Xin chào Luật sư, tôi hiện đang là kế toán tại một công ty chuyên về ngành hàng sản xuất thức ăn chăn nuôi cho cá. Tôi có một số thắc mắc liên quan đến vấn đề thuế suất. Chúng tôi có nhập một lô hàng là ngô và lúa mì để làm nguyên vật liệu sản xuất nhưng hiện tại hai mặt hàng này đều được hỗ trợ không cần chịu thuế giá trị gia tăng để hỗ trợ người lao động tăng gia sản xuất. Tôi muốn hỏi luật sư là đầu vào không chịu thuế đầu ra có chịu thuế không? Tôi xin chân thành cảm ơn.
Cảm ơn bạn đã đặt câu hỏi cho LSX. Vấn đề của bạn sẽ được chúng tôi giải đáp qua bài viết “Đầu vào không chịu thuế đầu ra có chịu thuế không?” dưới đây.
Căn cứ pháp lý
Đầu vào không chịu thuế đầu ra có chịu thuế không?
Đầu vào trong trường hợp này được hiểu là thuế giá trị gia tăng đầu vào. Trong một vài trường hợp doanh nghiệp sẽ không phải chịu thuế giá trị gia tăng đầu vào. Điều này sẽ được áp dụng trong một số mặt hàng và một số trường hợp nhất định. Chúng ta có thể hiểu nếu không áp dụng thuế giá trị gia tăng đầu vào thì đối với đầu ra chúng ta sẽ không phải thực hiện kê khai khoản thuế của những loại hàng hóa này và không được khấu trừ thuế giá trị gia tăng trong trường hợp này.
Tại khoản 7 Điều 14 Thông tư 219/2013/TT-BTC có quy định nguyên tắc khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào như sau:
Nguyên tắc khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào
…
- Thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ sử dụng cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế GTGT hướng dẫn tại Điều 4 Thông tư này không được khấu trừ, trừ các trường hợp sau:
a) Thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ mà cơ sở kinh doanh mua vào để sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ cung cấp cho tổ chức, cá nhân nước ngoài, tổ chức quốc tế để viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại hướng dẫn tại khoản 19 Điều 4 Thông tư này được khấu trừ toàn bộ;
b) Thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ sử dụng cho hoạt động tìm kiếm, thăm dò, phát triển mỏ dầu khí đến ngày khai thác đầu tiên hoặc ngày sản xuất đầu tiên được khấu trừ toàn bộ.
Như vậy, dịch vụ không chịu thuế GTGT không được khấu trừ thuế GTGT đầu vào. Tuy nhiên 2 dịch vụ không chịu thuế GTGT vẫn được khấu trừ thuế GTGT đầu vào bao gồm:
- Thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ mà cơ sở kinh doanh mua vào để sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ cung cấp cho tổ chức, cá nhân nước ngoài, tổ chức quốc tế để viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại hướng dẫn tại khoản 19 Điều 4 Thông tư 219/2013/TT-BTC được khấu trừ toàn bộ;
- Thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ sử dụng cho hoạt động tìm kiếm, thăm dò, phát triển mỏ dầu khí đến ngày khai thác đầu tiên hoặc ngày sản xuất đầu tiên được khấu trừ toàn bộ.
Để được khấu trừ thuế GTGT đầu vào thì phải đáp ứng điều kiện gì?
Không phải doanh nghiệp nào cũng được khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào. Nhiều trường hợp dù là cùng một mặt hàng nhưng lại không được áp dụng thuế giá trị gia tăng đầu vào. Vậy lúc nào thì sẽ được áp dụng không tính thuế giá trị gia tăng đầu vào? Đầu tiên để được khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào cần phải có căn cứ tính thuế đối với doanh nghiệp. Căn cứ tính thuế trong trường hợp này là hóa đơn mua bán hàng hóa có thu thuế giá trị gia tăng được xuất bởi doanh nghiệp cung cấp hàng hóa dịch vụ của doanh nghiệp.
Tại khoản 2 Điều 12 Luật Thuế giá trị gia tăng 2008 được sửa đổi bởi khoản 6 Điều 1 Luật Thuế giá trị gia tăng sửa đổi năm 2013 có quy định điều kiện khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào được quy định như sau:
Khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào
- Cơ sở kinh doanh nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ thuế được khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào như sau:
a) Thuế giá trị gia tăng đầu vào của hàng hóa, dịch vụ sử dụng cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng được khấu trừ toàn bộ, kể cả thuế giá trị gia tăng đầu vào không được bồi thường của hàng hoá, dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng bị tổn thất;
b) Thuế giá trị gia tăng đầu vào của hàng hoá, dịch vụ sử dụng đồng thời cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế và không chịu thuế thì chỉ được khấu trừ số thuế giá trị gia tăng đầu vào của hàng hoá, dịch vụ sử dụng cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng. Cơ sở kinh doanh phải hạch toán riêng thuế giá trị gia tăng đầu vào được khấu trừ và không được khấu trừ; trường hợp không hạch toán riêng được thì thuế đầu vào được khấu trừ tính theo tỷ lệ % giữa doanh thu của hàng hóa, dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng so với tổng doanh thu hàng hoá, dịch vụ bán ra;
… - Điều kiện khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào được quy định như sau:
a) Có hoá đơn giá trị gia tăng mua hàng hoá, dịch vụ hoặc chứng từ nộp thuế giá trị gia tăng ở khâu nhập khẩu;
b) Có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt đối với hàng hóa, dịch vụ mua vào, trừ hàng hoá, dịch vụ mua từng lần có giá trị dưới hai mươi triệu đồng;
c) Đối với hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu, ngoài các điều kiện quy định tại điểm a và điểm b khoản này còn phải có: hợp đồng ký kết với bên nước ngoài về việc bán, gia công hàng hoá, cung ứng dịch vụ; hoá đơn bán hàng hoá, dịch vụ; chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt; tờ khai hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu.
Việc thanh toán tiền hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu dưới hình thức thanh toán bù trừ giữa hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu với hàng hóa, dịch vụ nhập khẩu, trả nợ thay Nhà nước được coi là thanh toán không dùng tiền mặt.
Như vậy, để được khấu trừ thuế GTGT đầu vào thì phải đáp ứng điều kiện như sau:
- Có hoá đơn giá trị gia tăng mua hàng hoá, dịch vụ hoặc chứng từ nộp thuế giá trị gia tăng ở khâu nhập khẩu;
- Có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt đối với hàng hóa, dịch vụ mua vào, trừ hàng hoá, dịch vụ mua từng lần có giá trị dưới hai mươi triệu đồng;
- Đối với hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu, ngoài 2 điều kiện trên còn phải có:
- Hợp đồng ký kết với bên nước ngoài về việc bán, gia công hàng hoá, cung ứng dịch vụ;
- Hoá đơn bán hàng hoá, dịch vụ; chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt; tờ khai hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu.
Cơ sở kinh doanh nào đăng ký tự nguyện áp dụng phương pháp khấu trừ thuế?
Khi bạn kinh doanh sản xuất hàng hóa dịch vụ thì nên tìm hiểu xem doanh nghiệp của mình hiện tại có nằm trong trường hợp được áp dụng khấu trừ thuế giá trị gia tăng không để chủ động bảo vệ quyền lợi của mình. Hiện nay doanh nghiệp, hợp tác xã có doanh thu dưới 1 tỷ đồng trên năm có thể được khấu trừ thuế khi đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của mình như kế toán, sổ sách, hóa đơn và chứng từ theo quy định của luật thuế giá trị gia tăng hiện nay. Chi tiết vấn đề này mời bạn tham khảo thông tin dưới đây.
Tại Điều 7 Nghị định 209/2013/NĐ-CP quy định về cơ sở kinh doanh đăng ký tự nguyện áp dụng phương pháp khấu trừ thuế gồm có:
– Doanh nghiệp, hợp tác xã đang hoạt động có doanh thu hàng năm từ bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ dưới một tỷ đồng đã thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, sổ sách, hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật về kế toán, hóa đơn, chứng từ;
– Doanh nghiệp mới thành lập từ dự án đầu tư của cơ sở kinh doanh đang hoạt động nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ;
– Doanh nghiệp, hợp tác xã mới thành lập có thực hiện đầu tư, mua sắm tài sản cố định, máy móc, thiết bị, tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam theo hợp đồng nhà thầu, hợp đồng nhà thầu phụ theo hướng dẫn của Bộ Tài chính;
– Tổ chức kinh tế khác hạch toán được thuế giá trị gia tăng đầu vào, đầu ra.
Mời bạn xem thêm
- Chính sách miễn thuế cho hộ kinh doanh cá thể như thế nào?
- Chi phí không hợp lý có được khấu trừ thuế GTGT không?
- Thử việc có bị trừ 10% thuế TNCN không?
Khuyến nghị
LSX tự hào là hệ thống công ty Luật cung cấp các dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Với vấn đề trên, công ty chúng tôi cung cấp dịch vụ quyết toán thuế đảm bảo hiệu quả với chi phí hợp lý nhằm hỗ trợ tối đa mọi nhu cầu pháp lý của quý khách hàng, tránh các rủi ro phát sinh trong quá trình thực hiện.
Thông tin liên hệ:
Trên đây là nội dung liên quan đến vấn đề “Đầu vào không chịu thuế đầu ra có chịu thuế không?” Nếu quý khách hàng đang có bất kỳ băn khoăn hay thắc mắc đến dịch vụ tư vấn pháp lý làm sổ đỏ hết bao nhiêu tiền cần được giải đáp, các Luật sư, luật gia chuyên môn sẽ tư vấn, giúp đỡ tận tình, hãy gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được tư vấn nhanh chóng, hiệu quả.
Câu hỏi thường gặp
Theo quy định tại Điều 9, Thông tư 219/2013/TT-BTC, có 4 nhóm đối tượng được áp dụng mức thuế suất 0%. Cụ thể là:
Hàng hóa dịch vụ dùng cho xuất khẩu ra nước ngoài;
Hoạt động xây dựng, lắp đặt cho các công trình nước ngoài và khu phi thuế quan;
Vận tải quốc tế;
Các đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng xuất khẩu.
Tương tự như trường hợp hóa đơn không chịu thuế GTGT và hóa đơn không phải kê khai, tính nộp thuế GTGT, hóa đơn chịu thuế suất 0% cũng có thuế GTGT đầu ra, hay thuế GTGT phải nộp bằng 0.
Tuy nhiên, hóa đơn đầu vào thuế suất 0% có phải kê khai và được khấu trừ hay không lại là một vấn đề khác. Theo đó, bên cạnh hóa đơn đầu vào không chịu thuế GTGT, các trường hợp hóa đơn chịu thuế GTGT 0% cũng sẽ được khấu trừ thuế GTGT đầu vào.
Theo đó, đối với hóa đơn đầu vào thuế suất 0%, nếu đủ điều kiện khấu trừ thuế GTGT thì sẽ tiến hành kê ở Mục I.1, Mẫu 01/GTGT ban hành kèm theo Thông tư 80/2021/TT-BTC.
Cụ thể, do hóa đơn đầu vào có thuế suất 0% nên chỉ cần kê khai Số tiền giá trị hàng hóa, dịch vụ vào Chỉ tiêu 23 trên tờ khai này.
Ngoài ra, theo quy định tại Điều 4, Thông tư 39/2014/TT-BTC: “Đối với hóa đơn GTGT, ngoài dòng đơn giá là giá chưa có thuế GTGT, phải có dòng thuế suất thuế GTGT, tiền thuế GTGT, tổng số tiền phải thanh toán ghi bằng số và bằng chữ.”
Vậy nên, khi kê khai hóa đơn đầu vào thuế suất 0%, bạn cần thực hiện kê khai theo đúng quy định. Tại dòng thuế suất sẽ ghi: 0%, Dòng số thuế GTGT ghi: 0.