các nghĩa vụ liên quan đến khối tài sản đó, đặc biệt là nghĩa vụ về thuế. Nhiều độc giả băn khoăn không biết theo quy định hiện nay, Đất thừa kế có phải đóng thuế hay không? Quy trình khai nhận di sản thừa kế được thực hiện như thế nào? Trường hợp nào được miễn thuế khi nhận tài sản thừa kế nhà đất? Sau đây, Luật sư X sẽ giúp quý bạn đọc làm rõ vấn đề này thông qua bài viết sau cùng những quy định liên quan. Hi vọng bài viết sẽ đem lại nhiều thông tin hữu ích cho quý bạn đọc.

Căn cứ pháp lý

Quy trình khai nhận di sản thừa kế như thế nào?

Thành phần hồ sơ

Theo quy định tại Điều 58 Luật Công chứng, để thực hiện công chứng Văn bản khai nhận di sản thừa kế, người yêu cầu công chứng phải chuẩn bị đầy đủ các loại giấy tờ sau đây:

  • Phiếu yêu cầu công chứng;
  • Bản sao di chúc nếu thừa kế theo di chúc hoặc giấy tờ chứng minh quan hệ giữa người để lại di sản và người yêu cầu công chứng nếu chia thừa kế theo pháp luật;
  • Giấy chứng tử hoặc giấy tờ khác chứng minh người để lại di sản đã chết; Giấy đăng ký kết hôn của người để lại di sản, giấy xác nhận tình trạng hôn nhân (nếu có)…
  • Dự thảo Văn bản khai nhận di sản thừa kế (nếu có);
  • Các giấy tờ nhân thân: Chứng minh nhân dân, Căn cước công dân hoặc hộ chiếu hoặc sổ hộ khẩu, sổ tạm trú… của người khai nhận di sản thừa kế;
  • Các giấy tờ về tài sản: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, đăng ký xe ô tô… Các giấy tờ khác về tình trạng tài sản chung/riêng như bản án ly hôn, văn bản tặng cho tài sản, thỏa thuận tài sản chung/riêng…
  • Hợp đồng ủy quyền (nếu có trong trường hợp nhiều người được nhận thừa kế nhưng không chia di sản)…

Trình tự thủ tục

Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ các hồ sơ, giấy tờ đã nêu ở trên

Lưu ý: Với những giấy tờ yêu cầu bản sao thì bắt buộc trước khi nhận Văn bản khai nhận di sản đã được công chứng phải mang theo bản chính để đối chiếu.

Bước 2: Tiến hành công chứng Văn bản khai nhận di sản

Sau khi nộp đủ hồ sơ, giấy tờ, Công chứng viên sẽ tiến hành xem xét, kiểm tra:

  • Nếu hồ sơ đầy đủ: Công chứng viên tiếp nhận, thụ lý và ghi vào sổ công chứng;
  • Nếu hồ sơ chưa đầy đủ: Công chứng viên hướng dẫn và yêu cầu bổ sung;
  • Nếu hồ sơ không có cơ sở để giải quyết: Công chứng viên giải thích lý do và từ chối tiếp nhận hồ sơ.

Bước 3: Niêm yết việc thụ lý Văn bản khai nhận di sản

Sau khi hồ sơ được tiếp nhận, tổ chức hành nghề công chứng sẽ tiến hành niêm yết công khai tại trụ sở của Ủy ban nhân dân (UBND) cấp xã nơi thường trú cuối cùng của người để lại di sản.

Đất thừa kế có phải đóng thuế
Đất thừa kế có phải đóng thuế

Trong trường hợp không xác định được nơi thường trú cuối cùng thì niêm yết tại nơi tạm trú có thời hạn cuối cùng của người đó. Thời gian niêm yết là 15 ngày.

Nội dung niêm yết phải nêu rõ:

  • Họ, tên người để lại di sản;
  • Họ, tên của những người khai nhận di sản;
  • Quan hệ của những người khai nhận di sản với người để lại di sản;
  • Danh mục di sản thừa kế.

Đặc biệt, trong thông báo niêm yết phải ghi rõ:

Nếu có khiếu nại, tố cáo về việc bỏ sót, giấu giếm người được hưởng di sản, bỏ sót người thừa kế, di sản thừa kế không thuộc quyền sở hữu, sử dụng của người để lại di sản thì khiếu nại, tố cáo đó phải gửi cho tổ chức hành nghề công chứng thực hiện niêm yết

Sau 15 ngày niêm yết, UBND cấp xã có trách nhiệm xác nhận việc niêm yết.

Lưu ý: Điều 18 Nghị định 29/2015/NĐ-CP quy định:

  • Nếu di sản có cả bất động sản và động sản hoặc chỉ có bất động sản thì phải niêm yết tại UBND nơi người để lại di sản thường trú và nơi có đất (nếu nơi có đất khác nơi thường trú của người này);
  • Nếu di sản chỉ có động sản, trụ sở tổ chức hành nghề công chức và nơi thường trú/nơi tạm trú cuối cùng của người để lại di sản không cùng tỉnh, thì có thể đề nghị UBND cấp xã nơi người để lại di sản thừa kế thường trú/tạm trú niêm yết.

Bước 4: Hướng dẫn ký Văn bản khai nhận di sản

Sau khi nhận được niêm yết mà không có khiếu nại, tố cáo thì tổ chức hành nghề công chứng thực hiện giải quyết hồ sơ:

  • Nếu đã có dự thảo Văn bản khai nhận: Công chứng viên kiểm tra các nội dung trong văn bản đảm bảo không có điều khoản vi phạm pháp luật, trái đạo đức xã hội…
  • Nếu chưa có dự thảo: Công chứng viên soạn thảo theo đề nghị của người khai nhận di sản. Sau khi soạn thảo xong, người thừa kế đọc lại nội dung, đồng ý và sẽ được Công chứng viên hướng dẫn ký vào Văn bản khai nhận di sản thừa kế.

Bước 5: Ký chứng nhận và trả kết quả

Công chứng viên yêu cầu người thừa kế xuất trình bản chính các giấy tờ đã nêu ở trên để đối chiếu trước khi ký xác nhận vào Lời chứng và từng trang của Văn bản khai nhận này.

Sau khi ký xong sẽ tiến hành thu phí, thù lao công chứng, các chi phí khác và trả lại bản chính Văn bản khai nhận cho người thừa kế.

Đất thừa kế có phải đóng thuế thu nhập cá nhân không?

Tài sản được nhận thừa kế là quyền sử dụng đất là một trong những đối tượng chịu thuế thu nhập cá nhân theo Điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC.

Người nhận thừa kế tài sản là đất đai có nghĩa vụ kê khai, đóng nộp thuế thu nhập cá nhân đầy đủ trước khi được cấp sổ đỏ cho phần tài sản nhận thừa kế.

Mức thuế suất thuế thu nhập cá nhân được tính là 10% giá trị tài sản nhận thừa kế theo quy định tại khoản 2 Điều 16 Thông tư 111/2013/TT-BTC.

Tuy nhiên, nếu việc nhận thừa kế (thừa kế theo di chúc, thừa kế theo pháp luật) được thực hiện giữa anh chị em ruột, bố mẹ và con… như quy định tại điểm d khoản 1 Điều 3 Thông tư 111/2013/TT-BTC thì người nhận thừa kế không phải nộp thuế thu nhập cá nhân:

d) Thu nhập từ nhận thừa kế, quà tặng là bất động sản (bao gồm cả nhà ở, công trình xây dựng hình thành trong tương lai theo quy định của pháp luật về kinh doanh bất động sản) giữa: vợ với chồng; cha đẻ, mẹ đẻ với con đẻ; cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi; cha chồng, mẹ chồng với con dâu; cha vợ, mẹ vợ với con rể; ông nội, bà nội với cháu nội, ông ngoại, bà ngoại với cháu ngoại; anh chị em ruột với nhau.

Theo quy định trên, suy ra:

  • Phần tài sản là quyền sử dụng đất mà bạn được nhận thừa kế từ ba mẹ bạn (dù là thừa kế theo di chúc hay theo pháp luật) thì đều được miễn thuế thu nhập cá nhân;
  • Để được miễn thuế thu nhập cá nhân thì bạn cũng cần phải chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định pháp luật. Hồ sơ gồm:
  • Giấy khai sinh của bạn;
  • Giấy chứng tử của ba mẹ bạn;
  • Giấy tờ nhân thân của bạn;

Chi cục trưởng chi cục thuế có thẩm quyền quyết định miễn thuế thu nhập cá nhân cho bạn trong trường hợp bạn đủ điều kiện và có đầy đủ hồ sơ theo quy định pháp luật. 

Kết luận: Người nhận thừa kế đất có phải đóng thuế thu nhập cá nhân dù là thừa kế theo pháp luật hay theo di chúc. Thuế suất áp dụng cho trường hợp nhận thừa kế quyền sử dụng đất là 10% giá trị tài sản.

Tuy nhiên, nếu việc nhận thừa kế là từ bố mẹ để lại cho con thì người được nhận thừa kế được miễn thuế thu nhập cá nhân (không phải đóng thuế thu nhập cá nhân).

Người nhận thừa kế phải chuẩn bị hồ sơ, giấy tờ để xác minh thuộc trường hợp được miễn thuế thu nhập cá nhân như chúng tôi đã nêu trên để được miễn loại thuế này.

Đất thừa kế có phải đóng thuế sử dụng đất không?

Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp là loại thuế được kê khai, đóng nộp tương ứng với phần diện tích đất phi nông nghiệp và tài sản gắn liền với đất. Việc kê khai, đóng nộp loại thuế này được thực hiện theo quy định tại Luật Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp 2010 và các văn bản khác có liên quan.

Theo đó, thuế sử dụng đất phi nông nghiệp là khoản thuế được kê khai, đóng nộp hàng năm và được tính đóng kể từ thời điểm người sử dụng đất bắt đầu sử dụng đất theo quy định pháp luật. Cũng có nghĩa là tại thời điểm nhận thừa kế, nếu ba mẹ bạn chưa hoàn thành nghĩa vụ tài chính là đóng nộp khoản thuế này thì những người nhận thừa kế phải có nghĩa vụ đóng nộp theo quy định pháp luật trước khi nhận thừa kế (Điều 168 Luật Đất đai 2013).

Mặt khác, Điều 9 Luật Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp 2010, những trường hợp được miễn thuế sử dụng đất phi nông nghiệp gồm:

Điều 9. Miễn thuế

  1. Đất của dự án đầu tư thuộc lĩnh vực đặc biệt khuyến khích đầu tư; dự án đầu tư tại địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn; dự án đầu tư thuộc lĩnh vực khuyến khích đầu tư tại địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn; đất của doanh nghiệp sử dụng trên 50% số lao động là thương binh, bệnh binh.
  1. Đất của cơ sở thực hiện xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường.
  2. Đất xây dựng nhà tình nghĩa, nhà đại đoàn kết, cơ sở nuôi dưỡng người già cô đơn, người khuyết tật, trẻ mồ côi; cơ sở chữa bệnh xã hội.
  3. Đất ở trong hạn mức tại địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn.
  4. Đất ở trong hạn mức của người hoạt động cách mạng trước ngày 19/8/1945; thương binh hạng 1/4, 2/4; người hưởng chính sách như thương binh hạng 1/4, 2/4; bệnh binh hạng 1/3; anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân; mẹ Việt Nam anh hùng; cha đẻ, mẹ đẻ, người có công nuôi dưỡng liệt sĩ khi còn nhỏ; vợ, chồng của liệt sĩ; con của liệt sĩ được hưởng trợ cấp hàng tháng; người hoạt động cách mạng bị nhiễm chất độc da cam; người bị nhiễm chất độc da cam mà hoàn cảnh gia đình khó khăn.
  5. Đất ở trong hạn mức của hộ nghèo theo quy định của Chính phủ.
  6. Hộ gia đình, cá nhân trong năm bị thu hồi đất ở theo quy hoạch, kế hoạch được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt thì được miễn thuế trong năm thực tế có thu hồi đối với đất tại nơi bị thu hồi và đất tại nơi ở mới.
  7. Đất có nhà vườn được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận là di tích lịch sử – văn hóa.
  8. Người nộp thuế gặp khó khăn do sự kiện bất khả kháng nếu giá trị thiệt hại về đất và nhà trên đất trên 50% giá tính thuế.

Từ những phân tích, căn cứ pháp luật nêu trên, diện tích đất nhận thừa kế không thuộc trường hợp được miễn tiền thuế sử dụng đất phi nông nghiệp. Nói cách khác, những người nhận thừa kế đất có nghĩa vụ kê khai, đóng nộp tiền thuế sử dụng đất phi nông nghiệp tại thời điểm được nhận quyền sử dụng đất thừa kế.

Người nhận thừa kế đất có nghĩa vụ kê khai, đóng nộp tiền thuế sử dụng đất phi nông nghiệp tại thời điểm thực hiện đăng ký biến động đất đai theo quy định pháp luật.

Như vậy, người nhận thừa kế đất có phải đóng thuế sử dụng đất phi nông nghiệp tại thời điểm nhận quyền sử dụng đất. Thông thường, việc kê khai, đóng nộp thuế sử dụng đất phi nông nghiệp được thực hiện cùng thời điểm người nhận thừa kế đăng ký biến động, sang tên đất thừa kế.

Trường hợp nào được miễn thuế khi nhận tài sản thừa kế nhà đất?

Theo quy định tại Thông tư số 111/2013/TT-BTC ngày 15 tháng 08 năm 2013, thu nhập từ nhận thừa kế nhà đất giữa các đối tượng sau sẽ được miễn thuế thu nhập cá nhân, gồm:

– Vợ hưởng thừa kế nhà đất do chồng để lại hoặc ngược lại;

– Con hưởng thừa kế nhà đất từ cha, mẹ đẻ và ngược lại;

– Con nuôi hưởng thừa kế của cha, mẹ nuôi và ngược lại;

– Con dâu, con rể hưởng thừa kế nhà đất từ cha, mẹ chồng hoặc cha, mẹ vợ và ngược lại;

– Cháu nội, cháu ngoại hưởng thừa kế của ông bà nội hoặc ông bà ngoại và ngược lại;

– Anh chị em ruột hưởng thừa kế của nhau.

Lưu ý: Dù được miễn thuế thu nhập cá nhân từ thừa kế nhà đất, thì người nhận thừa kế vẫn phải thực hiện thủ tục kê khai với cơ quan thuế.

Mời bạn xem thêm

Khuyến nghị

Luật sư X là đơn vị pháp lý đáng tin cậy, những năm qua luôn nhận được sự tin tưởng tuyệt đối của quý khách hàng. Với vấn đề Đất thừa kế có phải đóng thuế chúng tôi cung cấp dịch vụ quyết toán thuế Công ty Luật sư X luôn hỗ trợ mọi thắc mắc, loại bỏ các rủi ro pháp lý cho quý khách hàng.

Thông tin liên hệ

Luật sư X đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Đất thừa kế có phải đóng thuế”. Ngoài ra, chúng tôi  có hỗ trợ dịch vụ pháp lý khác liên quan đến tư vấn pháp lý về chi phí ly hôn thuận tình. Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833.102.102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.

Câu hỏi thường gặp

Được thừa kế đất của hộ gia đình thì chia tài sản như thế nào?

Căn cứ Khoản 29 Điều 3 Luật đất đai 2013 quy định về đất của hộ gia đình như sau:
Hộ gia đình sử dụng đất là những người có quan hệ hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình, đang sống chung và có quyền sử dụng đất chung tại thời điểm được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất; nhận chuyển quyền sử dụng đất.
Như vậy, đất của hộ gia đình là đất có quyền sử dụng chung không thuộc bất kỳ một quyền sở hữu riêng của ai. Chính vì vậy mảnh đất này không thuộc quyền sở hữu toàn bộ của mẹ bạn mà chỉ là một phần nên khi chia thừa kế cho anh trai bạn, anh trai bạn cũng chỉ sẽ nhận được một phần mà mẹ bạn sở hữu.

Người thừa kế quyền sử dụng đất không phụ thuộc vào nội dung của di chúc theo luật dân sự như thế nào?

Trong trường hợp họ không được người lập di chúc về thừa kế đất đai cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất theo pháp luật về thừa kế thì những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật.
Những người này gồm Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng; Con thành niên mà không có khả năng lao động. quy định này không áp dụng đối với người từ chối nhận di sản hoặc thuộc trường hợp không được hưởng di sản.

Cá nhân sử dụng đất thừa kế nhưng chưa sang tên có phải nộp tiền sử dụng đất không?

Trường hợp bạn nhận thừa kế đất mà chưa sang tên với điều kiện đất đó không có tranh chấp thì khi bạn được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất bạn không phải nộp tiền sử dụng đất.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm